Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nguyên nhân khiến năng suất làm việc của người Việt Nam thấp

Tác giả: Nguyễn Thơm

Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Năng suất làm việc tác động lớn tới sự phát triển kinh tế cũng như đời sống người dân các nước. Tuy nhiên, đất nước Việt Nam chúng ta vẫn có năng suất làm việc ở mức thấp. Vậy làm thế nào để cải thiện được năng suất làm việc của người Việt Nam. Cùng tìm hiểu bài viết.

1. Tổng quan về năng suất làm việc của người Việt Nam

Việt Nam là đất nước có năng suất làm việc thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê, năng suất làm việc nước ta chỉ bằng 7% của Singapore, bằng 17,6% so với Malaysia và chỉ bằng 89,1% so với người hàng xóm Lào. 

Lấy một ví dụ thực tế: Khi người Singapore làm việc trong một ngày, họ sản xuất được 100 cái áo thì người Việt Nam mới sản xuất được 7 cái. Đủ có thể thấy được sự chênh lệch rất lớn trong năng suất làm việc của người dân Việt. 

Việt Nam có năng suất làm việc thấp nhất trong khu vực
Việt Nam có năng suất làm việc thấp nhất trong khu vực

Một số những lĩnh vực có năng suất đáng báo động là vận tải, truyền thông, công nghiệp chế biến và xây dựng. Một số ngành có năng suất ổn định hơn là khai khoáng, các dịch vụ cộng đồng, tài chính, văn phòng và bất động sản. 

Các năm về trước khi các anh bạn Lào, Campuchia còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu do chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thì bây giờ Việt Nam lại càng gia tăng khoảng cách kinh tế với họ. Điều này đặt ra những thách thức cho các cấp lãnh đạo và người dân cần phải tìm ra nguyên do và các giải pháp xử lý trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia để theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Nguyên nhân khiến năng suất làm việc của người Việt Nam bị hạn chế

2.1. Cơ cấu kinh tế

Mặc dù đã nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, nhưng cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn chuyển đổi rất chậm. Công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm khoảng 34%, lĩnh vực dịch vụ chiếm gần 42%. Người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều. 

Cơ cấu kinh tế còn tập trung nhiều trong nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế còn tập trung nhiều trong nông nghiệp

Trong khi đó, các nước trên thế giới đang bùng nổ chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hướng tới trở thành nước phát triển. Trong nhiều năm nỗ lực, dù đã có những điểm nhấn nhất định trong nền kinh tế thị trường về mức độ phát triển kinh tế. Nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng mục tiêu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ. 

2.2. Cơ cấu lao động

Vốn dĩ Việt Nam ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lúa nước trong nhiều năm. Chính vì thế mà có tới 70% người dân làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung nhiều như thế nhưng năng suất mang lại không cao.

Lao động làm trong nông lâm nghiệp nhiều nhưng năng suất thấp
Lao động làm trong nông lâm nghiệp nhiều nhưng năng suất thấp

Người dân còn áp dụng các phương thức trồng trọt theo hộ gia đình, các phương pháp trồng trọt lạc hậu, ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố tự nhiên như mưa, gió, bão, lũ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, hiện tượng bỏ ruộng, bỏ đất ngày càng nhiều. Người dân tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để trồng cấy nhưng lại không mang lại hiệu quả cao. Thay vì tìm cách để cải thiện tình trạng năng suất thấp thì người dân thường sẽ bỏ ruộng không và chuyển dịch sang làm việc tại các lĩnh vực khác. Do đó, hiệu quả làm việc đã thấp, nay lại càng thấp hơn. 

2.3. Công nghệ lạc hậu

Có một số bài báo đã ví Việt Nam giống như một bãi rác thải công nghệ. Thật đáng buồn, nhưng nó lại là sự thật. Tại sao họ lại nói như vậy? 

Công nghệ của Việt Nam được đánh giá là thụt lùi 30 năm so với các nước phát triển. Để hình dung rõ hơn thì tôi sẽ đưa một ví dụ thực tế: những máy móc, thiết bị chúng ta đang sử dụng trong năm nay thì đã được các quốc gia khác sử dụng từ 30 năm về trước. 

Khi các quốc gia đó khai thác hết tiềm năng và đã nghiên cứu ra các máy móc công nghệ mới thì Việt Nam mới bắt đầu tiếp cận và mua lại những máy móc đó để áp dụng cho các doanh nghiệp của mình. Cứ như thế, đất nước chúng ta mãi chẳng đuổi kịp công nghệ nước bạn. 

Công nghệ Việt Nam còn lạc hậu
Công nghệ Việt Nam còn lạc hậu

Trong khi nước ta tưới rau bằng xô chậu thì các nước phát triển đã sử dụng máy bơm, khi nước ta sử dụng máy bơm thì các nước phát triển đã sử dụng hệ thống tưới tự động. Và còn nhiều các ví dụ khác về sự lạc hậu trong công nghệ của Việt Nam. 

Công nghệ chính là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới năng suất làm việc của người lao động. Công nghệ càng hiện đại, sức người bỏ ra càng ít đi mà năng suất làm việc lại tăng lên. Do đó, cải thiện công nghệ chính là bước tiến lớn trong năng suất làm việc. 

2.4. Chất lượng trong đào tạo lao động

Cơ cấu nhân lực Việt Nam làm việc trong lĩnh vực làm việc giản đơn còn khá nhiều. Họ thường làm việc theo sự chỉ dẫn của những người chỉ dạy mà không thông qua đào tạo hay trường lớp. Vì thế mà người lao động không hiểu được bản chất, nguyên lý của công việc, họ chỉ biết làm việc theo quy trình mà không hề có sự sáng tạo hay phát triển. 

Trong khi đó, công nghệ tin học 4.0 tại các quốc gia trên thế giới phát triển như vũ bão, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này lại vô cùng hạn hẹp, chưa có những người nghiên cứu và làm việc chuyên sâu. Việt Nam còn phải mất nhiều chi phí cho việc thuê những chuyên gia và người làm việc trên thế giới về để vận hành công nghệ. 

2.5. Quy mô doanh nghiệp và quản lý

Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ, doanh nghiệp gia đình, họ có tiềm lực kinh tế thấp nên việc áp dụng các chính sách về công nghệ hay nhân lực còn rất hạn chế. 

Các doanh nghiệp hầu hết có quy mô nhỏ
Các doanh nghiệp hầu hết có quy mô nhỏ

Sự quản lý của các lãnh đạo trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn tới năng suất làm việc của nhân viên. Có những cá nhân giỏi chuyên môn nhưng lại không giỏi quản lý gây ảnh hưởng tới việc thúc đẩy tinh thần làm việc, tạo động lực cho các nhân viên trong công ty. 

3. Cải thiện năng suất làm việc của người Việt như thế nào? 

Áp dụng công nghệ nhiều hơn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân chuyển dịch cơ cấu việc làm sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh công tác dạy nghề, đào tạo chuyên sâu, tìm kiếm việc làm cho người dân để họ sẵn sàng làm việc trong một lĩnh vực công nghệ mới. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phần mềm phân công công việc để tăng thêm hiệu quả trong việc quản lý người lao động. 

Áp dụng công nghệ để cải thiện năng suất làm việc
Áp dụng công nghệ để cải thiện năng suất làm việc

Đồng thời, bản thân mỗi người cần phải cố gắng hơn, nhiệt huyết hơn, sáng tạo hơn trong công việc. Mỗi người là một giọt nước nhưng toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết thì mới có thể giúp phát triển đất nước. Dù dịch bệnh vẫn còn kéo dài, đây chính là thách thức và cơ hội để chúng ta nghiên cứu, học tập nhiều hơn để phát triển bản thân, là tiền đề để phát triển công việc sau này. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về năng suất làm việc của người Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm hiểu biết và có động lực hơn trong cải thiện năng suất làm việc của mình.

Thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay và mục tiêu sắp tới

Bài viết dưới đây sẽ nêu khái quát về thực trạng nền kinh tế Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế. Click ngay để xem tin. 

Thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;