
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Phạm Thu Phương
Bộ môn nghệ thuật thứ bảy luôn có một vai trò rất lớn đối với cuộc sống của chính những người làm nghề, mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều khán giả. Dành cho những bạn sinh viên học về điện ảnh mới ra trường, bài viết dưới đây của timviec365.vn sẽ trình bày những thông tin để các bạn hiểu rõ hơn ngành công nghiệp điện ảnh là gì, cũng như cơ hội việc làm trong ngành này như thế nào nhé!
Ngành công nghiệp điện ảnh là các tổ chức công nghệ và thương mại phục vụ cho việc làm phim, tức là các công ty sản xuất phim, hãng phim, quay phim, sản xuất phim, biên kịch, tiền sản xuất, hậu kỳ, liên hoan phim, phân phối. Bao gồm cả các diễn viên, đạo diễn phim và các nhân viên đoàn phim khác.
Mặc dù chi phí liên quan đến việc làm phim gần như ngay lập tức khiến việc sản xuất phim phải tập trung dưới sự bảo trợ của các công ty sản xuất thường trực, những tiến bộ về thiết bị làm phim giá cả phải chăng và mở rộng cơ hội thu được vốn đầu tư từ bên ngoài ngành công nghiệp điện ảnh, đã cho phép sản xuất phim độc lập phát triển.
Để hiểu rõ hơn ngành công nghiệp điện ảnh là gì, các bạn sẽ cần có kiến thức về quy trình để tạo nên một bộ phim. Những yếu tố quan trọng nhất bao gồm kịch bản, nhà sản xuất và phân phối.
Kịch bản có thể coi như là trái tim của một bộ phim, nếu không có kịch bản, đồng nghĩa rằng phim sẽ không tồn tại. Vì vậy, một nhà văn, nhà biên kịch phải sáng tạo và đổ toàn bộ chất xám của họ vào từng trang giấy. Kịch bản có thể đến từ bất cứ đâu, đó có thể là một cuốn sách chuyển thể, câu chuyện về cuộc đời của một ai đó hoặc một tác phẩm sáng tạo đích thực.
Mục tiêu của nhà biên kịch sẽ là nghĩ ra một kịch bản tuyệt vời mà họ có thể bán và thực hiện nó. Một nhà văn nhằm mục đích bán kịch bản của họ cho một nhà sản xuất thông qua một hợp đồng. Người này sẽ nhận được một khoản thanh toán ban đầu để bên sản xuất có quyền phát triển, nghĩa là thay đổi kịch bản và nếu ngày quay đầu tiên diễn ra với sự đồng thuận từ các phía, quyền sở hữu sẽ được chuyển cho nhà sản xuất với một khoản phí bổ sung.
Xem thêm: Ngành Diễn viên điện ảnh – nghề của hào quang vây quanh
Nhà sản xuất là người bỏ tiền ra mua kịch bản, thuê đạo diễn, diễn viên, ê-kíp và tổ chức thực hiện và bán phim. Người sản xuất thường được thuê bởi một công ty sản xuất hoặc chính là người chủ của công ty đó. Các công ty sản xuất thường được cho là độc lập, điều này thực sự có nghĩa là họ không có hợp đồng phân phối với một hãng phim lớn nào khác.
Một khi nhà sản xuất đã mua được kịch bản, việc cuối cùng của họ là bán bộ phim đã hoàn thành cho một nhà phân phối với giá cao hơn số tiền họ đầu tư. Nhưng dĩ nhiên, để đầu tư cho một bộ phim là chuyện không hề đơn giản, chưa kể đến việc nhà phân phối có chịu mua hay không.
Một nhà sản xuất mới ít danh tiếng sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn trong việc làm phim, đặc biệt là vấn đề huy động tài chính, thường thì họ có thể từ tiết kiệm cá nhân, đầu tư tư nhân,... Ngược lại, các nhà sản xuất có danh tiếng tốt hơn có thể giải quyết mọi việc theo một cách khác. Họ có thể liên hệ với người đại diện của một diễn viên mong muốn, gửi kịch bản và đưa ra đề nghị tài chính cho họ, quan trọng là trả chậm cho đến khi bắt đầu quay.
Tuy nhiên, cho đến khi một nhà sản xuất có được danh tiếng, áp lực tài chính vẫn là một trở ngại khổng lồ đối với những nhà sản xuất. Giải pháp ở đây chính là hãy thực hiện một bộ phim với kinh phí thấp nhất có thể. Các bạn nên nhớ rằng, một bộ phim, sản phẩm nghệ thuật đầu tư ít kinh phí chưa chắc đã là một sản phẩm kém chất lượng. Quan trọng nhất là đội ngũ thực hiện phải bù lại bằng rất rất nhiều chất xám và tâm huyết.
Làm thế nào để giảm thiểu chi phí làm phim? Việc tiết kiệm ở đây chỉ có thể dành cho không gian thực hiện cảnh quay và diễn viên. Và một gợi ý cho các nhà sản xuất tiềm năng là một bộ phim kinh dị khép kín. Khi này, chỉ cần đầu một địa điểm (một ngôi nhà / studio), năm hoặc sáu diễn viên xinh đẹp, trẻ trung, vô danh bị mắc kẹt trong đó, một người đàn ông đeo mặt nạ. Một mẫu phim tương đối quen thuộc nhưng nếu xây dựng tốt vẫn hoàn toàn có thể trở thành một hiện tượng.
Một nhà sản xuất vĩ đại có khả năng kiếm tiền khổng lồ, nhưng cũng có khả năng phá sản rất nhanh. Với hầu hết rủi ro của một bộ phim trên vai của họ, đó chắc chắn là một công việc cực kỳ căng thẳng. Vì phần lớn các nhà sản xuất là lao động tự do, nên việc làm một bộ phim trong thời gian quá dài mà không đạt được doanh thu như mong đợi, có thể khiến rất nhiều người sụp đổ.
Đây là một sự cố điển hình, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi dịch bệnh Covid hoành hành. Những bộ phim được sản xuất, bất kể ở Việt Nam hay trên thế giới cũng đều gặp khó khăn. Bên cạnh những thành công vang dội như Bố Già, thì vẫn còn đó hàng chục, hàng trăm bộ phim vật lộn, xoay xở để chờ đến ngày ra rạp. Đây có thể coi như tai nạn của ngành công nghiệp điện ảnh và những người đã, đang và sắp làm nghề đều phải thích nghi.
Xem thêm: Việc làm nghệ thuật điện ảnh
Vai trò của công ty phân phối là đưa bộ phim hoàn chỉnh vào rạp chiếu phim hoặc phát hành trên truyền hình. Họ có lợi thế là biết rõ ngân sách, diễn viên và đôi khi đã xem toàn bộ bộ phim hoàn chỉnh trước khi đầu tư, vì vậy một nhà phân phối dày dạn kinh nghiệm có thể kiếm được một món hời và kiếm được lợi nhuận kếch xù.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu không có nhà phân phối nào quan tâm đến bộ phim của bạn? Câu trả lời chính là các liên hoan phim. Thực chất, không có gì đảm bảo rằng phim của bạn sẽ được chọn để giới thiệu, nhưng ít nhất nó sẽ được xem. Một ví dụ tương tự chính là bộ phim Ròm, với sự góp mặt của rapper Wowy.
Sau nhiều năm tâm huyết, phim đã được nhận giải thưởng cao quý trong giải liên hoan phim tại Busan. Tuy nhiên, trước đó hầu như không có nhiều người hâm mộ tại Việt Nam biết đến và mãi cho tới khi phim đoạt giải, thì mới được chiếu trên các rạp. Dĩ nhiên, với sự tò mò về một trong số ít bộ phim của nước nhà đạt giải quốc tế, số lượng khán giả hưởng ứng là vô cùng lớn. Bỏ qua những phản hồi có thể là tiêu cực hoặc tích cực về bộ phim, điều thành công nhất của nhà sản xuất và nhà phân phối chính là đã đưa được phim tới với khán giả.
Tham khảo: Mẫu cv xin việc đơn giản
Qua những phân tích trên, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng thể về ngành công nghiệp điện ảnh là gì, quy trình sản xuất, phân phối phim ra sao. Như vậy, có thể thấy rằng, đằng sau những hào quang, doanh thu khổng lồ mà một sản phẩm điện ảnh đạt được, chính là công sức của một ekip hùng hậu. Những diễn viên, đạo diễn xuất hiện trước ống kính họp báo là những người đại diện cho toàn bộ đoàn để giới thiệu phim trước công chúng.
Với những bạn sinh viên mới ra trường, tùy thuộc vào khả năng, đam mê của các bạn mà có thể lựa chọn việc làm phù hợp trong ngành công nghiệp điện ảnh. Bạn có thể làm các công việc ở phía sau như quay, dựng phim, hay nếu là người thích viết lách, sáng tạo, thì có thể trở thành biên kịch. Ngược lại, nếu bạn muốn trở thành một ngôi sao, được hòa mình vào các vai diễn, bạn sẽ cần luyện tập để trở thành diễn viên. Bất kể là vai trò nào, thì cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp điện ảnh cho các bạn sinh viên có năng lực, quyết tâm sẽ đều rộng mở.
Mong rằng kiến thức bổ ích mà timviec365.vn chia sẻ có thể giúp các bạn sinh viên hiểu được ngành công nghiệp điện ảnh là gì, cũng như sẽ chọn cho mình một con đường đúng đắn để theo đuổi môn nghệ thuật thứ bảy nhé!
Có thể bạn quan tâm: Định hướng những ngành liên quan đến nghệ thuật cho giới trẻ
Ngành diễn viên điện ảnh
Diễn viên điện ảnh là công việc được nhiều người được theo đuổi bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn đang muốn biết thêm về công việc diễn viên điện ảnh, hãy truy cập ngay bài viết dưới đây!
Chia sẻ
Bình luận