Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024
“Nghề đi biển” là công việc xuất hiện từ rất lâu đời, công việc này cũng phải đối diện với rất nhiều những nguy hiểm từ thiên nhiên cũng như từ chính con người. Tại nước ta công việc này đang đối diện với nguy cơ thiếu lao động bởi lẽ, sự vất vả trong quá trình làm lênh đênh trên biển khiến nhiều người lao động bỏ cuộc vì không theo được. Mặc dù vậy, vẫn có những người bám trụ đến cùng với biển, quật cường trước những hiểm nguy của thiên nhiên để bảo tồn cũng như để phát triển một ngành nghề truyền thống của Việt Nam, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước, khẳng định chủ quyền trên biển của dân tộc.
Là một trong những ngành nghề truyền thống, có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời tại nước ta, nghề đi biển đã và đang trở thành một công việc quan trọng trong hoạt động sản xuất, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, thúc đẩy kinh tế phát triển. Vậy nghề đi biển là công việc gì? Vai trò và những khó khăn mà ngành nghề này đang gặp phải ra sao? Cùng Ngọc Ánh tìm hiểu bạn nhé!
Nếu sinh ra tại vùng ven biển thì chắc chắn chắn rằng bạn đã hiểu rõ nghề đi biển là gì cũng như đã quá quen thuộc với hình ảnh làng chài, với những “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi” - Huy Cận. Nhưng thực tế, khái niệm nghề đi biển rộng hơn rất nhiều.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì nghề đi biển là một công việc đặc biệt, là hoạt động lao động trên biển chứa đầy những khó khăn và mạo hiểm. Những người đi biển thường được gọi là các thuyền viên, mỗi chuyến đi của mình, họ phải xa gia đình, xa người thân, đối diện với muôn vàn khó khăn trên biển. Công việc chính của những thuyền viên là đánh bắt thủy hải sản gần – xa bờ, ngoài ra họ còn thực hiện những công việc đặc thù khác trên biển. Những người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn trên biển, nghiên cứu tiềm năng biển, … đôi khi cũng được gọi chung là nghề đi biển.
Về cơ bản, nghề đi biển là tên gọi chung của rất nhiều công việc lao động trên biển, ngoài cách gọi nghề đi biển, những công việc này còn được gọi cụ thể hóa với những tên như:
- Thuyền viên
- Lao động đánh bắt thủy hải sản
- Lái tàu – thuyền, thủy thủ.
- Nhà nghiên cứu biển
- Cảnh sát biển.
- …
Nhắc đến nghề đi biển, người ta thường nghĩ ngay đến những là chài, những người dân chài lưới căng buồm với gió khơi, tuy nhiên, thực tế công việc đi biển quy mô hơn rất nhiều. Công việc này không chỉ xoay quanh hoạt động đánh bắt thủy hải sản mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần khẳng định chủ quyền dân tộc.
Đối diện trước sự khắc nghiệt, những thử thách đầy tiềm ẩn của thiên nhiên, của biển, nghề đi biển được xem là một trong những công việc đặc thù đầy rẫy những nguy hiểm. Bởi vậy mà công việc này được xem là công việc đặc thù, và để bảo vệ những “người đi biển” tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã phê chuẩn, thông qua rất nhiều quy định trong công ước quốc tế về luật biển nhằm đảm bảo quyền lợi, an toàn tính mạng, của hoạt động hàng hàng quốc tế cũng như của những lao động trong “nghề đi biển”.
Tuy vậy, thực tế hoạt động lao động trên biển vẫn tồn tại rất nhiều những rủi ro, khó khăn thử trách không chỉ từ thiên nhiên mà từ cả con người. Đó chính là hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển giữa quốc gia này với quốc gia khác. Trong khi đó, việc đánh dấu lãnh thổ trên biển không rõ ràng giống như trên đất liền, việc vô tình xâm phạm lãnh hải của nước khác cũng có thể đe dọa đến tính mạng của chính những thuyền viên đó.
Chưa kể tới, bão biển xuất hiện liên tục, hàng năm, mặc dù hoạt động cảnh bảo thiên tai ngày càng được đẩy mạnh nhưng những biến đối của thiên nhiên, thiên tai là không thể lường trước được. Đặc biệt là những đợt bão lớn với tốc độ di chuyển nhanh, các thuyền viên đôi khi không kịp cập bờ tránh bão. Bởi vậy mà hằng năm, trên thế giới nói chung và tại nước ta nói riêng có không ít những mất mát về người và của bởi thiên nhiên.
Mối đe dọa, nguy hiểm thứ ba mà các thuyền viên, các lao động trên biển gặp phải đó là va chạm với những thuyền lớn hơn. Nếu như trên bộ, sự va chạm giữa ô tô và xe máy, hay giữa các phương tiện giao thông với nhau rất dễ giải quyết thì trên biển lại khác. Giữa đại dương mênh mông, hoạt động kiểm soát va chạm là vô cùng khó khăn. Khi những va chạm này xảy ra, các thuyền viên thường tự giải quyết với nhau bằng đàm phán hoặc bằng cả vũ lực. Và gần như chỉ khi có những mất mát xảy ra thì sau đó mới có sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
Và không chỉ là va chạm giữa thuyền này với thuyền kia mà còn là sự va chạm với tự nhiên. Ví dụ tiêu biểu ở đây là hình ảnh tàu Titanic và câu chuyện đáng buồn sau đó đã đi vào lịch sử. Chính việc va chạm với băng trôi đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ chìm tàu đáng buồn trong lịch sử đó. Ở nước ta, việc va chạm với băng trôi gần như không có, nhưng các tàu, thuyền nước ta phải đối diện với nguy hiểm khi va chạm với đá ngầm, mắc kẹt ở vùng nước nông giữa biển hay rất rất nhiều những nguy hiểm khác.
Ngoài những khó khăn nổi bật trên, những lao động trên biển còn phải đối diện với rất nhiều những khó khăn khác như cướp biển, mất phương hướng, mất liên lạc trên biển, … Bởi vậy mà công việc này được xếp vào hàng những công việc đặc thù với đầy rẫy những khó khăn nguy hiểm. Tuy nhiên, lao động trong ngành vẫn không bỏ cuộc, vẫn gắn bó với biển một phần vì những giá trị nghề nghiệp mà công việc này đem lại và một phần vì vai trò quan trọng của họ trong hoạt động bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Không khó để tìm kiếm trên mạng những thông tin va chạm giữa tàu, thuyền của quốc gia này với tàu thuyền của quốc gia khác. Vấn đề va chạm lúc này không chỉ là tranh chấp về quyền lợi kinh tế mà còn là vấn đề liên quan đến chủ quyền dân tộc. Bởi vậy mới nói “Nghề đi biển công việc vừa sản xuất vừa khẳng định chủ quyền dân tộc”.
Chiếm gần 30% diện tích biển đông, lại có đường bờ biển kéo dài hơn 3260 km, Việt Nam sở hữu cho mình rất nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ xa – gần bờ. Biển Đông Việt Nam lại tiếp giáp với biển của rất nhiều các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Brunay, Singapo, Campuchia, Malaysia khiến cho hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển không phải là điều đơn giản. Và lúc này, những ngư dân, những lao động trên biển không chỉ góp sức mình vào hoạt động kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Thông qua việc di chuyển, ghé thăm, đặt chân đến các đảo và quần đảo xa bờ những người lao động trên biển đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định chủ quyền dân tộc. Thêm vào đó, hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản gần bờ đã ngày càng làm tài nguyên biển đối diện với nguy cạn kiệt, hoạt động đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh giúp các lao động trên biển khai thác tối đa tiềm năng biển.
Ngoài những thuyền viên, những công việc đi biển khác đặc biệt là cảnh sát biển, hải quân, nhà nghiên cứu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Cũng như đảm bảo an ninh hàng hải nói chung của trong khu vực biển chủ quyền. Khi an ninh hàng hải được đảm bảo đã tác động ngược lại vào hoạt động lao động trên biển, các thuyền viên được đảm bảo an toàn về tính mạng, giảm tranh chấp trên biển sẽ yên tâm lao động góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển.
Nhìn chung, nghề đi biển là công việc quan trọng không chỉ trong hoạt động kinh tế, sản xuất mà còn góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, công việc này cũng đầy rẫy những khó khăn đòi hỏi người lao động phải kiên trì cùng những kỹ năng chuyên biệt khác.
Không thể phủ nhận rằng, hoạt động hàng hải, đánh bắt thủy hải sản tại nước ta ngày một phát triển, đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của đất nước. Đặc biệt là việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản gần – xa bờ đóng góp không nhỏ vào các ngành kinh tế của quốc gia. Trong tương lai, công việc này hứa hẹn sự phát triển đầy tươi sáng.
Cụ thể:
- Hoạt động xuất nhập khẩu thủy hải sản được đẩy mạnh đã kéo theo nhu cầu thu mua hải sản ngày một tăng cao. Trong khi đó, hải sản đánh bắt xa bờ là hải hải sản có giá trị cao hơn cả. Và dù gần bờ hay xa bờ thì các ngư dân biển đều có động lực lao động hơn cả nếu hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, giá thành hải sản được nâng cao đời sống người lao động ngày một ấm no.
- Song song với hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ - du lịch cũng được đẩy mạnh đầu tư kéo theo đó là ẩm thực, thương mại hải sản tăng cao thúc đẩy nghề đi biển phát triển.
- Những chính sách của nhà nước đã và đang ngày càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngư dân phát triển công việc của mình. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới là chính sách hỗ trợ vay vốn, đầu tư mua tàu to có thể di chuyển xa, di chuyển nhiều ngày trên biển. Hay như hoạt động truyền thông, luật biển, hoạt động tuần tra thực tiễn liên tục được đẩy mạnh nhằm đảm bảo môi trường biển yên bình cho ngư dân an tâm lao động.
- Cuối cùng là việc nâng cao trình độ nói chung của lao động trong ngành giúp thuyền viên nắm vững kiến thức dễ dàng đối phó những tình huống nguy cấp ngoài biển khơi.
Nhìn chung, nghề đi biển trong tương lai ngày càng có nhiều màu sắc tươi sáng phát triển thúc đẩy công việc này đa dạng hơn nữa. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập gây không ít khó khăn cho quá trình làm việc như:
- Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, bão biển, …
- Ô nhiễm môi trường biển
- Tài nguyên hải sản bị đe dọa.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động đánh bắt xa bờ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
- Cướp biển, những nguy hiểm tranh chấp, …
Nghề đi biển nói chung và nghề đánh bắt thủy hải sản nói riêng là công việc đặc thù, phù hợp với cả lao động phổ thông và lao động có trình độ. Tùy từng vị trí cụ thể trong công việc đi biển mà yêu cầu cơ bản cần có đối với người lao động là khác nhau. Chẳng hạn, với vị trí lái tàu đặc biệt là các tàu lớn thường yêu cầu người lao động tốt nghiệp đại học Hàng Hải hoặc có bằng cấp liên quan đáp ứng được yêu cầu công việc đó. Trong khi với nghề đánh bắt thì chỉ cần sức khỏe là được.
Mặc dù vậy nhưng nhìn chung, muốn làm nghề đi biển bạn sẽ cần những tố chất sau:
- Sức khỏe: yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất đối với công việc này là bạn phải có sức khỏe dẻo dai. Việc đi biển đặc biệt là đi biển dài ngày thường yêu cầu người lao động một sức khỏe tốt, dẻo dai để lênh đênh trên biển. Cũng như để quăng thả, kéo hàng tấn cá mỗi ngày. Bởi thế nên muốn làm công việc này bạn phải có sức khỏe tốt.
- Kỹ năng đi biển: đại dương bao la là nơi chứa đựng rất nhiều những tiềm ẩn rủi ro trong đó có cả những rủi ro từ con người, từ thiên nhiên và từ cả yếu tố tâm linh. Một thuyền viên bên cạnh sức khỏe sẽ phải có kỹ năng đi biển, kỹ năng đi biển này thường là kinh nghiệm được đúc kết sau những lần đi biển, hay qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Kỹ năng đi biển giúp người lao động hoàn thành công việc của mình an toàn cũng như có những cách của riêng mình để giải quyết những tình huống ngặt nghèo trên biển.
- Kiến thức về phương hướng trên biển biển, về biển và hải sản biển: cho dù là lao động phổ thông hay có trình độ thì khi đi biển đều phải có kiến thức trong việc xác định phương hướng thông qua bộ đàm hay ra đa điều khiển. Vì lẽ, trên đại dương mênh mông rộng lớn, nếu không có kiến thức này rất có thể họ sẽ bị lạc hay vô tình xâm phạm vào địa phận lãnh hải quốc gia khác. Hoài ra họ cần có kiến thức về sản vật biển để trong quá trình đánh bắt sẽ bảo tồn được những sinh vật quý, … Ví dụ tiêu biểu nhất của hình ảnh này đó là ngư dân thường thả những con cá, hay các sinh vật biển khát nếu như khi bắt lên sinh vật đó đang mang bầu, là sinh vật quý hiếm cần bảo tồn hay sinh viên nguy hiểm tới tính mạng khi ăn chúng.
Ngoài ra, họ còn cần trang bị rất nhiều kỹ năng khác trong quá trình làm việc của mình. Trong đó có cả những kỹ năng học được qua đào tạo và kinh nghiệm đúc kết từ thực tế.
Việc làm đi biển là công việc dành cho nhiều đối tượng lao động, tuy nhiên chủ yếu hơn cả là nam giới có sức khỏe và kỹ năng đi biển. Về cơ bản đây là một công việc dành cho lao động phổ thông nên yêu cầu tuyển dụng không quá cao, bạn chỉ cần đáp ứng được sức khỏe cùng độ tuổi cho phép theo yêu cầu tuyển dụng.
Về nhu cầu tuyển dụng của công việc này hiện nay thì không khó để người lao động tìm kiếm việc làm cho mình. Tuy nhiên với đặc thù nghề nghiệp nổi bật thì nghề đi biển chủ yếu được tuyển dụng tại các làng chài ven biển. Và trải dài khắp nước ta có rất nhiều làng chài lớn nhỏ cho bạn tìm việc làm. Mặc dù vậy nhưng các công việc này chủ yếu tuyển theo hình thức truyền thống thay vì đăng tin tuyển dụng trên mạng hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, với những vị trí như lái tàu thì việc đăng tin tuyển dụng cũng đa dạng hơn để người lao động chọn lựa công việc phù hợp cho mình.
Tải ngay bản mô tả công việc nghề đi biển tại đây: MÔ TẢ CÔNG VIỆC.doc
Hiện nay, tại nước ta đang có rất nhiều làng chài ven biển cùng với đó là những nhà bè, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động đánh bắt thủy hải sản để bạn ứng tuyển và tìm việc làm đi biển cho mình. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên timviec365.vn đã giúp bạn nắm rõ về một trong những ngành nghề truyền thống đem lại thu nhập cao hiện nay - nghề đi biển. Cùng với đó là những thông tin hữu ích khác cho mình.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc