Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 05 năm 2024
Đối với các nhà sản xuất kinh doanh, việc hiểu rõ ràng nhãn hàng hóa là gì là một điều vô cùng quan trọng. Lý do vì sao và nhãn hàng hóa có những đặc điểm gì sẽ được bật mí trong bài viết này. Chúng ta cùng theo dõi và tìm hiểu về nhãn hàng hóa nhé.
Tại Nghị định số 89/2024/NĐ-CP được ban hành có nội nêu rõ nhãn hàng hóa là gì. Theo đó, nhãn hàng hóa được hiểu là một bản được viết, vẽ, hay in hoặc chụp lại của chữ hoặc các hình ảnh sau đó được in, dán, đính, khắc, chạm một cách trực tiếp lên sản phẩm, hoặc bao bì của hàng hóa.
Nhãn hàng hóa là gì?
Sở dĩ chúng ta cần ghi nhãn hàng hóa là để thể hiện nội dung cơ bản mà vô cùng cần thiết về hàng hóa để cho người tiêu dùng có thể nhận biết về hàng hóa, lấy đó là cơ sở để lựa chọn và sử dụng hàng hóa đúng mục đích và đảm bảo chất lượng. Đối với nhà hoạt động kinh doanh sản xuất, nhãn có vai trò to lớn trong việc giúp quảng bá hiệu quả sản phẩm. Không những vậy, nhãn hiệu còn là yếu tố quan trọng để cho các cơ quan chức năng lấy căn cứ để kiểm tra chất lượng và kiểm soát hàng hóa.
>>> Tìm hiểu thêm: COA là một phần không thể thiếu phản ánh rõ chất lượng của sản phẩm, đó sẽ là căn cứ để đánh giá và có thể được ghi trong nhãn hàng hóa. Vậy coa là gì click để tìm hiểu ngay nhé.
Nội dung ghi trong nhãn hàng hóa cần phải đảm bảo tính chất rõ ràng, trung thực, phản ánh chính xác bản chất của hàng hóa, Do đó, trong mỗi nhãn hàng hóa đều phải có nội dung bắt buộc chứa các thông tin bao gồm:
Ngoài 3 nội dung trên, chúng ta cần phải căn cứ vào tính chất của từng loại hàng hóa để đưa những nội dung bắt buộc liên quan khác theo đúng quy định của văn bản pháp luật. Khi xuất xứ của nhãn hàng hóa khác nhau thì đồng nghĩa với việc ghi nhãn hàng hóa cũng sẽ khác nhau.
Căn cứ vào điều 10 của Nghị định số 89/2024 về Nhãn hàng hóa có đưa ra quy định cụ thể như sau:
- Nếu hàng hóa được sản xuất đóng gói tại Việt Nam và dùng cho lưu thông trong nước thì những cá nhân và đơn vị sản xuất ra hàng hóa đó phải chịu trách nhiệm đối với việc ghi nhãn.
- Hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam phục vụ mục đích xuất khẩu thì cá nhân, đơn vị xuất khẩu hàng hóa đó cần phải chịu trách nhiệm ghi nhãn. Tuy nhiên nếu nguồn hàng hóa phục vụ mục đích xuất khẩu đó không được xuất khẩu đi nữa mà được đưa trở lại lưu thông trong nước thì cá nhân, tổ chức sản xuất nguồn hàng hóa đó cần phải tiến hành ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định tại Nghị định 89/2024 này.
Cách ghi nhãn hàng hóa
- Các nguồn hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam nếu như có nhãn hàng hóa gốc không phù hợp theo các quy định tại Nghị định 89/2024 thì cá nhân và đơn vị nhập khẩu phải thực hiện ghi nhãn phụ theo đúng quy định được nên tại Khoản 3 Điều 9 của Nghị định 89/2024 trước khi đưa hàng hóa đó lưu thông ra môi trường bên ngoài, đồng thời cũng phải giữ lại nguyên nhãn gốc.
Các ngôn ngữ thể hiện ở trên nhãn hàng hóa cần được thể hiện bằng tiếng Việt. Các nguồn hàng hóa nhập khẩu thì sẽ cần phải dán nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt, trên đó cũng thể hiện các nội dung bắt buộc từ nhãn gốc một cách đầy đủ.
Trong trường hợp nếu hàng hóa thuộc nhiều nhóm Phụ lục hay là chưa được quy định tại các văn bản pháp luật thì cần phải dựa vào công dụng của hàng hóa đó và tự xác định nhóm hàng hóa để có thể ghi nội dung được quy định theo văn bản pháp luật.
Nếu như hàng hóa có kích thước quá nhỏ, không đủ để ghi toàn bộ nội dung buộc phải xuất hiện trên nhãn hàng thì cần ghi các nội dung quan trọng nhất vào nhãn hàng, những nội dung còn lại sẽ được ghi ở tài liệu đi kèm theo hàng hóa. Đồng thời ở trên nhãn hàng hóa cần phải chỉ ra được nơi ghi các nội dung kèm theo đó.
>>> Tất cả những tin tức về vietinbank là ngân hàng gì đều đã có ngay trên trang Timviec365.vn nếu bạn muốn biết được câu trả lời chính xác nhất.
Khi ghi tên hàng hóa, cần ghi ở vị trí nào dễ nhìn thấy và dễ đọc nhất. Tên hàng hóa cần phải được lựa chọn chữ có kích thước lớn hơn so với các nội dung bắt buộc được ghi ở trên nhãn hàng.
Tên của hàng hóa sẽ do chính cá nhân và đơn vị sản xuất ra tự đặt. Khi đặt tên, người đặt không được đặt tên dễ khiến cho người tiêu dùng hiểu sai về bản chất, thành phần và công dụng của hàng hóa đó. Nếu như lấy tên của thành phần để làm tên hoặc làm một phần của tên hàng hóa thì bắt buộc cá nhân, nhà sản xuất cần phải ghi định lượng của thành phần đó.
>>> Để tìm những công việc liên quan đến nhãn hàng hóa hay Marketing thì bạn có thể tìm hiểu qua https://timviec365.vn/tim-viec-lam.html để tìm việc dễ dàng - giản đơn hơn bao giờ hết!
Khi tìm hiểu về nhãn hàng hóa, ngoài việc tìm hiểu nhãn hàng hóa là gì thì chúng ta cũng nên biết rõ các đặc điểm cơ bản của nhãn hàng hóa. Dù là nhà sản xuất hay người tiêu dùng thì nó cũng sẽ giúp cho các bạn có được những thông tin bổ ích về nguồn hàng hóa đang tiếp cận.
Đối với nhà sản xuất – kinh doanh, trước tiên cần phải hiểu rõ về các chức năng và mục đích của nhãn hàng hóa.
Nhãn hàng hóa dùng để giúp người tiêu dùng nhận biết và lấy làm căn cứ để chọn lựa, sử dụng các sản phẩm và để cho nhà sản xuất, nhà kinh hoạt quảng bá nguồn hàng hóa của mình. Không những thế, nhãn hàng hóa còn được các cơ quan chức năng sử dụng để kiểm soát sản phẩm, kiểm tra hàng hóa.
Chức năng và mục đích của nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa không thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Thế nhưng nó lại luôn gắn liền cùng với hàng hóa, sản phẩm và là đối tượng rất dễ để làm giả, dễ vi phạm vào các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa.
Các sản phẩm được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Mục đích đầu tiên đó là cung cấp cho khách hàng những thông tin sản phẩm cần thiết chẳng hạn như tên của hàng hóa, tên và địa chỉ của đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, thành phần, mức định lượng hay hạn sử dụng của hàng hóa,... Từ đó giúp cho khách hàng tiêu dùng dễ dàng nhận biết được về các đặc điểm của hàng hóa.
Cũng tương tự với chức năng của nhãn hàng hóa thì mục đích sử dụng của nó chính là trở thành một căn cứ tiêu chuẩn nhất để người tiêu dùng an tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Đối với trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì nhãn hàng hóa còn đại diện cho nhà sản xuất, kinh doanh nói lên sự uy tín trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng tới tay khách hàng.
>>> Xem thêm: Oem là một thương hiệu gắn liền với nhiều loại hàng hóa khác nhau, sự khác biệt ở khâu sản xuất khiến giá thành của oem rẻ hơn. Vậy hàng oem là gì và sử dụng mô hình sản xuất hàng hóa này như thế nào? Bạn có thể tìm được giải đáp khi click vào đường link tại đây.
- Nguồn hàng hóa được sản xuất trong nước, đóng gói và lưu thông trong nước sẽ do chính cá nhân, tổ chức sản xuất chịu trách nhiệm ghi nhãn.
- Nếu hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam nhưng phục vụ mục đích xuất khẩu thì cá nhân và tổ chức xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm ghi nhãn.
Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
- Với nguồn hàng không xuất khẩu được và được lưu thông trở lại ở thị trường trong nước thì cá nhân, tổ chức đưa nguồn hàng đi lưu thông sẽ chịu trách nhiệm ghi nhãn đảm bảo đúng với quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Đối với các nguồn hàng nhập khẩu có nhãn hàng gốc không phù hợp theo đúng các quy định của luật pháp về nhãn hàng áp dụng tại Việt Nam thì cá nhân, tổ chức thực hiện nhập khẩu nguồn hàng đó cần phải ghi nhãn phụ cho hàng hóa đó trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường và cần giữ nguyên nhãn hàng gốc.
Việc làm bán hàng tại Hồ Chí Minh
Các nội dung bắt buộc phải xuất hiện trên nhãn hàng hóa thì cần được ghi bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Khi hàng hóa được lưu thông trong phạm vi nước ngoài, nhà sản xuất và kinh doanh không chỉ cần phải thực hiện đúng và đủ các quy định về nhãn hàng mà nội dung của nhãn hàng cũng cần phải được ghi bằng ngôn ngữ khác như một biện pháp phiên dịch lại nhãn hàng gốc của Việt Nam.
>>> Xem thên những bài viết chia sẻ cách tạo chữ ký gmail trên Timviec365.vn sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng
Chắc chắn rằng khi đó, bản dịch phải bảo đảm giữ nguyên nội dung tương đương với bản tiếng Việt. Kèm theo đó, kích thước của các con chữ được thể hiện bằng những ngôn ngữ đó cần đảm bảo rằng không được lớn hơn chữ ghi bằng tiếng Việt.
Trong trường hợp các nguồn hàng là hàng nhập khẩu vào trong nước và ở trên nhãn hàng vẫn chưa thể hiện được đầy đủ các nội dung bắt buộc theo đúng quy định về nhãn hàng của pháp luật Việt Nam thì chắc chắn, nhà kinh doanh, đơn vị nhập khẩu cần phải tạo nhãn phụ cho hàng hóa. Trên nhãn phụ đó có thể hiện các nội dung bắt buộc bằng ngôn ngữ tiếng Việt mà vẫn đảm bảo giữ được nguyên vẹn nhãn gốc của hàng hóa. Những thông tin phải được viết bằng tiếng Việt trên nhãn phụ phải tương ứng với những thông tin trên nhãn gốc.
Ngôn ngữ ghi nhãn hàng hóa
Bên cạnh đó, nhãn phụ phải được đính kèm trên sản phẩm và bao bì của sản phẩm đó mà không che khuất thông tin của nhãn hàng gốc.
Các nội dung được ghi bằng ngôn ngữ có gốc là các chữ cái La tinh bao gồm:
- Tên quốc tế/ Tên khoa học của thuốc dành cho người: trường hợp thuốc không có tên tiếng Việt
- Tên quốc tế/ Tên khoa học có kèm cả công thức hóa học và công thức cấu tạo của sản phẩm
- Tên quốc tế/ Tên khoa học của các thành phần định lượng có trong hàng hóa: không dịch ra được tiếng Việt hoặc nếu dịch được thì cũng không mang nghĩa
- Tên và địa chỉ của những doanh nghiệp nước ngoài là nhà sản xuất hoặc đã nhượng quyền sản xuất.
Tham khảo thêm: Những việc làm Cao Bằng đang được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay.
Các cá nhân và đơn vị phụ trách việc ghi nhãn hàng hóa sẽ tự quyền quyết định cho kích thước của nhãn sao cho đảm bảo trong nhãn hàng đã được thể hiện đầy đủ nội dung bắt buộc đúng theo quy định, người dùng cũng dễ dàng nhận biết được đó chính là nhãn hàng hóa.
Về màu sắc của các yếu tố trên nhãn hàng hóa bao gồm chữ, hình ảnh và ký hiệu được quy định như thế nào? Có hai yêu cầu bắt buộc khi lựa chọn màu sắc, kích thước cho nhãn hàng hóa.
- Một là ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa
- Hai là kích thước của các con chữ và con số của nhãn hàng hóa cần dễ đọc bằng mắt thường, đồng thời đáp ứng các yêu cầu theo đúng văn bản pháp luật đã quy định. Vậy những yêu cầu đó là gì?
Đặc điểm của nhãn hàng hóa
+ Kích thước thể hiện được các đại lượng đo lường cần tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về đo lường trong văn bản pháp luật
+ Khi hàng hóa là thực phẩm, các chất phụ gia, chất hỗ trợ đóng gói sẵn dùng trong thực phẩm và chế biến thực phẩm thì chiều cao của chữ ghi những nội dung bắt buộc trong nhãn hàng hóa theo quy định là không được thấp hơn kích thước 1,2 mm. Nếu như có ý định sử dụng nguyên vẹn một mặt của gói sản phẩm để ghi nhãn hàng hóa và mặt đó có kích thước nhỏ hơn 80 cm2 thì khi đó, chiều cao của chữ được quy định là không được thấp hơn kích thước 0,9 mm.
+ Các nội dung bắt buộc thì phải được thể hiện bằng màu sắc tương phản với màu nền của nhãn hàng và phải ghi một cách rõ ràng.
Nếu bạn đang cần tìm việc làm Long An gấp thì đừng bỏ lỡ những tin tuyển dụng mới nhất tại đây.
- Khi hàng hóa là thực phẩm chế biến không đóng gói bao bì hay là thực phẩm tươi sống, được bày bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì không cần phải ghi nhãn hàng hóa.
Ghi nhãn hàng hóa
- Khi hàng hóa là các nguyên liệu như nông sản, khoáng sản hay thủy sản; là nhiên liệu; là vật liệu dùng trong xây dựng như cát, sỏi, xi măng, đất đá, gạch ngói,...; là phế liệu của hoạt động kinh doanh sản xuất và không có bao bì, lại được bán với hình thức trực tiếp đáp ứng các thỏa thuận của người tiêu dùng thì không cần phải có nhãn hàng hóa.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được nhãn hàng hóa là gì? Điều quan trọng hơn, chúng ta đã nắm bắt được những đặc điểm và yêu cầu của nhãn hàng hóa. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với người tiêu dùng bởi vì chúng ta sẽ biết được thông tin nào là bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa. Từ đó hình thành nên ý thức tiêu dùng cho đại đa số mọi người rằng, chỉ nên mua những sản phẩm có nhãn hàng đầy đủ, rõ ràng để trở thành một người tiêu dùng thông thái, góp một phần công sức để đẩy lùi đi nạn hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc