Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

PHP Framework là gì? Top những PHP Framework “chất” nhất hiện nay

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

PHP Framework – một trong những ngôn ngữ lập trình khá phổ biến, được đông đảo các bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng hiểu và nắm rõ về PHP Framework là gì? Những thông tin xoay quanh ngôn ngữ này như thế nào? Vậy thì cùng khám phá những điều thú vị nhất về PHP Framework qua bài viết sau đây của timviec365.vn nhé!

1. Giải nghĩa PHP Framework là gì?

Hiện nay, các lập trình viên xây dựng nên các website cùng các ứng dụng khá phức tạp và mất rất nhiều thời gian, công sức để thực hiện. Thậm chí họ có thể sẽ gặp những rắc rối lớn nếu như xây dựng ngay các ứng dụng từ ban đầu. Do đó, PHP Framework đã ra đời, trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp quá trình thực hiện của các lập trình viên trở nên nhanh chóng, tự hiện hơn rất nhiều.

Giải nghĩa PHP Framework là gì
Giải nghĩa PHP Framework là gì?

Cụ thể trong đó Framework chính là một bộ thư viện được thiết lập sẵn với các chức năng và module cần thiết, phục vụ cho quá trình xây dựng một Project, giúp phát triển các Project một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, Framework cũng giúp hạn chế các lỗi phát sinh và làm tăng tính ổn định cho các ứng dụng.

Còn PHP thì được hiểu là ngôn ngữ mã nguồn mở - đây là một trong số những mảng thuộc công nghệ thông tin, được đông đảo các lập trình viên hiện nay lựa chọn. Theo nghiên cứu cho thấy, có gần 80% các website hiện đang sử dụng ngôn ngữ PHP. Bởi PHP có rất nhiều Framework nhằm hỗ trợ và giúp các lập trình viên có thể biết được đâu là Framework phù hợp nhất.

Việc làm lập trình viên php

 

2. Tại sao nên sử dụng PHP Framework?

Tại sao nhiều nhà phát triển phần mềm hiện nay đều sử dụng PHP Framework? Đây có lẽ là câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về lĩnh vực này.

Thực tế thì PHP Framework mang đến khá nhiều tính năng hữu ích, phù hợp dành cho quá trình phát triển các phần mềm như sau:

- Giúp nâng cao về tốc độ phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin.

- Giúp cung cấp các mã code, được tổ chức tốt, đồng thời có thể sử dụng lại nhiều lần và việc bảo trì khá đơn giản.

- PHP Framework cho phép các nhà phát triển có thể thực hiện theo thời gian khi mà các ứng dụng của website chạy trên các Framework này có khả năng mở rộng hơn rất nhiều.

Tại sao nên sử dụng PHP Framework
Tại sao nên sử dụng PHP Framework?

- PHP Framework cũng giúp giải phóng bỏ những lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu ở mức thấp nhất cho một website.

- Luôn tuân theo mô hình MVC (hay còn biết đến là Model – View – Controller) giúp đảm bảo cho sự tách biệt của các phần trình diễn và các phần logic nghiệp vụ.

- Ngoài ra, PHP Framework còn giúp thúc đẩy những phương thức phát triển website một cách hiện đại như là các công cụ để lập trình hướng đối tượng cho các trang web.

Cũng chính bởi những tính năng trên mà PHP Framework đang được rất nhiều nhà phát triển phần mềm áp dụng để tạo ra website, ứng dụng,... trong quá trình hoạt động, phát triển của mình.

3. Top những PHP Framework được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều PHP Framework đang được các nhà phát triển phần mềm công nghệ thông tin sử dụng. Dưới đây là top những PHP Framework nổi bật và phổ biến nhất, cùng tham khảo nhé!

3.1. Laravel

Laravel
Lập trình Laravel

Laravel được biết đến là một trong số những PHP Framework khá mới hiện nay (phát hành vào năm 2011). Tuy nhiên, theo khảo sát trực tuyến của Sitepoint thì Laravel lại là PHP Framework phổ biến nhất được các nhà phát triển phần mềm sử dụng.

Khám phá Laravel, bạn sẽ thấy một hệ sinh thái vô cùng lớn cùng một nền tảng tốt giúp cho việc triển khai các ứng dụng, website một cách đơn giản, nhanh chóng. Hơn nữa, các trang web chính thức của Laravel cũng cung cấp đến cho người dùng những hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể thông qua việc gọi video Laracasts.

Laravel còn có rất nhiều tính năng khác giúp cho việc phát triển các ứng dụng, website một cách nhanh nhất có thể bởi nó sở hữu một lightweight templating engine hay còn được biết đến với cái tên là Blade. Đồng thời nó cũng bao gồm một môi trường phát triển cục bộ được gọi là Homestead.

3.2. Symfony

Symfony
Lập trình Symfony

Hiện nay, các thành phần của PHP Framework Symfony 2 được sử dụng khá rộng rãi ở các dự án lớn về công nghệ thông tin như là quản trị nội dung Drupal, các phần mềm diễn đàn PHPBB,... Symfony được biết đến với cả một cộng đồng phát triển vô cùng rộng lớn và có rất nhiều fan hâm mộ.

Bên cạnh đó, Symfony Components còn chính là các thư viện PHP và có thể sử dụng lại nhiều lần, giúp cho các lập trình viên có thể hoàn thành được rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như là tạo form, routing, templating, authentication, cấu hình đối tượng,... Theo đó, các lập trình viên có thể cài đặt bất kỳ một Components nào thông qua trình quản lý dependency PHP Composer một cách dễ dàng.

Website của Symfony hiện nay còn bao gồm cả một phần showcase khá đẹp mắt và lập trình viên có thể xem qua một số dự án nổi bật đã hoàn thành cùng với sự hỗ trợ của Framework một cách tiện lợi.

Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội​

3.3. CodeIgniter

CodeIgniter
Lập trình CodeIgniter

Đây được xem là một PHP Framework khá nhẹ, được phát hành vào năm 2006. Quá trình cài đặt CodeIgniter được đánh giá là khá đơn giản, chỉ cần một cấu hình tối thiểu là có thể thực hiện được. Chính vì vậy mà các lập trình viên có thể loại bỏ được khá nhiều vấn đề rắc rối trong quá trình làm việc. CodeIgniter cũng chính là một sự lựa chọn khá tốt nếu như các bạn muốn tránh những xung đột của các phiên bản PHP. Bởi thực tế, các tính năng của CodeIgniter có thể hoạt động rất tốt trên hầu hết các nền tảng shared, các dedicated hosting.

CodeIgniter thực chất không hoàn toàn dựa trên mô hình phát triển MVC và việc sử dụng các lớp Controller là bắt buộc. Tuy nhiên, Models và Views sẽ là tùy chọn và các lập trình viên có thể sử dụng các tiêu chuẩn nhất định để đặt tên code theo cách riêng của mình. Đây chính là lý do mà các nhà phát triển lựa chọn PHP Framework CodeIgniter.

3.4. Yii 2

Yii 2
Lập trình Yii 2

Yii 2 là một PHP Framework giúp cho trang web của bạn có tốc độ thực thi rất nhanh chóng và nhanh hơn so với những PHP Framework khác bởi nó áp dụng các kỹ thuật lazy loading rất phổ biến và rộng rãi. Yii 2 hoàn toàn hướng đến các đối tượng và nó được thiết lập dựa trên khái niệm lập trình DRY. Chính bởi điều đó mà Yii 2 cung cấp đến cho các lập trình viên một codebase khá hợp lý và sạch sẽ.

Ngoài ra, Yii 2 còn được tích hợp với jQuery và đi kèm với một số tính năng khác, giúp cho việc thực hiện các cơ chế một cách dễ dàng. Do đó, đây được xem là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người hoạt động ở nền tảng frontend. Yii 2 cũng có một bộ sinh code mạnh mẽ được gọi là Gii. Bộ này tạo điều kiện cho các lập trình viên có thể hướng đối tượng và tạo ra nguyên mẫu một cách nhanh chóng.

3.5. Phalcon

Phalcon
Lập trình Phalcon

Framework Phalcon được phát hành vào năm 2012 và bắt đầu được áp dụng phổ biến trong cộng đồng các nhà phát triển công nghệ thông tin. Phalcon được viết bằng C và C++, do đó, nó đạt được mức độ cao nhất và tối ưu hóa được hiệu suất nhanh nhất có thể. Hơn nữa lập trình viên cũng hoàn toàn không cần thiết phải học ngôn ngữ C bởi các chức năng, ứng dụng được đưa ra ở đây là các class PHP và nó sẵn sàng để áp dụng cho bất kỳ ứng dụng nào.

Ngoài ra, Phalcon còn được cung cấp đến cho các lập trình viên một phần mở rộng của ngôn ngữ C, toàn bộ các kiến trúc đều được tối ưu hóa ở mức độ thấp nhất có thể nhằm giảm bớt các chi phí cho các ứng dụng khi hoạt động trên mô hình MVC. Phalcon còn làm giảm bớt quá trình sử dụng các tài nguyên và được đóng gói với rất nhiều tính năng khác nhau, tạo nên sự thú vị trong khi sử dụng như là auto – loader, security, caching,... Đây được xem là một Framework có tài liệu khá đầy đủ và việc sử dụng cũng rất đơn giản.

Việc làm thực tập lập trình php

3.6. CakePHP

CakePHP
Lập trình CakePHP

CakePHP được phát hành vào năm 2005, mặc dù đã có tuổi đời từ lâu nhưng vẫn được sử dụng rất phổ biến trong số các PHP Framework hiện nay bởi nó luôn được nâng cấp, cập nhật theo thời gian, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Đặc biệt đó là phiên bản 3.0 đã giúp tăng cường việc quản lý session, đồng thời cải tiến mô đun thông qua phương pháp tách ra một số thành phần nhất định và làm tăng khả năng tạo thêm các thư viện độc lập.

Thêm vào đó, CakePHP cùng có một showcase rất đáng chú ý và có tác dụng rất tốt đối với những website của các thương hiệu lớn hiện nay như là Hyundai, Express, BMW,... Đây được đánh giá là một công cụ tuyệt vời, có tính bảo mật cao và là sự lựa chọn phù hợp với nhiều lập trình viên hiện nay.

3.7. Zend Framework

Zend Framework
Lập trình Zend Framework

Zend được biết đến là một Framework khá mạnh mẽ và ổn định với rất nhiều cấu hình tùy chọn cho các lập trình viên, do đó rất phù hợp với những dự án lớn, mang tính phức tạp. Hiện nay, Zend Framework có rất nhiều đối tác như là Google, Adobe, Microsoft,...

Đến thời điểm hiện tại, phiên bản của Zend Framework 2 cũng mang đến rất nhiều tính năng thú vị dành cho lập trình viên như là các công cụ để mã hóa code, editor có thể được kéo dài hay thả dễ dàng với sự hỗ trợ của các công nghệ khác như là HTML, CSS,... Zend Framework được hình thành bởi phương pháp Agile giúp cho các ứng dụng được chất lượng hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.

3.8. Slim

Slim
Lập trình Slim

Trong các PHP Framework hiện nay thì Slim cũng được sử dụng khá phổ biến. Mặc dù chỉ khá nhỏ nhưng cũng đã cung cấp đến cho các lập trình viên khá đầy đủ các yếu tố, tính năng. Cụ thể là các Micro Framework được thiết kế tối giản hơn, phù hợp cho các ứng dụng nhỏ thay vì sử dụng một full stack Framework một cách phức tạp, cồng kềnh.

Slim cũng được nhiều lập trình viên sử dụng để phát triển các restful API hay các services cùng với các tính năng khác như là url routing, client side HTTP caching,... Các hướng dẫn sử dụng Slim cũng khá đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng trong quá trình tìm hiểu, áp dụng.

Trên đây là những thông tin khá chi tiết, cụ thể về PHP Framework là gì cùng một số vấn đề liên quan mà bạn đọc có thể quan tâm. Hy vọng bài viết của timviec365.vn sẽ hữu ích và giúp các bạn nắm chắc được kiến thức cần thiết, áp dụng một cách hiệu quả vào quá trình học tập, làm việc của mình nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý