Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

RESTful API là gì? RESTful API hoạt động như thế nào?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

RESTful API có lẽ là khái niệm rất quen thuộc với những ứng viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Thế nhưng, với những người ngoài ngành khác thì RESTful API là khái niệm rất mới mẻ và có thể nói là lạ lẫm. Vậy, RESTful API là gì? Nguyên tắc hoạt động của RESTful API như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

1. Trả lời câu hỏi “RESTful API  là gì?”

Trong lập trình web nói chung và lập trình ứng dụng nói riêng thì nguyên lý REST và cấu trúc dữ liệu RESTful được coi là biết đến khá rộng rãi. Trên thực tế thì REST là phương thức dùng để tạo ra API với nguyên lý tổ chức nhất định. Nhờ có những nguyên lý này mà các lập trình viên có thể tạo môi trường xử lý API request được toàn diện hơn.

Vậy, RESTful API là gì?

RESTful API là gì?
RESTful API là gì?

RESTful API thực tế là một tiêu chuẩn được sử dụng trong việc thiết kế API khác cho các ứng dụng web (hay còn gọi là các web services) để tạo sự thuận tiện hơn cho việc quản lý các nguồn tài nguyên - resource. Tiêu chuẩn này chú trọng vào tài nguyên hệ thống có thể kể đến như các tệp văn bản, âm thanh, video hay các dữ liệu động khác. Đặc biệt nó bao gồm cả những nguồn tài nguyên có trạng thái được định dạng hoặc là được truyền tải qua HTTP.

Để có thể hiểu rõ hơn về RESTful API thì bạn có thể hiểu về từng các thành phần một của tiêu chuẩn này.

API chính là viết tắt của cụm từ Application programming Interface. Đây là một tập bao gồm các quy tắc và cơ chế mà dựa trên những điều này thì một ứng dụng hay một thành phần bất kỳ sẽ tương tác với một ứng dụng hay một thành phần bất kỳ khác. Điều mà API đem lại đó chính là việc nó có thể trả về các dữ liệu mà bạn cần sử dụng cho ứng dụng của mình ở những loại hay kiểu dữ liệu phổ biến nhất, có thể là JSON hay XML,...

Định nghĩa như thế nào về RESTful API?
Định nghĩa như thế nào về RESTful API?

REST có ý nghĩa là REpresentational State Transfer, được biết đến là một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu và là một kiểu cấu trúc được dùng để viết API. Kiểu kiến trúc này sẽ sử dụng phương thức HTTP đơn giản để có thể tạo ra được sự giao tiếp giữa các máy. Do đó, để có thể xử lý một số thông tin của người dùng thì REST sẽ gửi một yêu cầu HTTP (có thể là GET, POST, DELETE,...) đến một URL và thực hiện quá trình xử lý dữ liệu. 

Gộp lại thì RESTful API chính là một tiêu chuẩn được sử dụng trong việc thiết kế API dùng trong các ứng dụng web để quản lý các resource. Và có thể dễ dàng nhận thấy rằng REStful hiện đang là một trong những kiểu thiết kế API được sử dụng một cách phổ biến nhất hiện nay để cho các ứng dụng khác có thể thực hiện việc giao tiếp với nhau.

Có ý nghĩa ra sao với các lập trình viên?
Có ý nghĩa ra sao với các lập trình viên?

Một điều các bạn cần nhớ chính là chức năng quan trọng nhất của REST đó chính là việc quy định cách sử dụng các HTTP method và cách định dạng các URL cho ứng dụng web cụ thể để thực hiện việc quản lý các nguồn. Thêm vào đó, RESTful sẽ không quy định về logic code và cũng không giới hạn các ngôn ngữ lập trình ứng dụng. Vì thế mà bất kỳ ngôn ngữ hay framework nào cũng có thể được sử dụng để thiết kế một RESTful API.

Có thể nói, API là một điều quan trọng không thể thiếu hay có điều gì phải bàn cãi trong các ứng dụng ngày nay. Bạn có thể hiểu là một ứng dụng nếu như không có API thì sẽ như một chiếc máy tính không có sự kết nối Internet vậy. Và theo thời gian, khi mọi thứ dần phát triển theo một kế hoạch, lối mòn cụ thể thì sẽ hình thành nên một chuẩn mực chung được áp dụng trong các vấn đề tương tự. Với API thì đó chính là RESTful. 

Việc làm lập trình viên

2. Quy trình hoạt động của RESTful API

Quy trình hoạt động như thế nào?
Quy trình hoạt động như thế nào?

Đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng web nên việc tìm hiểu và nắm bắt các thông tin về RESTful API là điều rất cần thiết với các lập trình viên nói chung. Vậy, RESTful API hoạt động như thế nào? Hay quy trình hoạt động của RESTful API ra sao? Việc hiểu về nguyên lý hoạt động của vấn đề sẽ là tiến đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề đó.

Hoạt động chủ yếu của REST chính là việc dựa trên các giao thức của HTTP. Với các hoạt động cơ bản thì sẽ có thể sử dụng được các giao thức HTTP khác nhau, có thể nhắc đến như:

- GET (Select): Sẽ thực hiện việc trả lại dữ liệu là một resource hay một danh sách các resource.

- POST (Create): Thực hiện việc tạo mới một resource.

Các giao thức cơ bản được sử dụng chính?
Các giao thức cơ bản được sử dụng chính?

- PUT (Update): Thực hiện việc cập nhật thông tin cho resource.

- DELETE: Thực hiện việc xóa một resource theo yêu cầu.

Những phương thức, hoạt động này trong lập trình sẽ thường được gọi với cái tên là CRUD. Cái tên này chính là viết tắt của các từ mà nó bao gồm trong đó, chính là Create, Read, Update và Delete. Dịch sang tiếng Việt thì nó có ý nghĩa là tạo, đọc, sửa và xóa.

Hiện nay, trong quá trình viết RESTful API thì đa số các lập trình viên sẽ lựa chọn JSON là format chính thức. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ có thể lựa chọn XML cũng không sao cả. Miễn là bạn cảm thấy tiện, nhanh và phù hợp với cách của mình là được.

Trong quá trình hoạt động của RESTful API, bạn sẽ cần lưu ý đến một số vấn đề như:

Những điều cần lưu ý
Những điều cần lưu ý

2.1. Authentication và cấu trúc dữ liệu trả về

Khác với các cấu trúc khác thì RESTful API không sử dụng cookie và session trong các request được đưa ra, thay vào đó nó sử dụng một access_token để thay thế. Tùy vào ứng dụng và hoạt động của lập trình viên thì nó sẽ trả về một cấu trúc tương tự, có thể là một list các user sử dụng trong hệ thống.

2.2. Status Code

Khi thực hiện một request API thì ta sẽ nhận được một vài status code dùng để nhận biết như sau:

- Status Code 200 OK: Thực hiện việc trả về thành công cho những phương thức Get, Put, Update, Delete.

- Status Code 201 Created: Thực hiện việc trả về khi một resource được tạo thành công.

Các yếu tố cần quan tâm
Các yếu tố cần quan tâm

- Status Code 204 No Content: Thực hiện việc trả về khi một resource được xóa thành công.

- Status Code 304 Not Modified: Cho phép Client có thể sử dụng các dữ liệu cache.

- Status Code 400 Bad Request: Request đưa ra không hợp lệ

- Status Code 401 Unauthorized: Request cần phải có thêm auth 

- Status Code 403 Forbidden: Từ chối và không được cho phép để thực hiện 

Các status code
Các status code

- Status Code 404 Not Found: Không thể tìm thấy resource

- Status Code 405 Method not allowed: Phương pháp không được cho phép sử dụng với user hiện tại

- Status Code 410 Gone: Ressource không còn tồn tại nữa và version cũ không còn hỗ trợ được

- Status Code 415 Unsupported media type: Kiểu resource không được hỗ trợ

- Status Code 422 Unprocessable entity: Kiểu dữ liệu này không được xác thực

- Status Code 429 Too many requests: Quá nhiều request do vậy request bị từ chối vị bị giới hạn.

Sử dụng các symbol status code
Sử dụng các symbol status code

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các symbol status code hoặc là ba chữ số integer trong Ruby on rails để thể hiện.

2.3. Sử dụng version

Việc sử dụng các version là điều rất cần thiết. Khi bạn thực hiện việc thiết kế API cho các app IOS hay các client side thì nên đặt các version cho các API đó. Tại sao lại như vậy? Bởi điều này sẽ giúp cho hệ thống sau khi được nâng cấp lên một version mới thì sẽ có thể vẫn hỗ trợ được các API của version cũ. Bên cạnh đó là việc bảo trì, sửa chữa cũng có thể được thực hiện một cách dễ dàng hơn.

2.4. API Document

API document
API document

Có thể nói việc viết API document là điều rất cần thiết, tuy nhiên, một bản API document lại khá tốn thời gian. Thực tế, API document chính là một phần có tính chất, chức năng tương tự như một Unit Test, có nghĩa là lấy ngắn để nuôi dài về sau.

Trong quá trình viết hay chăm sóc các API document thì cần phải thực hiện một cách kỹ càng. Bởi nếu không thì khi maintain hay spec có sự thay đổi thì sẽ có thể gây ra những hậu quả ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần nắm bắt một số lưu ý về việc viết API document như sau:

- Viết mô tả đầy đủ về params request: cần thể hiện đủ các thông tin yêu cầu như có những params nào trong bài viết, các loại data type, require hay các optional liên quan.

- Cần đưa ra các ví dụ về HTTP requests và các responses với các data chuẩn. 

Lưu ý cách viết
Lưu ý cách viết

- Thực hiện việc cập nhật các document một cách thường xuyên. Điều này nhằm mục đích cho các document có thể sát nhất với API khi có bất kỳ sự thay đổi nào đó. 

- Đặc biệt là format, cú pháp được sử dụng cần phải rõ ràng, nhất quán với nhau. Việc mô tả phải chính xác và thể hiện rõ từng chi tiết một cách có thể.

Đây là một vài lưu ý cơ bản dành cho các lập trình viên khi viết hay sử dụng RESTful API. Đặc biệt khi những yếu tố này ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của RESTful API thì lại càng cần phải ghi nhớ và nắm bắt rõ ràng. 

Việc làm chuyên viên công nghệ thông tin

3. RESTful API có những ưu điểm gì?

Ưu điểm của RESTful API là gì?
Ưu điểm của RESTful API là gì?

Việc ứng dụng các RESTful API hiện nay đang mang lại được những hiệu quả nhất định cho các lập trình viên trong việc thực hiện các công việc của mình. Và có thể nói, RESTful API ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Vậy, RESTful API có những lợi ích gì vượt trội? Điều gì đã khiến RESTful API có thể được quan tâm hơn và trọng dụng hơn so với những phương pháp tương tự khác?

Là một phương pháp hiện đang được ưu ái khá nhiều, vì thế, nên RESTful API sở hữu cho mình những ưu điểm khá nổi bật mà những phương pháp khác không có được.

Một vài ưu điểm có thể kể đến như:

- Sử dụng RESTful API sẽ giúp cho ứng dụng được tạo ra một cách rõ ràng hơn. Điều này giúp tạo được điểm nhấn riêng cho các ứng dụng sau đó khi được đưa vào hoạt động cụ thể.

Đem đến lợi ích vượt trội
Đem đến lợi ích vượt trội

- Khi sử dụng RESTful API thì REST URL sẽ đại diện cho một resource cụ thể chứ không phải là một hành động cần thực hiện. Điều này sẽ giúp cho lập trình viên không phải thực hiện quá nhiều thao tác khác nhau, giảm bớt được sự nhầm lẫn và sai sót.

- Các dữ liệu trả về được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như XML, HTML, JSON,... Việc này giúp cho việc ứng dụng và sử dụng các dữ liệu trả về được thuận tiện hơn và dễ dàng hơn.

- Việc thực hiện code trong RESTful API sẽ dễ dàng và đơn giản hơn so với các phương pháp khác. 

- Với việc sử dụng RESTful API thì REST sẽ chú trọng hơn vào tài nguyên của hệ thống hơn là các dữ liệu hay yếu tố khác. 

Được ứng dụng phổ biến
Được ứng dụng phổ biến

Hiện nay, hầu hết các trang web thường sử dụng RESTful API để cho phép việc kết nối đến các dữ liệu của họ. Có thể thấy rằng sử dụng RESTful API đang là một xu thế của các lập trình viên. 

Nhìn chung, RESTful API hiện đang là một ứng dụng không thể thiếu. Mong rằng, qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về RESTful API cũng như các yếu tố liên quan khác. Và đặc biệt, rất hy vọng những thông tin được đưa ra trong bài sẽ đem đến sự tiện ích cho bạn trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;