Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

PL là gì? Thuật ngữ PL trong toán học và kinh doanh xuất nhập khẩu

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Có lẽ khi đọc những tài liệu có liên quan đến toán học, kinh tế hay xuất nhập khẩu,... thì chắc hẳn nhiều người cũng thường thấy ký hiệu là PL. Vậy hiểu về khái niệm PL có nghĩa là gì? Những bước PL mà các doanh nghiệp sử dụng hiện nay như thế nào? Cùng timviec365.vn gỡ rối những thắc mắc của các bạn về PL là gì nhé!

1. Khái niệm PL là gì trong toán học?

Khái niệm PL là gì trong toán học
Khái niệm PL là gì trong toán học?

“PL” là một ký hiệu viết tắt của cụm từ “Profit and Loss” hay còn được hiểu là một trong số những văn bản quan trọng, loại giấy tờ được viết dưới dạng PL hay P/L thì đều mang một ý nghĩa chung chính là lợi nhuận và thua lỗ.

Và để có thể hiểu sâu hơn nữa về khái niệm PL là gì trong toán học, chúng ta hãy cùng phân tích về cụm từ Profit and Loss Statement. Đây là cụm từ với ý nghĩa chính xác là báo cáo về tình trạng lãi và lỗ của một doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Báo cáo này sẽ được thể hiện thông qua bảng doanh thu của doanh nghiệp và bao gồm những yếu tố cụ thể như là tiền dịch vụ, tiền bán hàng cùng một số khoản thu có phát sinh khác. Báo cáo này thể hiện về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển hay là có dấu hiệu suy giảm.

PL có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như các đối tác của doanh nghiệp. Cụ thể đối với các doanh nghiệp thì khi nắm được PL là gì thì sẽ có thể đưa ra được những kế hoạch chi tiết và định hướng được cho tương lai của doanh nghiệp như thế nào, mục tiêu phát triển ra sao. Bên cạnh đó, các đối tác của doanh nghiệp khi đã biết được về PL thì cũng có thể đưa ra được những quyết định chọn lựa chính xác là có nên hay không nên hợp tác làm ăn với doanh nghiệp

Và một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của PL trong toán học chính là:

- Phương pháp áp dụng PL để giúp cho các nhà quản trị có thể nắm rõ được tình hình, những nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của việc tăng hay giảm doanh thu của các doanh nghiệp đó.

- PL thể hiện qua số liệu cụ thể trên báo cáo doanh thu sau khi đã thực hiện tổng hợp toàn bộ những thông tin và kiểm định về sổ sách, giấy tờ liên quan đến kế toán cùng những chi phí và doanh thu của các doanh nghiệp.

Cụ thể trong đó:

- Doanh thu chính là số tiền tăng lên cùng với những khoản thu phát sinh trong quá trình bán hàng và cung cấp các dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là con số hiện tại hoặc là cũng có thể thu được trong tương lai. Và doanh thu sẽ được thể hiện trên hóa đơn hay các chứng từ bán hàng khi xuất cho những đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.

- Những khoản chi phí ở đây không đồng nghĩa với số tiền đã chi ra trong kỳ mà chính là giá trị được thể hiện thông qua tiền của những khoản chi có trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Giải đáp đại lý hải quan là gì? Tại sao cần đại lý hải quan?

Vai trò của PL trong toán học
Vai trò của PL trong toán học

2. Khái niệm PL là gì trong kinh doanh xuất nhập khẩu?

Khác với PL trong toán học, PL trong kinh doanh xuất nhập khẩu lại là viết tắt của cụm từ “Production and logistics” và được hiểu với ý nghĩa là hậu cần và sản xuất.

Và để có thể nắm rõ hơn về khái niệm PL trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu về quản trị logistics là gì? Đây được hiểu là cách mà doanh nghiệp quản trị về vấn đề cung ứng với những khâu như là hoạch định, kiểm soát các vấn đề vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, các dịch vụ hiệu quả hay lưu chuyển các thông tin có liên quan đến địa điểm xuất khẩu cũng như tiêu thụ hàng hóa đóng gói (packaging), kê khai sản phẩm (packing list). Tất cả những công đoạn này đều nhằm mục đích cuối cùng là đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.

Khái niệm PL là gì trong kinh doanh xuất nhập khẩu
Khái niệm PL là gì trong kinh doanh xuất nhập khẩu?

Một trong những khâu đặc biệt cần phải chú ý và quan tâm nhất trong quá trình quản trị logistics chính là vấn đề hậu cần. Đây chính là hoạt động lưu trữ cũng như chuyên chở và cung cấp đến những dịch vụ hàng hóa của doanh nghiệp, khách hàng.

Như vậy, PL trong kinh doanh xuất nhập khẩu mang tính chất là hoạt động thương mại. Bởi nhờ có quá trình hậu cần của PL mà các đối tượng là thương nhân, các tổ chức, doanh nghiệp đều có thể thực hiện được rất nhiều những công việc khác nhau cùng một lúc. Đó có thể là công việc nhận hàng, đóng gói, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa và cũng có thể là ghi những thông tin về mã hiệu để hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Và tóm lại đây chính là một quá trình có liên quan đến những thỏa thuận giữa các đối tượng khách hàng với các tổ chức, doanh nghiệp để hướng tới mục đích là nhận các mức thù lao cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Custom clearance là gì? Bí quyết chuyển hàng qua hải quan thuận lợi

3. Những bước PL cần sử dụng trong các doanh nghiệp thương mại

Những bước PL cần sử dụng trong các doanh nghiệp thương mại
Những bước PL cần sử dụng trong các doanh nghiệp thương mại

Hiện nay, PL được áp dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp và các bước mà doanh nghiệp sử dụng PL trong hoạt động thương mại như là:

- Thực hiện việc tư vấn và giới thiệu, quảng cáo đến cho khách hàng những phương thức liên quan đến vận chuyển mà doanh nghiệp đó cung cấp cho người tiêu dùng.

- Thực hiện công việc đóng gói các sản phẩm, hàng hóa vào hộp và bao bì.

- Dán tem cùng với các mã ký hiệu của các sản phẩm và nhãn hiệu của doanh nghiệp lên các sản phẩm, hàng hóa.

- Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đến các kho lưu trữ.

- Quản lý vấn đề lưu kho đối với những loại hàng hóa chưa có nhu cầu để vận chuyển.

- Riêng đối với những loại hàng hóa có kích thước lớn hay số lượng quá nhiều thì có thể tiến hành cho lưu trữ ở những kho bãi lớn hơn.

- Thực hiện một số thủ tục hải quan và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu.

- Thực hiện chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ, chứng từ cần thiết cho quá trình xuất nhập khẩu và cung cấp dịch vụ đến cho khách hàng.

- Tiến hành việc giao hàng, đồng thời cung cấp đến khách hàng những dịch vụ khác theo yêu cầu của họ.

4. So sánh giữa các loại PL trong kinh doanh xuất nhập khẩu

So sánh giữa các loại PL trong kinh doanh xuất nhập khẩu
So sánh giữa các loại PL trong kinh doanh xuất nhập khẩu

Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thì rất nhiều thuật ngữ liên quan đến PL được sử dụng phổ biến đó lag 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL. Vậy giữa những thuật ngữ này có điểm gì khác nhau?

- 1PL hay còn gọi là First Party Logistics – hiểu là hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu tự cấp, có nghĩa là đơn vị doanh nghiệp đó sẽ tự tổ chức cũng như thực hiện quá trình cung ứng hàng hóa thông qua hệ thống cơ sở vật chất của mình. Và để có thể vận hành được hệ thống 1PL thì các doanh nghiệp sẽ cần phải có nhà xưởng để sản xuất, các phương tiện để đi lại, vận chuyển cũng như nguồn nhân lực và những thiết bị để xếp dỡ hàng hóa,...

- 2PL hay còn gọi là Second Party Logistics – một hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu 1 phần, có nghĩa là những đơn vị doanh nghiệp sẽ chỉ cung cấp 1 hoạt động đơn lẻ để tiến hành thực hiện cho những khâu nhất định nào đó trong quá trình cung ứng hàng hóa của mình. Và 2PL có thể là những kho vận, vận tải, những thủ tục về hải quan,...

- 3PL còn gọi là Third Party Logistics – một hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu thuê bên ngoài, có nghĩa là các chủ hàng hóa sẽ tiến hành thuê các dịch vụ bên ngoài để đảm nhận về việc quản lý những vấn đề liên quan trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hay một số hoạt động khác của quá trình cung ứng hàng hóa đó.

Và với 3PL thì các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu có thể thay mặt cho những người gửi hàng thực hiện các thủ tục về xuất nhập khẩu hàng hóa, quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như cung cấp những giấy tờ, chứng từ,... hoặc là thay cho những người nhận hàng làm các thủ tục về vấn đề thông quan và vận chuyển hàng hóa đến địa điểm theo yêu cầu của họ. Theo đó, 3PL sẽ tích hợp rất nhiều những dịch vụ khác nhau và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các vấn đề lưu trữ hàng hóa và xử lý các thông tin về hàng hóa.

Sự khác nhau giữa các PL
Sự khác nhau giữa các PL

- 4PL là nhà cung cấp các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu thứ 4 hay còn được gọi là các nhà phân phối dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp có sở hữu hàng hóa. Nó bao gồm những hoạt động của 3PL, tuy nhiên sẽ có thêm nhiều dịch vụ khác liên quan đến công nghệ thông tin cũng như vấn đề quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Và các đơn vị doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ này sẽ cần phải thực hiện công việc gắn kết lại những tiềm năng cùng các nguồn lực, hệ thống cơ sở vật chất,... để có thể xây dựng và vận hành những giải pháp về quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu.

- 5PL hay còn gọi là dịch vụ cung cấp thứ 5 – một hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu dựa trên nền tảng của ngành thương mại điện tử và thực hiện quản lý những bên có liên quan trong một chuỗi phân phối của 3PL và 4PL. Theo đó, những đơn vị doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ này sẽ cần phải có 3 hệ thống chính là:

+ Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS)

+ Hệ thống quản lý kho hàng (WMS)

+ Hệ thống quản lý vận tải (TMS)

Và cả 3 hệ thống này đều có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau, giúp cho một hệ thống có thể được thống nhất và kết nối công nghệ thông tin với nhau một cách đơn giản. Từ đó có thể quản lý cũng như vận hành hệ thống một cách hiệu quả hơn trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Hy vọng rằng với những chia sẻ của timviec365.vn trên đây, các bạn để hiểu rõ về khái niệm PL là gì cùng những vấn đề liên quan đến PL trong toán học và trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ đó có thêm nhiều kiến thức hữu ích về lĩnh vực này cho bản thân nhé!

Bài viết tham khảo: Custom declaration là gì? Những điều mà bạn cần phải biết

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý