Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cách để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp hiệu quả nhất

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong thời đại 4.0 ngày nay, công nghệ đang dần xâm chiếm mọi lĩnh vực, chiếm thế thượng phong trong nền kinh tế, do đó không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc sở hữu tài sản trí tuệ trong nền kinh tế của nước ta nói chung và nền kinh tế của doanh nghiệp riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có cách quản lý tài sản trí tuệ một cách phù hợp và có hiệu quả. Cùng timviec365.vn tìm hiểu cách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây!

1. Lý do cần quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp là gì?

Quyền sở hữu tài sản trí tuệ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh cũng như lập kế hoạch để cạnh tranh, từ việc phát triển các sản phẩm ngày một hoàn hảo, thiết kế sản phẩm, cung cấp các dịch vụ cho đến tiếp thị, thu hút vốn tài chính cũng như việc xuất khẩu và mở rộng các hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Sẽ tùy khả năng và nhu cầu của mình mà các chủ doanh nghiệp sẽ chọn cách thức tốt nhất trong việc quản lý tài sản phù hợp.

Lợi ích của quản lý tài sản trí tuệ
Lợi ích của quản lý tài sản trí tuệ

Các doanh nghiệp hầu hết đều sở hữu 1 hoặc nhiều thương hiệu riêng và có tên thương mại. Quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ vững và phát triển được các chiến lược kinh doanh của mình, để doanh nghiệp ngày càng phát triển hiệu quả.

Hầu hết các doanh nghiệp đều có cho mình bí mật kinh doanh có giá trị riêng, như: các chiến lược bán hàng muốn bảo mật, danh sách khách hàng, kiểu dáng sản phẩm có tính sáng tạo và mang đậm dấu ấn của doanh nghiệp,... Vì vậy, quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài sản một cách hiệu quả.

Quản lý tài sản trí tuệ cũng giúp các doanh nghiệp có thể thoải mái công khai quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ bằng cách sử dụng các sản phẩm, ấn phẩm, tài liệu quảng cáo hay bán lẻ,... Do đó, việc quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp đạt được giá trị lợi ích tối đa, giữ vững được thương hiệu với khách hàng và đảm bảo được sự uy tín của mình trên thương trường.

Xem thêm: Tài sản vô hình của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Quản lý tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích
Quản lý tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích

2. Cách thức hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Nếu bạn không đăng ký quản lý tài sản quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn giống như một ngôi nhà không khóa cửa, ai muốn lấy đồ gì đều có thể vào được. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng cho sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp bị giảm giá trị về sản phẩm, mất sự hấp dẫn đối với thị thường, nghiêm trọng hơn là tổn thất về kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp đều cần quản lý tài sản trí tuệ.

2.1. Cách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Các tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp có thể là bản vẽ máy móc, công thức nấu ăn, tài liệu, sản phẩm, quy trình,... Các tài sản này cần đảm bảo đáp ứng được quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Bạn cần phân loại được các sản phẩm này, sau đó cần có phương pháp bảo hộ các sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường. Dựa vào tính chất, sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng 2 phương pháp dưới đây.

Phương pháp quản lý tài sản trí tuệ
Phương pháp quản lý tài sản trí tuệ

2.1.1. Nên áp dụng các biện pháp quản trị nội bộ

Phương pháp này áp dụng với các cá nhân cụ thể đang làm việc trong doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm tạo nên thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn không đưa ra quyền sở hữu trí tuệ hay việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm của cá nhân đó ngay từ đầu, sẽ rất dễ xảy ra những tranh chấp về quyền sở hữu nếu những sản phẩm mà cá nhân đó tạo ra mang lại giá trị kinh tế cao.

Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp quản trị nội bộ trong việc quản lý tài sản như sau:

- Ký kết các thỏa thuận về việc bảo mật thông tin, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đó với đối tác hoặc người lao động.

Sử dụng phương pháp quản lý nội bộ
Sử dụng phương pháp quản lý nội bộ

- Doanh nghiệp cần ban hành các quy chế để công nhận các sáng kiến đó, bảo mật các thông tin cần thiết về sản phẩm và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nội bộ cho doanh nghiệp.

- Cần chú ý đến các điều khoản bảo mật về quyền sở hữu tài sản trí tuệ trong việc chuyển giao giữa các hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ.

2.1.2. Đăng ký bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu trí tuệ cho pháp luật đề ra với các cá nhân, tổ chức sở hữu quyền trí tuệ bao gồm quyền tác giả, các quyền liên quan đến tác giả, quyền liên quan đến giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp.

Các quyền tác giả bao gồm những tác phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật; quyền liên quan đến tác giả bao gồm bản ghi hình, ghi âm, buổi biểu diễn, chương trình phát sóng, các tín hiệu vệ tinh mang các chương trình đã được mã hóa; các quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các kiểu sáng chế sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, vị trí địa lý, thiết kế bố trí các mạch tích hợp bán dẫn; quyền liên quan đến cây trồng gồm có vật liệu nhân giống và thu hoạch.

Cần đăng ký quyền bảo hộ cho doanh nghiệp
Cần đăng ký quyền bảo hộ cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần được cấp các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các thủ tục đăng ký do bộ luật ban hành. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần thực hiện đúng các điều kiện về luật định và đăng ký quyền sở hữu với các cơ quan có thẩm quyền về việc sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống tài sản trí tuệ đầy đủ các yếu tố: Phân loại các sản phẩm sở hữu trí tuệ, xác lập quyền sở hữu, khai thác và xử lý xâm phạm chủ quyền.

Xem thêm: Phần mềm quản lý tài sản miễn phí cho doanh nghiệp: https://phanmemquanlytaisan.timviec365.vn/

2.2. Các bước xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Việc xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ rất được các doanh nghiệp chú trọng và thường sẽ nằm trong những ưu tiên hàng đầu, bởi những tài sản này có liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có thể là ảnh hưởng trực tiếp tới vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Quy trình quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Để xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ trong tài sản trí tuệ, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo các bước sau đây:

- Bước 1: Lựa chọn tên thương mại

Tên thương mại hay ở đây chính là thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Đây chính là một bước cần thiết để thành lập doanh nghiệp. Tên thương mại có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp về khía cạnh nhận diện thương hiệu cũng như quảng bá hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường.

- Bước 2: Thiết kế nhận diện thương hiệu

Nói một cách dễ hiểu hơn thì đây là công đoạn thiết kế các loại logo, banner, namecard, văn phòng, đồng phục… Điều cần chú ý ở đây đó là những thiết kế của mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thiết kế nhận diện thương hiệu riêng
Thiết kế nhận diện thương hiệu riêng

- Bước 3: Đăng ký sở hữu trí tuệ

Sau khi đã hoàn thiện việc chuẩn bị các tài liệu về các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cũng như các banner, logo… nhằm mục đích nhận diện thương hiệu, thì doanh nghiệp cần tiến hành công tác đăng ký sở hữu trí tuệ để biến những tài liệu trên trở thành tài sản độc quyền của mình.

- Bước 4: Hoạch định và xây dựng sách lược phát triển và quảng bá thương hiệu ngày càng phổ biến hơn và tiếp cận được tới nhiều khách hàng hơn.

- Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp, áp dụng cho các đối tượng đã đăng ký tài sản trí tuệ ở trên như những Sáng kiến đổi mới, Giao kết kinh doanh, Tài sản trí tuệ, các Bí mật kinh doanh…

- Bước 6: Tiến hành công tác thẩm định và tái thẩm định giá các tài sản trí tuệ đã đăng ký.

Tiến hành thẩm định cùng với công tác thẩm định
Tiến hành thẩm định cùng với công tác thẩm định

- Bước 7: Sử dụng hợp lý các tài sản trí tuệ trên vào các hoạt động kinh doanh và mang lại các nguồn lợi về cho doanh nghiệp.

- Bước 8: Chuẩn bị các loại hợp đồng phục vụ cho việc giao dịch tài sản trí tuệ, bao gồm nhiều loại hợp đồng như: hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng franchise, hợp đồng thiết kế, hợp đồng nhà thầu phụ…

Nhìn chung, tài sản trí tuệ có giá trị sống còn đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy họ luôn phải thực hiện những phương án tối ưu nhất nhằm tìm kiếm một giải pháp hoàn hảo để thực hiện tốt công tác quản trị tài sản trí tuệ.

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã hình dung được sự cần thiết cũng như vai trò cần được ưu tiên hàng đầu của công tác quản lý tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp, tài sản trí tuệ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng khối tài sản. Bên cạnh công tác xây dựng và luôn làm giàu thêm khối tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp cũng cần hết sức nhạy cảm và chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đối phó với vấn đề đánh cắp tài sản trí tuệ.

Phân biệt tài sản và nguồn vốn

Bạn đã biết cách phân biệt tài sản và nguồn vốn hay chưa? Tài sản là gì và nguồn vốn là gì? Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn là gì? Click vào đường link bên dưới để biết tài sản và nguồn vốn khác nhau ở chỗ nào nhé!

Phân biệt tài sản và nguồn vốn

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;