Tác giả: Hạ Linh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2024
Với những ai đang học về luật hay ngành kiểm sát, hẳn quy chế kiểm sát thi hành án dân sự là cụm từ đang được quan tâm nhiều nhất. Đây là quy chế được ban hành theo quyết định số 810 bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Những đơn vị kiểm sát cần nằm lòng nội dung quy chế này để thực hiện nghiệp vụ đúng quy trình và quy định. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số điểm chính trong quy chế kiểm sát thi hành án dân sự, có biểu mẫu đính kèm và một số vấn đề về kỹ năng thực hành quy chế này của kiểm sát viên. Mời bạn đọc theo dõi ngay sau đây!
Quy chế kiểm sát thi hành án dân sự là một nội dung cũ trong quyết định số 255 được ban hành vào năm 2024 trước đây. Hiện nay, quy chế này đã được đổi thành nội dung quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Quy chế này có cơ sở pháp lý như sau:
Quy chế được ban hành vào ngày 20 tháng 12 năm 2024 bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Quyết định số 810/QĐ-VKSNDTC. Quyết định bao gồm những nội dung về quy định kiểm sát vấn đề giải quyết những khiếu nại thi hành án dân sự. Theo đối, chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này chỉ thụ lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo trong trường hợp đã có dấu thụ lý do đơn vị kiểm sát cung cấp. Đồng thời, chỉ giải quyết và xử lý những đơn tố cáo, khiếu nại trong phạm vi hoạt động tư pháp hoặc theo dấu của đơn vị, cơ quan VKSND cấp huyện.
Viện kiểm sát sẽ vào sổ thụ lý khi nhận được các đơn tố cáo hay khiếu nại, sau đó sẽ phân công cán bộ nghiên cứu. Cán bộ được phân công nghiên cứu đơn tố cáo, khiếu nại trong thời gian không quá 10 ngày làm việc (bắt đầu từ ngày nhận được đơn) phải thực hiện việc báo cáo gửi cấp trên về kết quả sau khi nghiên cứu. Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm phân công cán bộ nghiên cứu, sau đó có kết luận để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 1 tháng (bắt đầu từ ngày nhận được đơn tố cáo, khiếu nại).
Trong kết luận phải nói rõ được những nội dung về việc thi hành án tố cáo, khiếu nại có hay không có vi phạm về pháp luật, có hay không có đúng quy định của pháp luật, luật dân sự đã có những quy định như thế nào. Bên cạnh đó, kết luận cũng phải nêu rõ bên đương sự tiến hành tố cáo, khiếu nại có cơ sở hay không? Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan khiếu nại, tố cáo đối với các vi phạm phải rút kinh nghiệm, hoặc nặng hơn là đề nghị những phương án xử lý và kỷ luật đối với người vi phạm. Tiến hành chuyển giao hồ sơ sang cho cơ quan điều tra để truy cứu về trách nhiệm hình sự (nếu có).
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
Như vậy, quy chế kiểm sát thi hành án dân sự như đã nói ở trên, có thể nhận thấy đây là một văn bản, tài liệu, biểu mẫu hết sức quan trọng trong công tác phục vụ cho quá trình làm việc của các bên trực tiếp tham gia việc thi hành án, ở đây là Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Quy chế được ban hành kèm theo quyết định này có khá nhiều nội dung và các điểm chính quan trọng.
>>> Bạn đọc có nhu cầu có thể xem bản đầy đủ tại đây:
quyet-dinh-810-qd-vkstc-vien-kiem-sat-nhan-dan-toi-cao.zip
Kiểm sát là quá trình làm việc trực tiếp tại các cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức, đơn vị có liên quan hay khi VKS yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ để tiến hành kiểm sát việc thi hành án dân sự hoặc tiến hành kiểm sát vấn đề giải quyết tố cáo, khiếu nại thi hành án dân sự, hành chính. Tìm hiểu về quy chế kiểm sát thi hành án dân sự, đặc biệt là khi kiểm sát quá trình thi hành án dân sự cần làm rõ những vấn đề gì?
Nội dung này cũng đã được làm rõ ở quy chế kiểm sát thi hành án dân sự đã được ban hành kèm theo Quyết định số 810, cụ thể tại điều 31. Nội dung nói rõ kiểm sát viên cần làm rõ những vấn đề sau khi được phân công nghiên cứu hồ sơ về khiếu nại, tố cáo:
Trong quá trình kiểm sát hồ sơ thi hành án, nếu kiểm sát viên có phát hiện về các vi phạm pháp luật thì tiến hành lập phiếu kiểm sát (theo mẫu). Trong đó, nêu rõ, nêu chính xác cũng như đầy đủ nhất về các vi phạm, về quan điểm của cá nhân kiểm sát viên trong vấn đề đưa ra hướng giải quyết, biện pháp khắc phục. Tiếp đó, kiểm sát viên thụ lý nghiên cứu thông báo với cá nhân có trách nhiệm giải quyết thi hành án (thông thường là chấp hành viên) về nội dung trong phiếu kiểm sát. Bên cạnh đó, kiểm sát viên cũng thực hiện việc thống kê lại ý kiến, quan điểm của cá nhân giải quyết thi hành án. Tiếp tục thực hiện việc báo cáo quan điểm, kết quá kiểm sát hồ sơ thi hành án về đề xuất xử lý những vi phạm với người đứng đầu chịu trách nhiệm thi hành án. Đồng thời gửi báo cáo cho thư ký viên, họp lại đoàn kiểm sát và chuẩn bị ra quyết định kết luận kiểm sát.
Xem thêm: Học viện Tòa án ra làm gì? - Câu trả lời không phải ai cũng biết!
Khi thực hiện việc kiểm sát thi hành án dân sự, kiểm sát viên cần trang bị những kỹ năng gì? Theo một số thống kế và tìm hiểu về nội dung này của timviec365.vn đã đưa ra một số kỹ năng kiểm sát viên cần lưu ý như sau khi thực hiện quy chế kiểm sát thi hành án dân sự:
Nếu trong quá trình kiểm sát, xét thấy còn thiếu sót một số loại số khác đáng nghi hơn thì kiểm sát viên có thể đề nghị cơ quan thi hành án dân sự cung cấp. Thông thường, chỉ một số loại số được kiểm tra trong quá trình kiểm sát thi hành án dân sự (sau đây xin được gọi tắt là THADS). Kiểm sát viên cần tập trung và chú ý đến những chi tiết như thời điểm giao nhận quyết định, bản án, xem xét việc sửa chữa, điều chỉnh, tẩy xóa trong sổ nhận quyết định, bản án THADS do Tòa án chuyển giao cho đơn vị thụ lý hay không? Thực hiện việc đối chiếu, so sánh thời gian ban hành và thời gian giao nhân, điều này là để chắc chắn bản án, quyết định đã có hiệu lực vào thời điểm giao nhận hay chưa? (Trừ trường hợp chưa được thi hành ngay).
Thời hạn để cơ quan THADS ra quyết định là 5 ngày kể từ khi nhận quyết định, bản án, phải có chữ ký trực tiếp của bên giao và bên nhận nếu được nhận trực tiếp, còn nếu được nhận gián tiếp thì phải có thông báo bằng văn bản cho bên chuyển biết. Đối với số thụ lý THADS, cần kiểm tra một số nội dung quan trong như: số thứ tự, nội dung ghi chép, các cột mục,.. để chắc chắn việc ra quyết định THADS trong thời hạn được quy định và có đúng thẩm quyền hay không?,...
Cần xem xét kỹ việc cá nhân chịu trách nhiệm thụ lý giải quyết thi hành án dân sự có hay không có việc lập hồ sơ nghiệp vụ THADS trong quá trình kiểm tra. Chú ý đến các trường hợp cụ thể như không thông báo tự nguyện thi hành án khi ra quyết định thi hành án, xác minh hay thông báo chậm, không thông báo hay không xác minh điều kiện thi hành án. Hơn nữa, phải kiểm tra xem những văn bản có ghi rõ thời gian xác minh điều kiện thi hành án hay không? Đề phòng, cẩn thận trước những tình huống rút, chèn, làm giả tài liệu, không khớp về thời gian, các mục về số thứ tự,... trong hồ sơ.
Đối với những trường hợp, vụ việc có dấu hiệu vi phạm, phức tạp hơn, kiểm sát viên cần chú ý và tập trung hơn trong việc giám sát kỹ các thủ tục, trình tự và nội dung về quá trình tổ chức THADS. Thực hiện việc đối chiếu, so sánh giữa tài liệu hồ sơ THADS với các tài liệu trong hồ sơ bán đấu giá hoặc đối chiếu với toàn bộ tài liệu được cung cấp bởi bên đương sự. Thông qua quá trình này, có thể phát hiện ra những điểm mâu thuẫn hay những dấu hiệu vi phạm của cơ quan thi hành án dân sự.
Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì? Quy định chuẩn nhất về hợp đồng dân sự!
Kiểm sát viên phải kiểm tra ngày nhận đơn cũng như kết quả giải quyết đã được nêu trong sổ trong quá trình kiểm tra số nhận đơn và giải quyết tố cáo, khiếu nại về việc thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ hồ sơ giải quyết tố cáo, khiếu nại về quá trình thi hành án, sau đó thực hiện việc đối chiếu với các nguồn tin thu thập được bởi Viện kiểm sát nhân dân, để tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, những nội dung sau cần được xác định:
Như vậy, có thể thấy quy chế kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những căn cứ, tài liệu hướng dẫn và đóng vai trò như “kim chỉ nam” trong hành trình kiểm sát của kiểm sát viên!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc