Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Relationship Manager là gì? Các lĩnh vực quản lý mối quan hệ!

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Relationship Manager (RM) hay còn gọi là quản lý mối quan hệ, và hiện đang là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên tại các ngân hàng trên toàn khu vực cả nước. Bởi vai trò của nhà quản lý mối quan hệ là cải thiện mối quan hệ kinh doanh của tổ chức với các công ty đối tác và khách hàng. Để hiểu rõ hơn về “Relationship Manager là gì?” thì các bạn đừng bỏ qua những nội dung được chia sẻ dưới đây!

1. Tìm hiểu Relationship Manager là gì?

1.1. Khái niệm

Relationship Manager – quản lý quan hệ, là vị trí đang sở hữu nhiều triển vọng trong tương lai, bởi khi các bạn tham khảo các tin tức tuyển dụng trên các trang việc làm như timviec365.vn thì không khó để thấy được thông tin tuyển vị trí này. Một ví dụ điển hình là ở những ngân hàng có quy mô. vốn hóa thị trường lớn. Bởi vị trí công việc này đang có vai trò vô cùng quan trọng đối với quan hệ doanh của các tổ chức. Hay nói một cách dễ hiểu thì vị trí này có chức năng cải thiện và hỗ trợ tình hình quan hệ kinh doanh của tổ chức ngày càng tốt đẹp. Đồng thời cũng sẽ tạo ra được sự khác biệt nổi bật giữa tổ chức với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Từ đó cũng gián tiếp mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý mối quan hệ sử dụng dữ liệu để tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích truyền thông, xu hướng của thị trường và nhu cầu của khách hàng để dễ dàng đưa ra được nội dung hợp đồng và thực hiện giao dịch thỏa thuận hiệu quả hơn.

1.2. Yêu cầu cơ bản của quản lý mối quan hệ/ Relationship Manager

Chính vì vậy để đảm nhận được vị trí chuyên gia trong vai trò như đã kể trên thì các bạn ứng viên cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu về bằng cấp cũng như trình độ học vấn cử nhân hoặc thạc sĩ kinh doanh, tiếp thị hoặc truyền thông…. Ngoài ra các bạn ứng viên cũng cần phải sở hữu khá nhiều kỹ năng để có thể đảm nhận tốt vai trò của mình như kỹ năng giao tiếp để có thể thiết lập cũng như xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, đối tác nhiều hơn, không chỉ vậy mà các quản lý mối quan hệ cũng cần phải giữ vững được mối quan hệ chặt chẽ với các nhân viên. Điều này giúp chúng ta không chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng mới mà còn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hiện tại. Đồng thời cũng thúc đẩy nhân viên cung cấp các tiêu chuẩn dịch vụ cao nhất có thể cho khách hàng, đối tác.

Tìm hiểu Relationship Manager là gì?
Tìm hiểu Relationship Manager là gì?

Đôi khi với kỹ năng giao tiếp, cũng chưa đủ sức hấp dẫn nhà tuyển dụng. Phải là người phân tích mạnh mẽ từ xu hướng khách hàng,  đến yêu cầu của thị trường để từ đó cải thiện, phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán. Đôi khi khi đã hiểu rõ được các khía cạnh về thị trường thì có lẽ các nhà quản lý mối quan hệ cũng có nhiều cơ hội để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2. Hai lĩnh vực Relationship Manager – quản lý quan hệ các bạn cần nắm được!

Thông thường Relationship Manager (RM) - Quản lý mối quan hệ thường được chia thành hai lĩnh vực quản lý. Cả hai lĩnh vực đều có chung mục tiêu là tạo điều kiện cho các mối quan hệ tốt để doanh nghiệp có thể tối đa hóa giá trị của các mối quan hệ đó và duy trì danh tiếng tốt. Vậy những loại quản lý quan hệ - Relationship Manager là gì?

2.1. Quản lý quan hệ khách hàng – Client/ Customer Relationship Managers (CMR)

CMR là gì? Là quản lý quan hệ khách hàng thuộc một trong hai lĩnh vực quản lý quan hệ, đóng vai trò giống như một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng chúng để phần nào làm cắt giảm được các chi phí hoạt động chi  và tăng lợi nhuận thu dựa vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển được mối quan hệ với khách hàng. Đó cũng chính là mục tiêu lớn nhất mà bất cứ một quản lý quan hệ khách hàng cũng cần phải đạt được. Ngoài ra cũng có một mục tiêu vô cùng to lớn mà bất cứ một chuyên viên viên đảm nhận vị trí này cũng cần phải thực hiện được đó là xây dựng văn hóa mối quan hệ với khách hàng dựa trên niềm tin và giá trị chứ không chỉ dựa trên giá cả.

Điều này giúp tạo ra những rào cản mạnh mẽ để cạnh tranh giữa các đối thủ khác. Và theo tâm lý của người mua hàng thì sẽ có xu hướng quay lại với những mặt hàng đã trở nên quen thuộc mang lại cho họ sự hài lòng khi trải nghiệm và sử dụng sản phẩm dịch vụ; chứ không phải là giá cả được đưa ra thấp hơn của đối thủ cạnh tranh. Một vai trò khác cho các nhà quản lý quan hệ khách hàng là tổ chức đào tạo, không ngừng đưa ra những chiến dịch cũng như kế hoạch tài chính phù hợp theo xu hướng thị trường và nâng cấp các gói dịch vụ khác để giúp khách hàng có thể trải nghiệm tốt và hiệu quả hơn.

Như vậy các bạn có đặt ra câu hỏi những đối tượng làm việc cùng với Client/ Customer Relationship Managers là gì không? Rất đơn giản, họ là: Giám đốc điều hành cấp cao, Quản lý bán hàng, Quản lý kỹ thuật, Giám đốc tài chính và những đối tượng chủ chốt trong việc đưa ra hoặc có tầm ảnh hưởng đến các quyết định bán hàng. Thậm chí, khách hàng chính là người mà họ trực tiếp làm việc để đưa ra được phương hướng quản lý quan hệ khách hàng dễ dàng thành công hơn.

Quản lý quan hệ khách hàng – Client/ Customer Relationship Managers (CMR)
Quản lý quan hệ khách hàng – Client/ Customer Relationship Managers (CMR)

2.2. Quản lý quan hệ kinh doanh – Business Relationship Managers (BRM)

BMR là gì? – Dường như là câu hỏi được nhiều bạn vô cùng quan tâm nếu đang muốn hiểu rõ về Relationship Manager, bởi đây là lĩnh vực thứ hai của quản lý mối quan hệ. Cũng tương tự với lĩnh vực trước, thì BMR cũng có vai trò là mang lại điều kiện thuận lợi nhất có thể để xây dựng, cải thiện và phát triển được tình hình hoạt động của tổ chức.

Cụ thể, thì các nhà quản lý quan hệ kinh doanh sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát việc liên lạc nội bộ của các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp có quy mô lớn. Chưa hết Business Relationship Managers sẽ là người trực tiếp quản lý từ việc mua hàng, lập ngân sách đến các yếu tố chi phí và cung cấp thông tin có giá trị giữa các đơn vị kinh doanh theo đúng quy định của công ty. Mặt khác các quản lý quan hệ kinh doanh luôn phải nắm trong tay các mối quan hệ cấp quản lý điều hành và phục vụ, giống như một nút thắt được hội tụ đầy đủ các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Tài chính, Nhân sự, kinh doanh...

Như vậy các bạn cũng có thể thấy được rằng tính chất cũng như đặc thù của vị trí công việc này chính là theo dõi dữ liệu và cách các tổ chức tương tác với bộ phận liên quan khác, các nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ, và các đối tác khác để phục vụ cho bộ máy hoạt động kinh doanh được vận hành một cách suôn sẻ nhất có thể. Dựa trên thực tế thì các nhà quản lý mối quan hệ kinh doanh luôn tìm kiếm xu hướng cả về phía khách hàng đến thị trường để có thể đưa ra được phương án xử lý các vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh. Tóm lại, các BRM sẽ giúp các công ty vừa có thể vận hành trơn tru, hiệu quả vừa duy trì danh tiếng tích cực trong cộng đồng, đó cũng chính là một trong những kế hoạch kinh doanh tuyệt vời để nâng cao được khả năng thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh tốt hơn.

3. Cơ hội việc làm quản lý mối quan hệ - Relationship Manager

Cơ hội việc làm quản lý mối quan hệ - Relationship Manager
Cơ hội việc làm quản lý mối quan hệ - Relationship Manager

Khi đứng trước bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển thì thị trường cũng trở nên khó tính hơn, đặc biệt là đối tượng khách hàng. Họ thường xuyên thay đổi nhu cầu tạo nên những xu hướng mới mà không phải bất cứ một tổ chức hoạt động kinh doanh nào cũng có thể bắt kịp. Thêm vào đó là môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng diễn khốc liệt cũng là lúc các tổ chức bắt đầu thực hiện chiến dịch đẩy mạnh công tác quản lý mối quan hệ cả về khách hàng, đối tác và tình hình kinh doanh. Như vậy thì mới có thể xây dựng, duy trì và phát triển được bộ máy kinh doanh của tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng việc làm các lĩnh vực Relationship Manager ngày càng nhiều, minh chứng rõ nét nhất là hằng ngày tin tức tuyển dụng các vị trí liên quan đều được cập nhật trên timviec365.vn với những nội dung vô cùng hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua. Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, cụ thể trong nhóm ngân hàng thương mại, một vài vị trí mà các bạn có thể tham khảo như:

- Senior Relationship Manager – Quản lý mối quan hệ cấp cao: Nếu các bạn đã hiểu “Relationship Manager là gì?” thì có lẽ cũng đã biết được chức năng cũng như nhiệm vụ chính của vị trí này. Cần phải đảm bảo được việc “giữ chân” khách hàng, chuẩn bị hồ sơ tín dụng, phân tích kiến thức chuyên sâu về báo cáo tín dụng; theo dõi và thực hiện các giao dịch lớn thường ngày với khách hàng...

- Northern – Retail Relationship Manager – Quản lý quan hệ bán lẻ miền Bắc: Nhiệm vụ cơ bản của vị trí này sẽ là xây dựng, thiết lập và duy trì những mối quan hệ mạng lưới khách hàng cá nhân (bán lẻ) để đảm bảo được việc tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận cho tổ chức. Ngoài ra cũng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng lẻ để họ có ấn tượng tốt và hài lòng về sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức.

Financial Institutions - Relationship Manager – Quản lý quan hệ - tổ chức tài chính (làm việc tại Công ty lĩnh vực chứng khoán): Đối với tính chất và đặc thù công việc thì vị trí tương đối khác so với những vị trí trên, bởi chức năng của vị trí này cần phải tiếp cận các cơ hội kinh doanh với nhiều tổ chức tài chính, có thể là các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, công ty FDI, công ty chứng khoán, bảo hiểm, nhà đầu tư... Bởi khi mở rộng và quản lý tốt được các mối quan hệ thì ắt hẳn số lượng khách hàng cũng sẽ nhiều hơn.

Như vậy, các bạn đã tìm được lời giải đáp đầy đủ nhất về Relationship Manager là gì chưa? Hy vọng mọi thông tin chia sẻ ở trên đã mang lại hữu ích với các bạn!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;