Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giúp bạn trả lời câu hỏi sĩ quan quân đội là gì?

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong Quân đội, có rất nhiều thuật ngữ trừu tượng mà nếu không phải là người trong ngành, rất khó để chúng ta hiểu rõ về chúng. Thuật ngữ sĩ quan quân đội cũng tương tự. Nếu như bạn đang quan tâm tới chức vị này thì hãy cùng chúng tôi khám phá xem sĩ quan quân đội là gì.

1. Sĩ quan quân đội là gì?

1.1. Thuật ngữ sĩ quan nói chung

Sĩ quan là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Sĩ quan hoạt động ở trong lĩnh vực quân sự và đảm nhiệm những chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, có thể trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm từ cấp Úy, Tá, Tướng.

Sĩ quan quân đội là gì?

Sĩ quan quân đội là gì?

Ở nhiều quốc gia, ở dưới cấp sĩ quan thường sẽ có cấp Hạ sĩ quan. Cấp này thường gồm có: Thượng sĩ, Trung sĩ và Hạ sĩ.

Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có một chức danh khá quan trọng đó là quân báo. xem ngay tại đây

1.2. Sĩ quan trong Quân đội Việt Nam là gì?

Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan chính là người cán bộ hoạt động, công tác và làm việc trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ phục vụ cho Nhà nước Việt Nam và hoạt động trong mảng quân sự. Người sĩ quan chính là lực lượng nòng cốt giúp xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

2. Một số thông tin về sĩ quan Quân đội

2.1. Vị trí, chức năng của sĩ quan Quân đội

Người sĩ quan Quân đội đảm nhiệm những chức vụ sau: Lãnh đạo, chỉ huy và quản lý. Họ trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ như là: Lái máy bay, tàu chiến ngầm, làm công tác điện báo,... để đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao phó.

2.2. Ngành và cấp bậc của sĩ quan

Trong cấp bậc sĩ quan có những nhóm ngành sau:

  • Sĩ quan chỉ huy, Tham mưu
  • Sĩ quan chính trị
  • Sĩ quan Kỹ thuật
  • Sĩ quan Hậu cần
  • Sĩ quan Thông tin
  • Sĩ quan chuyên môn nghiệp vụ

Một số thông tin về sĩ quan Quân đội

Một số thông tin về sĩ quan Quân đội

Các cấp bậc sĩ quan bao gồm 12 cấp:

  • Thiếu úy: có 1 sao và 1 vạch
  • Trung úy: có 2 sao và 1 vạch
  • Thượng úy: có 3 sao và 1 vạch
  • Đại úy: có 4 sao và 1 vạch
  • Thiếu ta: có 1 sao và 2 vạch
  • Trung tá: có 2 sao và 2 vạch
  • Thượng tá: 3 sao và 2 vạch
  • Đại tá: 4 sao và 2 vạch
  • Thiếu tướng: có 1 sao
  • Trung tướng: có 2 sao
  • Thượng tướng: có 3 sao
  • Đại tướng: có 4 sao

​>>> Xem thêm: Khi được hỏi bạn biết gì về ban cơ yếu chính phủ thì không phải ai cũng biết được câu trả lời?Nếu bạn muốn tìm hiểu về khái niệm này cũng như tất cả các thông tin liên quan thì hãy click ngay tại đây nhé.

3. Điều kiện để trở thành một người sĩ quan quân đội

3.1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào rất nhiều Điều luật, Thông tư, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa ra điều kiện để một người có thể trở thành sĩ quan quân đội. Vậy những cơ sở đó là gì?

- Thông tư số 140/2024/TT-BQP về việc tuyển chọn, gọi công dân đi nhập ngũ

- Luật nghĩa vụ quân sự ban hành năm 2024

- Luật sửa đội và bổ sung của Luật Sĩ quan Quân đội Việt Nam số 19/2024/QH12 của Quốc Hội

- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo số 16/1999/QH10 của Quốc Hội

- Thông tư 153/2024/TT-BQP của Bộ Quốc phòng

3.2. Nội dung

3.2.1. Tiêu chuẩn xét tuyển sĩ quan quân đội

Căn cứ vào Điều 12, theo luật Sĩ quan Quân đội chúng ta sẽ biết được rằng Quân đội Nhân dân có quy định như thế nào về tiêu chuẩn của một người sĩ quan?

a. Tiêu chuẩn chung:

- Bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành tuyệt đối với Tổ Quốc, Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tinh thần cảnh giác cách mạng cao, luôn sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm những kỷ luật trong quân đội; luôn tôn trọng, đoàn kết cùng nhân dân, đồng đội, luôn xây dựng uy tín tốt để quần chúng tín nhiệm.

- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự; có khả năng trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin; áp dụng các kiến thức, trình độ đó để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng an ninh và quân đội nhân dân. Đồng thời, người sĩ quan cần phải có kiến thức toàn diện về mọi mặt, bao gồm kinh tế, xã hội, pháp luật,... ; đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đối với từng chức vụ, đồng thời có năng lực hoạt động thực tiễn.

- Lý lịch rõ ràng, có sức khỏe tốt.

- Tuổi đời phù hợp

b. Những tiêu chuẩn với từng chức vụ của người sĩ quan

Dựa vào Thông tư 153/2024/TT-BQP chúng ta có thể nắm rõ các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của người sĩ quan như sau:

a. Về việc chuyển đổi chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

-  Đối tượng, điều kiện để xét chuyển đổi sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo khoản 1, khoản 2 tại Điều 6 của Nghị định 18/2024/NĐ-CP.

- Thời gian xét chuyển:

+ Xét chuyển theo thời gian hàng năm, tiến hành từ 1 cho đến 2 đợt xét. Thời điểm thực hiện xét duyệt sẽ được quy định bởi Bộ Tổng tham mưu.

+ Đánh giá việc chuyển các đối tượng là học viên tại các học viện, trường đào tạo thuộc Quân đội hoặc bên ngoài Quân đội theo kế hoạch đào tạo của Bộ Quốc Phòng.

+ Đối với những trường hợp khác và các đối tượng thuộc trường hợp đặc biệt thì việc xét tuyển còn tùy vào những yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, do Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu đưa ra quyết định.

3.2.2. Thăng quân hàm cho sĩ quan tại ngũ

Chúng ta căn cứ vào Điều 17 của Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam để biết rõ về thời gian được thăng quân hàm và các mức quân hàm của người sĩ quan bên cạnh việc hiểu rõ sĩ quan Quân đội là gì.

Điều kiện trở thành sĩ quan quân đội

Điều kiện trở thành sĩ quan quân đội

a. Các điều kiện thăng quân hàm cho các sĩ quan tại ngũ

- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều số 12 của Luật Sĩ quan Quân đội

- Có cấp bậc quân hàm ở hiện tại thấp hơn so với cấp quân hàm cao nhất đối với chức danh, chức vụ đang điểm nhiệm

- Có đủ thời hạn để xét thăng quân hàm, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17

b. Thời gian xét thăng quân hàm cho sĩ quan tại ngũ

- Thiếu uy thăng lên Trung úy: 2 năm

- Trung úy thăng lên Thượng úy: 3 năm

- Thượng úy thăng lên Đại úy: 3 năm

- Đại úy thăng lên Thiếu tá: 4 năm

- Thiếu tá thăng lên Trung tá: 4 năm

- Trung tá thăng lên Thượng tá: 4 năm

- Thượng tá thăng lên Đại tá: 4 năm

- Đại tá thăng lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)

- Thiếu tướng và Chuẩn Đô đốc Hải Quân thăng lên Trung tướng và Phó Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)

- Trung tướng và Phó Đô đốc Hải quân thăng lên Thượng tướng và Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)

- Thượng tướng và Đô đốc Hải quân thăng lên Đại tướng: 4 năm (Tối thiểu)

Thời gian mà người sĩ quan học tại trường sẽ được tính cả vào trong thời hạn để xét tuyển thăng quân hàm.

c. Quy định khác

Đối với sĩ quan tại ngũ thì việc xét thăng quân hàm từ cấp Đại tá lên Thiếu tướng và Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá đội tuổi 57. Sĩ quan quân đội nếu như tạo ra được những thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt thời gian hoạt động thì sẽ được đưa vào diện xét duyệt để thăng quân hàm vượt bậc. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo không vượt quá so với mức quân hàm cao nhất tại chức danh, chức vụ đang đảm nhiệm

4. Sĩ quan chia ra thành bao nhiêu ngạch

Những nhóm ngành, cấp bậc quân hàm dành cho chức vụ sĩ quan được quy định chung đó là sĩ quan sẽ được giao cho các chức vụ thấp hơn so với chức vụ đang đảm nhận; chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất phải thấp hơn so với cấp quân hàm hiện tại của sĩ quan.

Theo quy định, người sĩ quan Quân đội sẽ được Nhà nước phong Quân hàm với 3 cấp. Các cấp được phong lần lượt sẽ là cấp Úy và cấp Tá, cấp Tướng. Về cấp hiệu, phù hiệu, quân phục và giấy chứng nhận sĩ quan sẽ được Chính phủ trực tiếp Quy định.

 

Ngạch sĩ quan quân đội

Ngạch sĩ quan quân đội

Căn cứ vào Quy định của Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1999, cấp bậc sĩ quan được chia ra làm 2 ngạch là sĩ quan tại ngũ và dự bị.  Trong đó, ngạch sĩ quan tại ngũ chỉ về những đối tượng là sĩ quan, hiện đang là lực lượng thường trực, quân đội chính là đơn vị công tác của sĩ quan tại ngũ và họ thuộc trường hợp được biệt phái. Còn sĩ quan dự bị sẽ gồm các sĩ quan nằm trong lực lượng dự bị, đã được đăng lý và huấn luyện để sẵn sàng đáp ứng khi được huy động vào phục vụ tại ngũ.

Xem thêm: tin tuyển dụng việc làm Cao Bằng lương cao mới nhất tại đây.

5. Phân biệt sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp

Trong lĩnh vực quân sự, có rất nhiều thuật ngữ mà chúng ta mơ hồ và rất dễ nhầm lẫn. Từ đó có rất nhiều khái niệm mà chúng ta luôn hiểu sai từ cách gọi cho tới chức năng. Có lẽ vì tất cả đều có liên quan đến lực lượng quân đội. Mặc dù đã được định nghĩa rõ sĩ quan quân đội là gì thế nhưng có những khái niệm khác tương tự chưa nắm bắt được như quân nhân chuyên nghiệp chẳng hạn thì rất dễ khiến cho bạn bị nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau.

Vậy nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm, hai chức vị là sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp. Đây đều là những chức vụ phổ biến, cơ bản nhất của hàng ngũ quân đội Nhân dân Việt Nam, chính vì thế mà việc tìm hiểu về chúng và phân biệt rạch ròi giữa chúng sẽ là điều cần thiết.

>>> Bên cạnh việc làm quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan bạn nên tìm hiểu thêm về những công việc tại https://timviec365.vn/tim-viec-lam.html và những ngành nghề khác trên website để định hướng công việc nhanh nhất!

5.1. Phân biệt qua khái niệm

Như đã đề cập ở nội dung mục trên, có lẽ các bạn đều nắm rõ sĩ quan trong vai trò là người cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sĩ quan hoạt động trong lĩnh vực quân sự và được phong quân hàm các cấp: từ Úy đến Tá và cao nhất là cấp Tướng.

Quân nhân chuyên nghiệp là người công dân Việt Nam có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, phục vụ trong Quân đội Nhân dân. Người quân nhân chuyên nghiệp sẽ được tuyển vào và làm việc theo chức danh và được Nhà nước phong cho quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp.

Phân biệt sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp

Phân biệt sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp

5.2. Phân biệt thông qua vị trí và chức năng

Được xác định là một phần quân đội quan trọng, cán bộ là nhóm chủ chốt phụ trách lãnh đạo, chỉ huy và quản lý, cũng như thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo quân đội luôn sẵn sàng và hoàn thành các công việc được giao.

Quân nhân chuyên nghiệp lại được xác định là lực lượng nòng cốt trong đội ngũ chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật. Chức năng của họ là đảm bảo cho công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ huy. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác để sẵn sàng chiến đấu, phục vụ cho việc chiến đấu cũng như những nhiệm vụ khác của quân đội.

Do sĩ quan nắm giữ vai trò là lực lượng cán bộ nguồn chủ chốt thực hiện việc chỉ huy, lãnh đạo, quản lý trong quân đội cho chúng ta có thể hiểu được rằng, Quân nhân chuyên nghiệp hay còn gọi là bộ đội chuyên nghiệp tùy vào từng vị trí công việc khác nhau sẽ chịu sự quản lý của lực lượng sĩ quan tương ứng.

Đến đây, nội dung tuy được khép lại thế nhưng đồng thời đã mở ra cho bạn đọc rất nhiều thông tin kiến thức bổ ích. Qua đó, bạn không chỉ biết được sĩ quan quân đội là gì mà còn nắm bắt được các thông tin có liên quan đến chức vị này.

Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong quân đội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;