Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 08 năm 2024
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc thao tác trên các thiết bị công nghệ bằng giọng nói đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Điều này cho thấy được sự phát triển của nhận dạng giọng nói đã lên một tầm cao mới với độ chính xác được nâng cao hơn rất nhiều. Và hơn hết, đây được xem là một sự chuyển dịch và phát triển mang tính tất yếu, bởi những ứng dụng được hỗ trợ nhận dạng giọng nói đang ngày càng trở nên thu hút và mang đến sự cạnh tranh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy được hành trình và sự phát triển của nhận dạng giọng nói ở thời đại ngày nay.
Công nghệ nhận dạng giọng nói được biết đến là một trong những ứng dụng AI phổ biến hiện nay. AI là viết tắt của Artificial Intelligence, dịch ra tiếng Việt chính là Trí tuệ nhân tạo. Đây là một ngành khoa học máy tính với việc thiết lập một cách tự động hóa những hành vi thông minh vào các thiết bị, phần mềm công nghệ và mang đến những chất lượng cuộc sống tốt hơn cho con người.
Thực tế thì công nghệ nhận dạng giọng nói không còn là một thuật ngữ xa lạ hay mới mẻ với con người nữa. Chúng ta hiện nay đã phần nào có được những trải nghiệm khá tốt liên quan đến công nghệ này trong đời sống. Tiêu biểu có thể kể đến như Siri của Apple với khẩu lệnh “hey Siri”, Google Assistant của Google hay Cortana của ông lớn Microsoft,.... Những trải nghiệm thực tế về nhận dạng giọng nói này đã giúp chúng ta phần nào hiểu được về ứng dụng cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống hiện đại ngày này.
Nếu nói tới sự phát triển của nhận dạng giọng nói thì công nghệ này đã xuất hiện và được biết đến từ hàng thập kỷ trước. Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ thì nhận dạng giọng nói mới thực sự bùng nổ và trở thành một công nghệ được nghiên cứu và phát triển hết sức đa dạng với nhiều quy mô khác nhau. Lý do là tại sao?
Điều này có lẽ xuất phát từ sự biến thiên của giọng nói theo thời gian, sự khác biệt về tiếng nói của mỗi người, cùng với đó là các vấn đề liên quan như âm học, ngữ cảnh, tốc độ hay môi trường khác nhau,... Chính những điều này đã tạo ra những khó khăn cho việc phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói ở những thời điểm trước đó.
Ví dụ như vào khoảng năm 1000 sau công nguyên, một công cụ có thể trả lời “Có” hoặc “không” đã được ra đời bởi Giáo hoàng Sylvester II. Lúc này đây được xem là một công cụ ma thuật vì khả năng kỳ diệu của nó. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở đây vì khả năng nghiên cứu và tìm hiểu về nhận dạng giọng nói vẫn chưa thực sự được khai sáng trong thời đại này.
Trong xã hội hiện đại, nhận dạng giọng nói đã có sự xuất hiện chính thức với sản phẩm mang tên Audrey xuất hiện vào năm 1950. Audrey có khả năng nhận diện được các chữ số từ 1 đến 9 với duy nhất chỉ một giọng nói. Và điều này khiến cho sự ứng dụng của Audrey không hề lớn vì khả năng hỗ trợ quá thấp. 12 năm sau, một bước tiến mới của nhận dạng giọng nói mới thực sự được đưa ra và cho thấy được sự khả thi của công nghệ thông minh này trong đời sống. Minh chứng chính là Showbox của IBM với khả năng nhận biết và phân biệt được 16 từ được ra mắt tại Hội chợ công nghệ vào năm 1962.
Trải qua cả thập kỷ phát triển, công nghệ nhận dạng giọng nói hiện nay đã ở một tầm cao mới và là công nghệ mang lại mức thu nhập hàng tỉ đô la. Với sự chiến đấu không ngừng nghỉ của mình, công nghệ cuối cùng cũng đã có được những thành công nhất định để đuổi kịp mong muốn, nhu cầu của con người với sự phát triển của công nghệ nhận dạng giọng nói.
Mở đầu có lẽ chính là Google với ứng dụng mang tên Google Voice Search vào năm 2024. Nhằm mục đích giúp người dùng có thể tìm kiếm nhanh hơn, tiện lợi hơn khi sử dụng giọng nói để ra lệnh tìm kiếm thay vì sử dụng bàn phím và gõ chữ như thông thường. Điểm đặc biệt của ứng dụng này chính là sản phẩm tiêu biểu cho việc sử dụng trung tâm dữ liệu điện toán đám mây, mang tính cá nhân hóa với khả năng học tập theo giọng nói của người nói để có được kết quả chính xác cao hơn. Và chính điều này đã mở ra đường phát triển cho Siri của Apple vào 1 năm sau đó.
Năm 2024, Siri của Apple đã được ra mắt công chúng với khả năng tương tác vô cùng đáng kinh ngạc. Nếu như ban đầu, bạn chỉ có thể tương tác với Siri qua những câu lệnh ngắn như “open Youtube” hay “call my boyfriend”,...thì hiện nay, Siri trở nên nổi tiếng với khả năng đối đáp cực kỳ ấn tượng. Những đoạn đối thoại với Siri trở nên thu hút hàng triệu lượt xem khi các màn đáp trả của cô nàng này cực kỳ ngổ ngáo và gây hấn, nhưng lại hết sức tự nhiên. Điều này khiến mọi người vô cùng thích thú bởi khả năng hiểu và phản ứng lại giọng nói của Siri thực sự cao. Nó cho thấy được khả năng học hỏi và dữ liệu được Siri cập nhật là vô cùng lớn mới giúp cho cô có thể đủ vốn từ ngữ để “đáp trả” người dùng đặc biệt như vậy.
Chính sự thành công của Siri đã thúc đẩy sự phát triển của nhận dạng giọng nói với việc các công ty công nghệ hàng đầu thế giới bắt đầu nghiên cứu và cho ra các trợ lý ảo sử dụng nhận dạng giọng nói trong thiết bị và hoạt động kinh doanh của mình. Một vài ứng dụng sau đó chính là Cortana của Microsoft, Amazon’s Alexa,...
Hiện nay, nhận dạng giọng nói vẫn đang là công nghệ được nghiên cứu để có những bước tiến lớn hơn nữa, đáp ứng được sự kỳ vọng và nhu cầu của con người đối với công nghệ. Và trong tương lai, người ta hướng đến sự chính xác cao hơn của công nghệ này với khả năng bản địa hóa tốt hơn và có sự ứng dụng trở nên phổ biến hơn.
Về cơ bản thì nhận dạng giọng nói là một ứng dụng AI, vì thế để trí tuệ nhân tạo có thể thông minh hơn và có sự phản ứng cao hơn sẽ cần có một lượng dữ liệu cực kỳ lớn. Tuy nhiên, để xây dựng, phát triển một công nghệ nhận dạng giọng nói có khả năng tương tác như con người thì sẽ đòi hỏi sự cố gắng không ngừng nghỉ của công nghệ. Bởi cho tới thời điểm hiện tại, sự tương tác về mặt tâm lý ở AI là rất thấp, chúng ta mới chỉ đơn giản là đưa những dữ liệu đã có vào AI thông qua những dòng mã.
Với sợi dây liên kết có phần cứng nhắc này thì để ứng dụng nhận diện giọng nói có thể thực sự hiểu được ý đồ của bạn sẽ là một bài toán vô cùng khó khăn. Tuy vậy, chúng ta vẫn hy vọng vào một ngày không xa, khi chúng ta nói: “Siri, I love you” thì Siri sẽ đáp rằng: “I hope you won't say this to another phone”.
Với riêng thị trường Việt Nam, chúng ta vẫn sẽ hy vọng rằng mai sau việc tương tác với Siri hay các ứng dụng khác bằng tiếng Việt là điều hoàn toàn khả thi. Và hiện nay, với phần mềm TTS 365, các bạn có thể thực hiện việc chuyển văn bản thành giọng nói. Đây là một trong những phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói tiếng Việt được đánh giá khá cao trong thời gian gần đây. Một trong những phần mềm được phát triển bởi công ty của Việt Nam, bạn có thể trải nghiệm và đưa ra đánh giá để các công ty trong nước có những sự phát triển tốt hơn trong hành trình phát triển ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo này.
27% người dùng sử dụng thao tác tìm kiếm bằng giọng nói, hơn 111 triệu người Mỹ sử dụng các giải pháp bằng giọng nói, thị trường của công nghệ nhận dạng giọng nói sẽ có thể đạt tới 26,8 tỷ đô la trong năm 2024,.... Những con số thống kê này cho thấy được nhận dạng giọng nói chính là một công nghệ vô cùng tiềm năng và có nhiều điều kiện để phát triển. Nhất là khi nhu cầu sử dụng cuả người dùng được đánh giá là tương đối cao.
Hơn hết, với những giá trị mà công nghệ này mang lại thì các ngành như ngân hàng, giáo dục, thương mại điện tử, giải trí, chăm sóc sức khỏe,...cũng sẽ có nhiều hơn các cơ hội phát triển. Mở ra một kỷ nguyên mới cho sự ứng dụng của công nghệ nhận dạng giọng nói đối với lĩnh vực kinh tế nói riêng.
- Mua sắm qua giọng nói
Nếu như bạn là một tín đồ của Shopee thì chắc chắn không thể không biết đến tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng giọng nói. Điều này hứa hẹn cho một xu hướng phát triển của công nghệ nhận dạng giọng nói chính là việc mua sắm thông qua giọng nói. Không đơn giản là tìm kiếm sản phẩm nữa, mà bạn có thể đặt hàng bằng chính giọng nói của mình và không cần bất cứ thao tác vật lý nào của bản thân.
- Tối ưu hóa công việc hành chính văn phòng
Với các cơ quan, doanh nghiệp thì việc ghi chép văn bản, biên bản là công việc không thể thiếu. Tuy nhiên, với công nghệ nhận dạng giọng nói thì việc chuyển văn bản thành giọng nói và chuyển giọng nói thành văn bản sẽ giúp cho công cuộc ghi chép trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp cho các công việc giấy tờ trở nên nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
- Xây dựng trợ lý ảo thông minh cho mọi thiết bị
TV thông minh, đồng hồ thông minh, nhà thông minh, quạt thông minh,.... Mọi thứ đều được hỗ trợ và có khả năng nhận dạng giọng nói. Đó là những điều mà con người chúng ta có thể hướng tới. Việc này có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng chúng ta vẫn đang không ngừng nỗ lực để có được những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa một cách tốt nhất.
Có thể nhận thấy rằng, sự phát triển của nhận dạng giọng nói đã trải qua hàng thập kỷ. Và cho tới thời điểm hiện tại, mặc dù đã có những thành tựu nhất định, tuy nhiên chúng ta vẫn còn rất nhiều thử thách ở phía trước với sự phiển triển công nghệ nhận dạng giọng nói lên một tầm cao mới hơn nữa. Hy vọng rằng, trong tương lai, những ứng dụng nhận dạng giọng nói thông minh sẽ được phát triển và mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa tốt nhất cho người dùng.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế - Một bước tiến mới quan trọng cho sức khỏe con người
Affective Computing là gì? Trọn bộ thông tin từ A đến Z cho bạn
Affective Computing là gì? Cùng tìm hiểu và khám phá những thông tin thú vị về Affective Computing qua bài viết dưới đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc