Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu về những loại thiết bị bảo hộ thợ sơn nên có

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Ngày cập nhật: 28/12/2020

Trong quá trình làm việc, người thợ sơn sẽ luôn phải đối diện với rất nhiều nguy cơ tổn hại tới sức khỏe, sự nguy hiểm khi phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại và môi trường làm việc ngoài trời và có độ cao. Vậy nên việc chuẩn bị các thiết bị thợ sơn nên có là điều bắt buộc để bảo vệ họ tốt nhất.

Vậy thì thợ sơn cần phải trang bị cho bạn thân những thiết bị bảo hộ lao động nào? Hãy đọc bài viết chia sẻ của Phượng dưới đây để nếu như bạn là một người trong nghề hoặc có người thân làm nghề thì cũng sẽ có tự mình hoặc góp ý để đảm bảo sự an toàn cho chính mình và những người xung quanh nhé.

1  Trang phục bảo hộ lao động của người thợ sơn

1.1. Quần áo bảo hộ của thợ sơn

Một trong những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết của người thợ sơn đó chính là trang phục bảo hộ. Vậy những tiêu chuẩn nào cần được đảm bảo đối với loại bảo hộ này là gì?

Quần áo bảo hộ cho thợ sơn cần phải dài tay và có độ dày dặn nhất định để nhằm chống bụi bẩn, chống sơn dây dưa vào da thịt  hoặc cũng đồng thời chống nắng nóng từ môi trường nếu như làm việc ở ngoài trời. Điều quan trọng hơn cả đối với trang phục quần áo bảo hộ lao động đó chính là phải có khả năng chống lại những hóa chất có độ ăn mòn kém và tia cực tím. 

Trang phục bảo hộ cho người thợ sơn
Trang phục bảo hộ cho người thợ sơn

Chính vì thế mà trong may mặc, khi người ta sản xuất đồ bảo hộ lao động dành cho người thợ sơn sẽ chọn chất liệu có khả năng chống tĩnh điện. 

Ngoài ra, quần áo của thợ sơn cũng phải đảm bảo được tiêu chí không thấm hút. Có nghĩa là không có khả năng thấm nước, chống được hoàn toàn khả năng thấm hóa chất, không thấm được nước sơn. Đồng nghĩa với việc quần áo không cho phép bất cứ loại chất lỏng nào thấm qua được vật liệu để đi vào da thịt của người thợ sơn thì trang phục phải tuyệt đối nói không với khe hở vì chỉ cần để một khe hở như một vết rách chẳng hạn thì cũng có nguy cơ lớn gây ra sự ảnh hưởng xấu tới cho người thợ trong quá trình thi công sơn. Vậy nên hãy chọn trang phục đã được kiểm tra chắc chắn về độ kín, và càng liền thân thì càng tốt để hạn chế tối đa các khe hở. 

Thậm chí mũ trùm cũng nên liền với quần áo luôn. Nếu bộ bảo hộ là loại không có mũ thì thợ sơn sẽ chọn mũ rời nhưng đảm bảo yêu cầu riêng về mũ bảo hộ mà chúng ta sẽ nói kỹ hơn ở nội dung bên dưới. 

Việc làm lao động phổ thông tại Hà Nội

1.2. Giày bảo hộ

Đồ bảo hộ của thợ sơn
Đồ bảo hộ của thợ sơn

Giày bảo hộ hay còn gọi là giày chống tĩnh điện, chính là cách gọi theo tiêu chuẩn của giày cần đáp ứng về độ an toàn trong lao động của nghề làm sơn. Vừa chống tĩnh điện vừa phải có tấm kim loại để bảo vệ bàn chân cho người thợ.  

2. Kính bảo hộ cho “cửa sổ tâm hồn” 

Đôi mắt vốn rất nhạy cảm, mọi tác động từ bên ngoài như ánh nắng, khói bụi cũng có thể làm tổn hại tới sức khỏe đôi mắt của chúng ta. Với người thợ sơn, khi phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ nguyên liệu sơn thì việc bảo vệ cho đôi cửa sổ tâm hồn ấy càng trwor nên quan trọng và được thực hiện thật nghiêm ngặt, cẩn thận. 

Thợ sơn cần thiết bị bảo hộ nào?
Thợ sơn cần thiết bị bảo hộ nào?

Kính bảo vệ mắt sẽ giúp loại bỏ nguy cơ sơn cũng như các chất dùng trong pha sơn hay matit, các loại kim loại khác sinh ra từ trong quá trình mài bắn vào mắt. 

3. Mặt nạ chống độc

Mặt nạ chống độc là một trong những dụng cụ bảo hộ lao động có tác dụng bảo vệ hiệu quả nhất để ngăn các loại chất độc như hạt độc, hơi độc tiếp xúc trực tiếp và gây hại nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với những ai đang làm nghề thợ sơn.

3.1. Mặt nạ chống các loại hạt độc

Mặt nạ chống hạt độc thường được sử dụng ở trong môi trường có hạt độc được tạo ra. Với nghề làm thợ sơn, họ sẽ tiếp xúc với các hạt độc khi mài matit. Tùy vào mức độ công việc mà người ta có thể cân nhắc lựa chọn hai loại thuộc mặt nạ chống hạt độc là loại mặt nạ thường và loại mặt nạ sử dụng một lần, mặt nạ chống hạt độc có lọc có thể thay thế được. 

Những loại mặt nạ này đều có giới hạn về thời gian sử dụng, nhất là khi nó sẽ thay khuôn mặt của bạn tiếp xúc trực tiếp với các loại sơn, hóa chất, hạt độc cho nên không thể nào dùng đi dùng lại được và bạn cũng phải tính đến thời gian để sử dụng để thay thế chúng đảm bảo quy chuẩn về an toàn cho sức khỏe.

Các thiết bị bảo hộ lao động dành cho thợ sơn
Các thiết bị bảo hộ lao động dành cho thợ sơn

Trong phạm vi từ 0,2 cho tới 5 micrometer, tùy từng cỡ hạt độc sẽ có khả năng gây độc hại đến phổi của những người tiếp xúc.

Việc làm thợ sơn

3.2. Loại mặt nạ chống hơi độc

Loại mặt nạ này có thiết kế riêng biệt để nhằm tác dụng tránh hơi hữu cơ (là loại hơi có sự hòa trộn giữa không khí và hơi dung môi hữu cơ), che cho mũi và miệng không tiếp xúc với hơi độc. Hạt độc thì có thể tránh dễ dàng bằng các loại vật dụng còn với khí độc, việc sử dụng các loại vật dụng cần phải đặc biệt hơn rất nhiều trong phần thiết kế. Có hai nhóm mặt nạ là loại có lọc, loại mặt nạ có ống dẫn khí. 

Trong đó, loại mặt nạ có đường dẫn khí sẽ được cung cấp đến thợ sơn các khí trong lành,  khí nén vào trong để cung cấp khí thở để người thợ sơn có thể thoải mái khi làm việc. Loại ống dẫn khí có lọc được thiết kế bộ lọc bằng than hoạt tính vì nó có tác dụng tốt trong việc hấp thụ các loại khí hữu cơ. 

Đối với loại mặt nạ thiết kế bộ lọc than hoạt tính, bầu lọc có các giới hạn về khả năng hấp thụ chất độc. Khi bầu lọc này đã đến giới hạn bão hòa về khả năng hấp thụ thì chắc chắn bộ lọc sẽ không hoạt động hiệu quả và để cho khí độc xuyên qua, khiến bạn hít phải khí độc dễ dàng. 

Thời gian xuyên thấu là lúc mặt nạ đã bão hòa. Thời gian này có thể thay đổi theo cường độ của khói. Khi sử dụng mặt nạ chống độc thì người thợ sơn cần tính toán thật kỹ khoảng thời gian xuyên thấu để kịp thời thay bộ lọc trước khi diễn ra thời gian này.

Thiết bị bảo hộ không thể thiếu của thợ sơn
Thiết bị bảo hộ không thể thiếu của thợ sơn

Mỗi loại mặt nạ lọc làm bằng chất liệu than hoạt tính sẽ được thiết kế riêng phù hợp với từng loại dung môi hữu cơ chuyên dụng phục vụ cho các thợ sơn. 

Ngoài hai loại mặt nạ trên, trong nghề sơn còn có những loại mặt nạ khác nữa cũng được sử dụng khi thi công sơn, được làm bằng chất liệu vải mỏng, có đặc điểm trong suốt và có cả cacbon kích hoạt. Tuy nhiên những loại này không có tác dụng tốt trong việc chống hơi độc cho nên không thể sử dụng thay thế mặt nạ chống hơi độc được. Các thợ sơn cần nắm rõ đặc điểm, công dụng, chức năng của từng loại mặt nạ để sử dụng chúng đúng trường hợp và giúp bảo vệ bản thân mình được tốt nhất. 

4. Găng tay phục vụ thợ sơn làm việc

Cũng tương tự như quần áo bảo hộ dành cho người thợ sơn, găng tay có chức năng chống các loại bụi, hạt độc, hơi độc dung môi từ sơn, tránh dính nước sơn vào da tay gây hại. Thợ sơn thường bị ăn mòn da tay cũng bởi không sử dụng găng tay bảo vệ đúng quy trình. 

Găng tay bảo hộ lao động dành cho thọ sơn
Găng tay bảo hộ lao động dành cho thọ sơn

Loại găng tay dùng trong nghề sơn, dù là sơn nhà hay sơn ô tô đều là loại găng tay cao su có khả năng ngăn hoàn toàn nước sơn thấm vào tay như chất liệu vải. 

Việc làm

5. Những loại vật dụng bảo hộ khác dành cho thợ sơn

Bên cạnh, quần áo, giày bảo hộ, mặt nạ chống độc hay găng tay thì thợ sơn còn phải chuẩn bị những đồ bảo hộ khác bao gồm:

Mũ bảo hộ, có chức năng tương tự như quần áo bảo hộ, để chống các giọt bắn của sơn bắn vào đầu tóc, giảm thiểu bụi sơn và bụi môi trường. Sản phẩm này cũng được làm cùng chất liệu với quần áo bảo hộ để đảm bảo độ bảo vệ tốt nhất cho người thợ sơn. 

Những loại vật dụng bảo hộ khác dành cho thợ sơn
Những loại vật dụng bảo hộ khác dành cho thợ sơn

Tiếp đến là dây thừng cứu sinh có cấu tạo từ nhiều loại nguyên liệu, có loại cấu tạo từ sợi nilon, có loại dây thừng làm từ sợi thực vật, sợi gai, dây bao hay sợi vải. Dù làm bằng chất liệu gì thì chúng cũng được bện lại với nhau một cách chắc chắn theo hình xoắn ốc. 

Thêm một dụng cụ nữa phục vụ cho thợ sơn để bảo hộ trong quá trình làm việc đó là khóa hãm trượt. Khóa này cần phải chọn dùng loại phi 18, làm từ chất liệu thép có chất lượng cao và đảm bảo không gỉ sét. Khóa hãm trượt được sử dụng với mục đích cố định vật thể ở tại một vị trí, khả năng giữ được vật có lực tải dưới 1.800 kg. 

Như vậy, bài viết này đã gửi đến bạn đọc thông tin cần thiết để bạn biết cụ thể những thiết bị bảo hộ thợ sơn nên có là gì/ Nếu như đây là nghề nghiệp của bạn thì hãy tìm hiểu kỹ để chuẩn bị tốt nhất sự sự an toàn của bản thân mình trong công việc nhé.

Mô tả chi tiết công việc của thợ sơn

Thợ sơn là một trong những công việc lao động phổ thông phổ biến, được nhiều người lựa chọn vì nó không đòi hỏi về bằng cấp hay các kỹ thuật rườm rà khác. Để bắt đầu với nghề dễ dàng hơn thì bạn hãy tìm hiểu ngay những mô tả công việc thợ sơn nhé.

Công việc thợ sơn

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý