Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Lê Hoàng Diệp Thảo - Người phụ nữ kiên định trong kinh doanh

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 04 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Lê Hoàng Diệp Thảo là một trong những tên tuổi nổi tiếng của giới kinh doanh Việt Nam. Vốn dĩ kín tiếng trước truyền thông, Madame Lê Hoàng Diệp Thảo ít khi chịu chia sẻ về đời tư cá nhân nói riêng cũng như sự nghiệp và những đóng góp cho xã hội nói chung trên mặt báo. Bạn có biết đến nữ doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo không? Bạn biết gì về con đường kinh doanh của người phụ nữ này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm việc làm

1. Tiểu sử của bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Tiểu sử của bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Tiểu sử của bà Lê Hoàng Diệp Thảo

CEO Lê Hoàng Diệp Thảo sinh năm 1973 trong một gia đình có điều kiện về kinh tế, cha mẹ kinh doanh vàng bạc đá quý từ đầu những năm 1960.

Năm 1994 sau khi tốt nghiệp, bà Thảo tự thi tuyển vào làm việc ở Tổng đài 108 của Bưu điện tỉnh Gia Lai, làm việc ở đây được 5 năm. Thông qua cuộc điện thoại giải đáp trên tổng đài, bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ khi đó đang là sinh viên Y khoa có cơ duyên gặp gỡ nhau.

Sau khi kết hôn với ông Vũ vào năm 1998, bà Thảo nghỉ việc ở Bưu điện, theo chồng vào TP.HCM để lập nghiệp, mở cửa hàng cà phê đầu tiên tại số 587 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận.

Hai vợ chồng đã có bốn người con là: Đặng Lê Thảo Nguyên, Đặng Lê Tây Nguyên

Đặng Lê Bình Nguyên và Đặng Lê Trung Nguyên.

Năm 2015, hai người ly thân và kể từ đó tranh giành quyền quản lý công ty Trung Nguyên.

Xem thêm: Chuyên mục tiểu sử doanh nhân

2. Sự nghiệp của doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo

2.1. Câu chuyện với cà phê Trung Nguyên

Sinh ra tại thủ phủ cà phê Pleiku, Gia Lai, hương thơm và vị đậm đà của những hạt cà phê đã ăn sâu vào con người Lê Hoàng Diệp Thảo, nuôi dưỡng và hun đúc trong bà một tình yêu mãnh liệt đối với cà phê. Trong hơn hai mươi năm gắn bó với ngành cà phê, bà nhận thấy cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân nên mang lại giá trị thấp và chưa xây dựng được thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng và có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Câu chuyện với cà phê Trung Nguyên
Câu chuyện với cà phê Trung Nguyên

Theo bà, nếu muốn mở rộng và có nguồn thu gấp nhiều lần hơn thế, các doanh nghiệp cà phê Việt không còn cách nào khác là phải xây dựng thương hiệu, và muốn làm điều này ắt hẳn phải đầu tư vào mạng lưới phân phối, đóng gói, thuyết phục người tiêu dùng. 

Với định hướng đó, con đường xây dựng một thương hiệu sẽ vất vả hơn nhiều, nhưng lại mang tính lâu dài, bền vững, không chỉ mang lại nhiều kim ngạch hơn từ xuất khẩu mà còn khẳng định vị trí và uy tín của quốc gia trên thế giới.

Bà đã từng chia sẻ trong một hội nghị cà phê như thế này: “Để có thể chạm đến những phân khúc lớn hơn, hơn lúc nào hết doanh nghiệp Việt chúng ta cần phải hiểu khách hàng hơn, làm sản phẩm tốt hơn, đóng gói bắt mắt hơn và có thể đem đến được những trải nghiệm, những câu chuyện ý nghĩa và khác biệt thông qua chuỗi cà phê”.

Chính từ tầm nhìn đó, từ năm 2008, bà đã xây dựng thành công những thương hiệu cà phê điển hình của Việt Nam vươn ra quốc tế như Trung Nguyên, G7.

Từ năm 16/06/1996 bà Thảo là đồng sáng lập và đồng sở hữu (93%) Tập đoàn Trung Nguyên. Bà cùng chồng khởi nghiệp, thành lập Hợp tác xã cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.

Ngày 20/08/1998, công ty mở quán cafe Trung Nguyên đầu tiên tại TP HCM và đồng thời cũng là nhà của hai vợ chồng ở địa chỉ 587 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận.

Sự nghiệp của doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo
Sự nghiệp của doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo

Năm 2000, với chiến lược nhượng quyền, Trung Nguyên đã có 400-500 quán cà phê trên toàn Việt Nam. Năm 2001 Trung Nguyên mở xưởng sản xuất cà phê Hoà tan ở số 204 Bùi Thị Xuân và bắt đầu phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7. Đến năm 2002, công ty thực hiện nhượng quyền ở một số quốc gia như Nhật bản và Singapore.

Năm 2008, bà Thảo thành lập và giữ vai trò TGĐ công ty Trung Nguyên International (TNI) và công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên.

Xem thêm: Việc làm pha chế cafe

2.2. Sáng lập thương hiệu King Coffee

Sau khi ly thân với chồng là Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Thảo mở công ty riêng về cà phê. Năm 2018, bà trở thành diễn giả tại Diễn đàn CEO Allegra Coffee World London cùng với một số doanh nhân khác như Esteban Liang, Nicholas Stone, Brett Smith,...

Tháng 10/2016 thương hiệu cà phê King Coffee ra mắt thị trường Hoa Kỳ. Và hiện nay, thương hiệu cà phê của Việt Nam trở thành một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích nhất tại đất nước này. Ngày 10/07/2018 Trung Nguyên International khai trương cửa hàng King Coffee đầu tiên của chuỗi thương hiệu tại số 2 Lê Lợi, phường Hội Thương, thành phố Pleiku.

Chỉ trong vòng 1 năm, King Coffee đã chiếm lĩnh 60 thị trường khắp thế giới từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Bà Thảo đã chọn đưa King Coffee ra quốc tế trước khi trở về thị trường Việt Nam.

Sáng lập thương hiệu King Coffee
Sáng lập thương hiệu King Coffee

“Khát vọng của tôi là xây dựng được thương hiệu cà phê Việt mang tầm vóc toàn cầu, có thể ngang tầm với các tập đoàn đa quốc gia trong ngành cà phê. Chỉ có những nỗ lực đó mới giúp nâng cao giá trị cho cà phê Việt Nam và xứng đáng với vị thế của Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản lượng cà phê xuất khẩu” – Nữ CEO chia sẻ tại một hội nghị về cà phê.

Khi về Việt Nam vào năm 2017, King Coffee tiếp tục gây ấn tượng với người tiêu dùng khi chỉ trong một thời gian ngắn đã có mặt ở 63 tỉnh thành trên cả nước, đây là điều không phải thương hiệu nào cũng có thể làm được.

CEO Lê Hoàng Diệp Thảo cùng King Coffee, thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất vinh dự đón nhận giải thưởng: “Most Popular Coffee Brand, Vietnam 2019”. Đây là giải thưởng do tạp chí Global Brands Magazine (Anh quốc) bầu chọn. Giải thưởng này được hội đồng đánh giá công tâm qua đơn vị thứ ba, thương hiệu được bầu chọn phải vượt qua nhiều yếu tố khắt khe về tài chính, phát triển dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, hoạt động định vị thương hiệu phải ý nghĩa phong phú. Đây cũng là một cơ hội để cà phê Việt khẳng định giá trị của mình, quảng bá cà phê Việt trên trường quốc tế.

Xem thêm: Tiểu sử doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh - Bông Hồng Thép

3. Tranh chấp Trung Nguyên với chồng

Tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức danh Phó TGĐ của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Trung Nguyên. Và cũng từ đây, tranh chấp quyền quản lý công ty Trung Nguyên giữa vợ chồng ông vua cà phê Trung Nguyên chính thức nổ ra.

Tranh chấp Trung Nguyên với chồng
Tranh chấp Trung Nguyên với chồng

Chiều 27/3/2019, sau hơn một tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM đã ra phán quyết về vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

HĐXX tuyên chấp thuận cho vợ chồng họ ly hôn, giao các con cho bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng mỗi năm tính từ năm 2013 cho đến khi học xong đại học.

Về tranh chấp tài sản, tòa xác định, tổng cộng ông Vũ bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỷ đồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa chia cho ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40%. Tuy nhiên, toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. HĐXX cho rằng "cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự".

Xem thêm: Việc làm quản lý quán cafe

4. Quan điểm của CEO Diệp Thảo về nữ giới trong kinh doanh

Bà Thảo cho biết: “Cũng như nhiều nữ doanh nhân khác, tôi thấu hiểu nỗi vất vả trăm bề của người phụ nữ khi làm kinh doanh. Một vai, hai gánh họ vừa phải điều hành công việc, vừa thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ lo toan việc gia đình”.

Quan điểm của CEO Diệp Thảo về nữ giới trong kinh doanh
Quan điểm của CEO Diệp Thảo về nữ giới trong kinh doanh

Nữ CEO cũng chia sẻ về chính mình, ngay từ ngày đầu khởi sự với chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ bà đã cùng chồng gây dựng nên Tập đoàn Trung Nguyên.

Bà Thảo tâm sự: “Chặng đường ấy có ánh hào quang nhưng cũng chứa bao nhiêu là gian truân cay đắng mà tôi luôn nhớ như in. Lúc mang thai đến kề cận ngày sanh nở mới dám nghỉ. Chỉ hai ngày là lại lao vào công việc để điều hành cho chu toàn mọi việc, vừa lo con cái, lo gia đình nội ngoại hai bên.”

Nếu nhìn lại cả chặng đường từ khi kết hôn với chàng sinh viên nghèo Nguyên Vũ, đến những lần Trung Nguyên sắp phá sản, để có được Trung Nguyên như hôm nay, bà Thảo đã bỏ ra tâm huyết và hy sinh rất nhiều. Một con người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nhiều người cho rằng, một người phụ nữ thành đạt là một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp và có một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bà Diệp Thảo, có thể nói bà đã vượt ra cả ranh giới ấy. Dù cho có năng lực nhưng không chịu đánh đổi hy sinh, mất mát và có khao khát cống hiến thì người phụ nữ rất khó để thành công. 

Bà Thảo rất thấu hiểu tâm sự của nhiều nữ doanh nhân
Bà Thảo rất thấu hiểu tâm sự của nhiều nữ doanh nhân

Dù người phụ nữ là doanh nhân quản lý các tập đoàn, người cống hiến cho thể thao đất nước hay cả khi họ là những người phụ nữ bình dị thì đóng góp của họ trong công việc thường ngày trên đồng ruộng, nhà máy, công sở… đều rất đáng trân trọng.

Ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong vấn đề thu hẹp khoảng cách giới và phát huy quyền bình đẳng giới,  thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực kinh tế và chính trị xã hội.

Bà Thảo cho rằng: “ Thứ mà doanh nghiệp, doanh nhân cần nhất bây giờ là “được bảo vệ”. Nữ doanh nhân cũng vậy thôi, họ mong mỏi có được một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và công bằng. Để làm được điều đó, cần phải có một hệ thống pháp lý hiệu lực, hiệu quả. Nhưng kể cả khi các quy định pháp luật có đủ rồi, cũng cần phải có lực lượng thực thi công minh, chính trực.”

Dù đang phải đương đầu khó khăn bà vẫn khẳng định niềm tin vào luật pháp Việt Nam công minh, minh bạch, bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Nữ doanh nhân Việt Nam rất cần được bảo vệ trong kinh doanh.

Đọc thêm về tiểu sử Đặng Lê Nguyên Vũ

Nhắc đến Lê Hoàng Diệp Thảo, không thể không nhắc đến Đặng Lê Nguyên Vũ vì đây là cặp vợ chồng có quá trình ly thân được dư luận chú ý. Bạn muốn biết thêm về vua cà phê Trung Nguyên không? Ấn vào link bài viết dưới đây nhé.

Đặng Lê Nguyên Vũ

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý