Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những tình huống sư phạm THCS thường gặp – Cách xử lý phù hợp

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Ngày cập nhật: 05/11/2020

Là giáo viên THCS không thể thiếu những tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giảng dạy của mình. Vậy với tình huống gặp phải đó bạn sẽ có hướng giải quyết và xử lý như thế nào là chuẩn nhất. Đọc ngay chia sẻ về những tình huống sư phạm THCS thường gặp đi kèm với cách xử lý thích hợp nhất trong bài viết này để nắm bắt được kỹ năng và hướng giải quyết đúng đắn nhé!

1. Tình huống bạn chưa có câu trả lời cho câu hỏi từ phía học sinh

Giáo viên là người giảng dạy trong lớp học và truyền đạt kiến thức cho các em. Tuy nhiên không giáo viên không phải là bách khoa toàn thư nên sẽ có những câu hỏi mà học sinh đặt ra trong tiết học mà giáo viên học có câu trả lời. Vậy khi gặp tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào là tài tình nhất?

Tình huống bạn chưa có câu trả lời cho câu hỏi từ phía học sinh
Tình huống bạn chưa có câu trả lời cho câu hỏi từ phía học sinh

Hướng xử lý tình huống:

Khi gặp tình huống này, giáo viên không nên tỏ ra lúng túng trước học sinh của mình, việc gặp phải tình huống này là điều không tránh khỏi khi bạn cầm phấn trên giảng đường. Cách xử lý khéo léo mà bạn nên sử dụng đó chính là đưa ra một lời khen trước tiên với bạn học sinh đó vì có câu hỏi rất thú vị, phát hiện lý thú và có sự quan tâm đến bài học này. Sau đó bạn có thể giải quyết bằng việc lấy vấn đề đó ra để cho toàn bộ học sinh trong lớp cùng bàn luận và suy nghĩ. 

Trong khoảng thời gian học sinh suy nghĩ và thảo luận cho câu hỏi đó, bạn có thể suy nghĩ về câu trả lời chính xác và tranh thủ thời gian để tìm hướng giải quyết phù hợp nhất. Nếu sau một thời gian ngắn kết thúc thảo luận mà bạn chưa có câu trả lời cho học sinh và các học sinh tranh luận về vấn đề đó thì hãy coi đó là bài tập về nhà. Thời gian này bạn sẽ dành để nghiên cứu và đưa ra câu trả lời tốt nhất và chính xác nhất cho học sinh của mình trong buổi học tiếp theo.

Tình huống bạn chưa có câu trả lời cho câu hỏi từ phía học sinh
Tình huống bạn chưa có câu trả lời cho câu hỏi từ phía học sinh

2. Tình huống học sinh được phụ huynh xin cho nghỉ học

Khi là giáo viên và được giao trọng trách chủ nhiệm lớp học thì có nhiều tình huống sư phạm bạn sẽ gặp phải, trong đó phải nhắc đến tình huống như: Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh thường xuyên đi muộn, thành tích học tập lại kém, trong giờ thường phá các thầy cô và không tập trung nghe giảng, ngoài giờ học thì tụ tập bạn bè để phá các bạn khác. Bạn quyết định đến gặp phụ huynh để trao đổi về tình trạng của em học sinh đó, tuy nhiên thay vì phối hợp với giáo viên để có hướng giáo dục tốt nhất thì phụ huynh lại xin cho con thôi học. Trên cương vị là một giáo viên, bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào?

Hướng xử lý tình huống:

Trong giáo dục trẻ ở lứa tuổi THCS thì không chỉ có nhà trường mà còn cần đến sự phối hợp của gia đình. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng hiểu được vai trò và có sự phối hợp trong giáo dục cho trẻ lứa tuổi THCS với nhà trường, cũng giống như trong tình huống này đã đề cập đến. 

Tình huống học sinh được phụ huynh xin cho nghỉ học
Tình huống học sinh được phụ huynh xin cho nghỉ học

Để giải quyết tốt nhất với tình huống này, bạn cần đến gặp phụ huynh và có sự phân tích chính xác vai trò của nhà trường cùng gia đình trong việc giáo dục học sinh và đặc biệt khi gia đình có ý muốn xin cho con thôi học bạn cần một cách xử lý tài tình và khéo léo. Hãy nói rằng bạn đến để mong nhận được sự giúp đỡ của gia đình để giúp trẻ có ý thức trong học tập và hoạt động hành ngày tại trường. Dùng sự nhiệt tình và chân thành của bản thân để cảm hóa và truyền ngọn lửa nhiệt huyết trong việc giáo dục học sinh trung học cơ sở cho phụ huynh.

Bạn cũng nên đưa ra những thiệt hại, tác hại nếu như bố mẹ quyết định cho con nghỉ học vào giai đoạn này. Hướng họ đến một tương lai tương sáng cho con của mình sẽ là cách thuyết phục tốt nhất để gia đình phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh và phân tích, bàn luận để đưa ra hướng giải quyết để hai bên cùng thống nhất và có được hiệu quả tốt nhất giúp học sinh thay đổi theo hướng tích cực.

Tuyển giáo viên THCS

3. Tình huống sư phạm THCS với học sinh cá biệt

Tình huống sư phạm THCS với học sinh cá biệt
Tình huống sư phạm THCS với học sinh cá biệt

Trong hợp bạn làm chủ nhiệm sẽ thường xuất hiện một học sinh đi ngược lại với tất cả số đồng và có phần cá biệt hơn các bạn khác. Học sinh này thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, đánh bạn bè trong lớp và ở cả lớp khác. Trong lần nghiệm trọng nhất, nhà trường đưa ra kỷ luật nghiêm khắc và yêu cầu giáo viên dắt học sinh về để nói chuyện với gia đình. Sau khi biết được tình hình của con, bố của học sinh có hành vi đánh em vì cho rằng đã làm xấu mắt gia đình mình. Vậy đứng trước tình huống này, với vai trò là một giáo viên bạn sẽ xử lý như thế nào?

Hướng xử lý tình huống:

Trong tình huống trên với học sinh cá biệt và phụ huynh có phần nóng tính và cư xử thô lỗ trước mặt bạn. Gặp phải tình huống này, bạn không thể đứng im làm lơ mà cần phải can thiệp vào để gia đình có hướng giáo dục đúng đắn giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Bạn không đến nhà học sinh để tố cáo sai trái của học sinh, mà bạn đến tìm họ để cho họ biết tình hình con cái mình và có hướng phối hợp với nhà trường để giúp học sinh thay đổi tốt hơn. Hãy thẳng thắn nói đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh rất quan trọng bên cạnh nhà trường, đưa ra các biện pháp cụ thể để gia đình và nhà trường cùng nhau đưa học sinh đó thay đổi và có sự tiến bộ tốt hơn để hướng đến một tương lai tốt cho học sinh đó.

Tình huống sư phạm THCS với học sinh cá biệt
Tình huống sư phạm THCS với học sinh cá biệt

4. Tình huống học sinh bị phụ huynh bắt lấy chồng sớm

Tình trạng phụ huynh bắt học sinh nghỉ học để lấy chồng sớm khi con đang lứa tuổi 13 – 14 học trung học cơ sở thành rất phổ biến tại các dân tộc thiểu số hiện nay. Khi bạn gặp phải tình huống này, trên cương vị là giáo viên chủ nhiệm của em học sinh đó bạn sẽ có cách giải quyết như thế nào?

Hướng xử lý tình huống:

Thường tại dân tộc thiểu số bố mẹ luôn cho con đi lấy chồng từ rất sớm, rất nhiều tình trạng tảo hôn xảy ra tại đây, tuy nhiên họ thường không có nhiều hiểu biết và phong tục tập quán của dân tộc khiến họ không nhận thức được vấn đề và thường bắt con lấy chồng sớm. Nếu trong lớp học của bạn có học sinh đang trong tình huống này, hướng giải quyết của bạn đó chính là cùng học sinh đó về nhà để gặp trực tiếp bố mẹ học sinh để bàn luận và định hướng cho bố mẹ của em học sinh đó.

Tình huống học sinh bị phụ huynh bắt lấy chồng sớm
Tình huống học sinh bị phụ huynh bắt lấy chồng sớm

Hãy phân tích cho bố mẹ của bọ học sinh đó hiểu rằng, lứa tuổi khi ở cấp THCS vẫn còn quá nhỏ, tâm sinh lý chưa phát triển hết, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đặc biệt là ảnh hưởng nghiệm trọng đến những đứa bé được sinh ra bởi người mẹ khi chưa phát triển hết. Hơn thế nữa, bạn cũng cần phải chỉ cho phụ huynh học sinh thấy được rằng tương lai của học sinh phía trước rất rộng mở và cần được học tập, phát triển toàn diện.

Đặc biệt đề cập đến đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trong việc khuyến cáo tảo hôn và giúp tình trạng tảo hôn của học sinh tại đồng bào thiểu số được giải thiểu là điều rất cần thiết, đồng thời giáo viên nên nhờ đến sự giúp đỡ của địa phương và chính quyền giúp vận động, tuyên truyền cho phụ huynh hiểu để không bắt con em mình lấy chồng sớm khi chưa đủ tuổi kết hôn.

5. Học sinh thường xuyên nghỉ học do chuyện gia đình

Trong suốt thời gian làm giáo viên THCS, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình huống học sinh thường xuyên bỏ học do có việc gia đình ảnh hưởng khiến em không thể đến trường liên tục được. Khi gặp tình huống này, bạn sẽ xử lý và giải quyết như thế nào?

Học sinh thường xuyên nghỉ học do chuyện gia đình
Học sinh thường xuyên nghỉ học do chuyện gia đình

Hướng xử lý tình huống:

Bạn hãy gặp riêng học sinh đó để tâm sự cùng học sinh và giúp bạn hiểu được nguyên nhân chính xác khiến em hay nghỉ học là gì và giúp em học sinh đó có hướng giải quyết. Biết được lý do khiến học sinh nghỉ học thường xuyên là do chuyện gia đình, bạn có thể đến gặp bố mẹ học sinh và nói về vấn đề của gia đình đang làm ảnh hưởng đến tương lai tươi sáng của em học sinh đó. Hãy phân tích rõ cho phụ huynh thấy được rằng, con họ cần đi học để phát triển và có một tương lai tốt, đồng thời gia đình khó khăn về kinh tế bạn có thể tìm sự giúp đỡ để tài trợ việc học tập, xin học bổng cho học sinh đó để có thể đến trường và tiếp tục việc học của mình.

Hãy phân tích và giải thích cho bố mẹ của học sinh đó biết được rằng việc học rất quan trọng và nó giúp em học sinh có được một tương lai tốt, một công việc tốt và có mức thu nhập xứng đáng cho sức lao động của bản thân hơn là khi học được học hành tử tế.

Việc làm Giáo dục - Đào tạo tại Hồ Chí Minh

6. Học sinh lớp khác hoặc trường khác đánh học sinh của bạn

Một trong những tình huống sư phạm THCS bạn nhất định không thiếu gặp trong cuộc đời làm giáo viên của mình đó chính là học sinh lớp khác đánh học sinh của bạn. Với tình huống này xảy ra, bạn sẽ có hướng giải quyết như thế nào nhỉ?

Học sinh lớp khác hoặc trường khác đánh học sinh của bạn
Học sinh lớp khác hoặc trường khác đánh học sinh của bạn

Hướng xử lý tình huống:

Khi biết chuyện có học sinh lớp khác đánh học sinh của bạn, đừng quá nóng vội mà bênh vực học sinh của mình và đổ lỗi hết trách nhiệm cho học sinh lớp khác. Một giáo viên khéo léo cần có cách xử lý tình công minh hơn và có huống giải quyết dứt điểm với vấn đề này.

Hãy gặp mặt cả học sinh của bạn và học sinh lớp khác đánh học sinh của bạn để tìm hiểu vấn đề đang mâu thuẫn của hai bên. Yêu cầu hai em học sinh làm bản tường trình sự việc và bản kiểm điểm cá nhân. Lắng nghe từ hai phía để biết được sai đến từ phía nào và có xử lý chính xác, công mình. Khuyên hai học sinh xin lỗi và làm hòa với nhau. Không nên mắng học sinh của bạn, hãy nhẹ nhàng nói với học sinh đó rằng đây là điều sai trái và cần phải giải quyết như thế nào cho đúng khi gặp phải tình huống đó một lần nữa.

Việc bạn dùng lời nói để chỉ dạy cho học sinh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc đưa ra các hình thức trừng phạt nghiêm khắc đó nhẹ. Tận tâm và tận tình với học sinh bạn sẽ nhận được trái ngọt xứng đáng cho bản thân.

7. Học sinh xé bài kiểm tra và có hành vi ném trả lên bục giảng

Trong giờ trả bài kiểm tra trên lớp, sau khi nhận được kết quả bài kiểm tra thì có học sinh xé bài kiểm tra và ném trả lên bục giảng. Khi làm giáo viên, nếu bạn gặp phải tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào?

Học sinh xé bài kiểm tra và có hành vi ném trả lên bục giảng
Học sinh xé bài kiểm tra và có hành vi ném trả lên bục giảng

Hướng xử lý tình huống:

Rất nhiều giáo viên khi gặp phải tình huống này đã không giữ được bình tình mà có thái độ quát tháo đối với học sinh đó, nhiều người còn có hành vi đánh đập học sinh. Nếu là một giáo viên tuân thủ đúng với đạo đức của một người thầy giáo, bạn cần bình tĩnh với tình huống này và yêu cầu học sinh lên nhặt lại bài kiểm tra của mình. 

Chắc chắn khi được yêu cầu nhặt lại bài kiểm tra đã vứt đi thì không ít học sinh sẽ không thực hiện ngay, để xử lý vấn đề này, bạn hãy đến chỗ học sinh và dắt tay em học sinh đó cùng nhặt bài kiểm tra và yêu cầu em làm phẳng lại bài kiểm tra của mình. Sau đó bạn cần hỏi học sinh đó có gì bất mãn với kết quả của bài kiểm tra hay không. Hiểu được vấn đề bất mãn của học sinh này nằm ở đầu thì người giáo viên sẽ có được hướng giải quyết phù hợp nhất.

8. Vì tưởng giáo viên đến muộn nên học sinh hò reo

Tình huống sư phạm THCS thường gặp không thể bỏ qua đó là khi có việc đột xuất khiến giáo viên chưa lên lớp trong 10 – 15 phút, điều này khiến các em học sinh nghĩ rằng bạn nghỉ dạy buổi học hôm đó nên hò reo. Điều này gây mất trật tự và ảnh hưởng đến giờ học của các lớp bên cạnh. Khi gặp tình huống này, bạn đã biết cách xử lý đúng hay chưa?

Vì tưởng giáo viên đến muộn nên học sinh hò reo
Vì tưởng giáo viên đến muộn nên học sinh hò reo

Hướng xử lý tình huống:

Bạn khi gặp tình huống này thấy mất bình tình vì thái độ thiếu tôn trọng của học sinh hay dễ dàng bỏ qua cho chúng. Cách xử lý tốt nhất với vấn đề này đó chính là hãy bước vào lớp và có một lời xin lỗi chân thành vì đã đến muộn với lý do đột xuất của mình. Sau lời xin lỗi hay phân tích cho học sinh hiểu, khi giáo viên chưa lên lớp thì các bạn nên giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến lớp học của người khác. Đặc biệt bạn nên hướng dẫn lớp trưởng và các cán bộ lớp trong việc quản lý lớp học như thế nào khi giáo viên không có trên lớp một cách hiệu quả nhất.

Việc làm

Qua chia sẻ về những tình huống sư phạm THCS trong bài viết này sẽ giúp bạn có được hiểu biết và đặc biệt biết được khi gặp phải các tình huống này thì bạn nên có cách giải quyết như thế nào là hợp lý và đúng chuẩn nhất.

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn giáo viên THCS thường gặp nhất

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về câu hỏi phòng vấn giáo viên THCS kèm theo cách trả lời nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào các trường trung học cơ sở hiện nay nhé!

Câu hỏi phòng vấn giáo viên THCS

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý