Tác giả: Phạm Diệp
Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 08 năm 2024
Vai trò xã hội là thuật ngữ trong xã hội học và mang một ý nghĩa khá trừu tượng? Vậy vai trò xã hội là gì và các dạng vai trò xã hội cơ bản bao gồm như thế nào? Cần phân biệt vai trò xã hội với những khái niệm nào để tránh gây ra hiểu lầm và có cái nhìn chân thực và dễ hiểu nhất.
Vai trò xã hội được coi là thuật ngữ xã hội học thuộc phạm vi kịch nói, là nơi nghiên cứu các vai diễn của những diễn viên đóng vai diễn trò trên sân khấu.
Cũng có nhận định khác lại cho rằng vai trò xã hội là chức năng xã hội, là mô hình các hành vi được xác lập khách quan một cách khách quan bởi các vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ thống các quan hệ giữa các cá nhân với nhau, tương ứng với chỗ đứng của họ trong xã hội.
Con người luôn sống với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, cùng với những thuộc tính tâm lý và tính cách riêng nên sẽ tạo ra những nét cá tính riêng biệt và không giống với ai nhưng chúng ta đều sống trong một môi trường xã hội hoạt động mang tính chất cộng đồng nên ít nhiều các thuộc tính riêng lẻ đó sẽ bị giới hạn bởi sự quy chiếu của những địa vị, vai trò xã hội mà cá nhân đó có. Điều đó có nghĩa là cá nhân vẫn đang sống và điều chỉnh hành vi dựa theo những mong đợi của cộng đồng lên bản thân.
Vai trò xã hội sẽ là hành vi cá nhân thực hiện nằm trong sự mong đợi của địa vị xã hội đó. Những sự mong đợi này không hẳn dựa trên sự giống nhau về mặt sinh học mà chủ yếu sẽ dựa trên địa vị của cá nhân. Tùy thuộc vào địa vị của mỗi cá nhân sẽ ứng với các hành vi xã hội tương ứng. Mỗi một nhóm tổ chức xã hội thì sẽ có những quy tắc chung và những quy chuẩn nhất định về các hành vi xã hội. Tất cả đều có những giá trị và chuẩn mực riêng.
Vậy vai trò xã hội được hiểu chính xác như thế nào là đúng?
Vai trò xã hội sẽ được hiểu chung là khái niệm dùng để chỉ những mong đợi của xã hội đối với một hành vi diễn xuất của cá nhân theo một tình huống xã hội cụ thể và một hoàn cảnh xã hội nhất định. Và vai trò của cá nhân sẽ tương ứng với vị thế của cá nhân đó. Do vậy, vị thế của cá nhân sẽ được cu củng cố khi thực hiện đúng vai trò xã hội.
Vai trò xã hội được nghiên cứu và phân tích thành các dạng vai trò cụ thể như sau:
- Vai trò thông thường: đây là vai trò thể hiện sự học hỏi, cách bắt chước của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, hay nói cách khác đó là việc đóng các vai diễn. Vai trò này sẽ được thay đổi tùy thuộc vào các mối quan hệ tương tác của cá nhân.
- Vai trò định chế: là những vai trò được thiết lập theo hệ thống khuôn mẫu có sẵn đòi hỏi cá nhân phải trải qua một quá trình đào tạo và huấn luyện của tổ chức. Hệ thống khuôn mẫu này thường mang tính chế tài đối với mỗi cá nhân thực hiện. Điều này không làm các nhân được sáng tạo bởi nó đều hoạt động theo một thể thức có sẵn và chỉ việc thực hiện theo.
- Vai trò kỳ vọng: đây là vai trò tương ứng với khái niệm đề cập ngay ban đầu. Các cá nhân sẽ điều chỉnh hành vi xã hội của bản thân sao cho đúng với mong đợi, sự kỳ vọng của nhiều người trong một nhóm, tổ chức hay cả xã hội.
- Vai trò gán: là vai trò do một tổ chức xã hội hoặc nhóm người gán cho một cá nhân, việc này sẽ được thể hiện thông qua việc công nhận tài năng, khen ngợi hay thậm chí cả sự bài trừ dành cho cá nhân nhằm tôn vinh những cái đẹp, hay thể hiện sự thành kiến đối với cá nhân. Thông thường vai trò này sẽ được công nhận thông qua những cuộc bầu chọn mang tính chính thức hoặc không chính thức.
- Vai trò tự chọn: là vai trò mà cá nhân có thể tự thực hiện theo mong muốn của bản thân, ý chí chủ quan của cá nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì cần có sự cân nhắc kỹ càng, bởi không phải những gì cá nhân muốn cũng cũng đều có thể thực hiện được ngay.
Vai trò xã hội sẽ có những đặc trưng cơ bản nhằm tác động đến các hành vi xã hội của cá nhân.
- Vai trò xã hội là sự kết hợp giữa những khuôn mẫu tác phong bên ngoài và tác phong tinh thần bên trong của một cá nhân ( sự kết hợp giữa hành động và suy nghĩ ).
- Vai trò xã hội sẽ mô tả các tác phong đồng nhất và được sự chấp thuận của xã hội.
- Vai trò sẽ được thực hiện trong sự phù hợp với các tiêu chuẩn chung được xã hội công nhận và sự mong đợi của mọi người nói chung và không phụ thuộc vào cá nhân- người thực hiện hành vi xã hội.
- Các cá nhân sẽ chấp nhận vai trò của mình và chủ yếu dựa mức độ phù hợp của chúng với lợi ích cá nhân của mình trong sự phát triển của bản thân. Trong trường hợp vai trò đó không còn phù hợp nữa thì sẽ tự nhiên được loại bỏ.
Một người có thể tham gia nhiều vai trò khác nhau: vai trò chính- phụ; vai trò chủ yếu- vai trò thứ yếu; vai trò then chốt- không then chốt. Và trong các tình huống này thường xảy ra các xung đột vai trò, mỗi cá nhân sẽ phải tự điều chỉnh vai trò của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh và vị trí của bản thân.
Vai trò của cá nhân sẽ bắt đầu từ nhiều phương diện khác nhau như: vị trí kinh tế, thành phần chủng tộc, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tầng lớp giai cấp và cả sự phân công lao động trong thể chế xã hội.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến vai trò xã hội của cá nhân đó là:
- Sự vươn lên, khả năng và nghị lực của cá nhân trong xã hội. Mỗi cá nhân cần có sự cố gắng và thay đổi bản thân phù hợp với vai trò xã hội, đồng thời luôn có sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện ý chí và nâng cao khả năng nhằm nâng cao vai trò xã hội của bản thân. Khi vai trò xã hội được đề cao thì tự khắc vị trí xã hội cũng sẽ được nâng lên.
- Đặc trưng về nhân cách và tâm lý của các cá nhân. Nhân cách và tâm lý là những khía cạnh riêng biệt của từng cá nhân và không ai giống ai. Bởi vậy trong từng trường hợp khác nhau, những đặc trưng này cũng được thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
- Đặc điểm xã hội cá nhân. Đó là các đặc điểm về mục tiêu, giá trị và nguyên tắc của từng cá nhân trong đời sống xã hội. Dựa vào các đặc điểm đó sẽ đánh giá được vai trò xã hội của cá nhân và các hành vi xã hội liên quan đến cá nhân theo nhiều phương diện khác nhau.
Việc hiểu và nắm rõ vai trò xã hội là gì sẽ giúp cá nhân nhận thức được các hành vi xã hội của bạn thân, thực hiện việc điều chỉnh theo sự mong đợi của cộng đồng và đôi khi là sự mong muốn của cá nhân. Điều đó sẽ nhằm khẳng định vai trò của cá nhân và cả vị trí của cá nhân trong xã hội.
Biệt ngữ xã hội là gì? Những thông tin xoay quanh biệt ngữ xã hội
Người xưa luôn có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” . Vậy biệt ngữ xã hội là gì? Và nó được dùng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc