Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chiến thuật xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Facebook

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Facebook là một nền tảng ứng dụng kết nối con người, một trong những trang mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Rất nhiều bài viết được đưa ra để phân tích lý do của sự thành công này. Một trong những lý do của sự thành công đấy không thể không kể đến cách xây dựng và tổ chức văn hóa doanh nghiệp của Facebook. Vậy những chiến thuật của văn hóa đó là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Chiến thuật xây dựng văn hóa công ty của ông lớn trong cuộc đua truyền thông

1.1. Gã khổng lồ trong dịch vụ mạng xã hội

Ra mắt vào năm 2024 và được công ty mẹ Facebook, Inc điều hành. Đến nay, Facebook đã trở thành một gã khổng lồ khi bất cứ ai nhắc đến lĩnh vực dịch vụ truyền thông và dịch vụ mạng xã hội. Tại Việt Nam, Facebook được coi là mạng xã hội của mọi người, mọi nhà. Độ phổ biến của gã khổng lồ này vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt dù gần đây cũng có rất nhiều các ông lớn khác xuất hiện. Có hai yếu tố mang đến sự thành công cho cái tên này được nhiều người phân tích nhất đó là văn hóa công ty và khả năng lãnh đạo có tầm nhìn của người đứng đầu - Mark Zuckerberg. 

Thành công như vậy nên không có gì khó hiểu khi Facebook trở thành một khuôn mẫu tạo ra rất nhiều bài học để những đàn em, những người đi sau quan sát và học tập. Những cuốn sách, những bài viết phân tích về tầm nhìn của người lãnh đạo, về cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp của facebook được người đọc và những người muốn học hỏi để áp dụng đón nhận rất nhiều. Vậy những chiến thuật và bí mật trong văn hóa đó là gì?

Chiến thuật xây dựng văn hóa công ty của ông lớn trong cuộc đua truyền thông
Chiến thuật xây dựng văn hóa công ty của ông lớn trong cuộc đua truyền thông

1.2. Chiến thuật văn hóa doanh nghiệp của Facebook

Từ khóa “Văn hóa hacker” về sự cải tiến và thay đổi là một trong những yếu tố được Facebook áp dụng, thúc đẩy không ngừng trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình. Sự biến đổi không ngừng này đã giúp cho Facebook có ưu thế cạnh tranh và sở hữu nguồn nhân lực với chất lượng cực kỳ cao. Việc trở thành một môi trường hàng đầu trong những môi trường tuyển dụng tốt nhất trên thế giới thực sự không thể coi đó chỉ là may mắn được. Đó là thành quả của việc áp dụng những chiến thuật xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiến bộ và tích cực của ông lớn này.

1.2.1. Chiến thuật tuyển dụng phát triển từ những giá trị cốt lõi

Văn hóa doanh nghiệp của Facebook được phản ánh qua giá trị cốt lõi ban đầu của họ “ Làm cho thế giới cởi mở và kết nối hơn”. Tất cả các công việc từ tuyển dụng, Pr nội bộ, các hoạt động xã hội,... đều được xây dựng và phát triển dựa trên sự tôn trọng chính những giá trị này. Facebook luôn có những đội ngũ với những người có tài năng xuất sắc nhất trong lĩnh vực đó, điều này không khó hiểu khi Facebook có cách để nhân viên hiểu những giá trị to lớn này.

Quá trình tuyển dụng của Facebook gắn liền với giá trị ban đầu của họ và đóng góp rất nhiều vào văn hóa của doanh nghiệp. Mục tiêu tuyển dụng là tìm ra những người có niềm đam mê và yêu thích công việc của mình. Những người có tầm nhìn, hiểu rõ được những điều công ty trân trọng. Facebook hiểu tầm quan trọng của Pr nội bộ và muốn sử dụng chính nguồn lực này để có thể thúc đẩy thu hút tuyển dụng. Chính vì vậy mà những ứng viên khi vào đây làm việc đều phải hiểu rõ toàn bộ văn hóa, mục tiêu và tầm nhìn phát triển của doanh nghiệp.

Chiến thuật tuyển dụng phát triển từ những giá trị cốt lõi
Chiến thuật tuyển dụng phát triển từ những giá trị cốt lõi

1.2.2. Chiến thuật xây dựng văn hóa không leo thang chức vụ

Thực tế việc thăng tiến tại Facebook là điều chắc chắn vẫn luôn tồn tại. Song môi trường này lại không khuyến khích sự leo thang này. Nếu như ở những doanh nghiệp khác, việc thăng tiến là cuộc cạnh tranh đấu đá mệt mỏi thì tại Facebook, mỗi vị  trí quản lý đều là một bước chuyển giao bên cạnh, về phía ngang để trở thành một con đường song song trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân. Người quản lý là nhân tố để hỗ trợ mọi người, loại bỏ những rào cản, giúp mọi người hoàn thành công việc. Ông lớn này  tập trung vào việc xây dựng đội nhóm và hoạt động nhóm. Giúp các thành viên đều có thể đưa ra tầm nhìn về cách thực hiện mục tiêu chung, từ đó mới có thể phát triển sự nghiệp của mình. Trở thành quản lý tại đây là dựa và những năng lực về kỹ năng con người. Thay vì sai bảo và chỉ tay năm ngón thì họ luôn xem mình là những người hỗ trợ đồng đội, hỗ trợ công việc được tốt hơn. 

Chiến thuật xây dựng văn hóa không leo thang chức vụ
Chiến thuật xây dựng văn hóa không leo thang chức vụ

Câu hỏi được đặt ra lúc này là nếu không có thăng tiến và thách thức thì làm sao thúc đẩy nhân viên phát triển năng lực được? Không giống như cách các bạn tưởng tượng ra một môi trường ôn hòa chỉ có sự hỗ trợ, mà ở Facebook vẫn luôn có sự phát triển đi lên, tạo ra cơ hội qua chính văn hóa làm việc đội nhóm tại đây. Những người quản lý hỗ trợ sẽ vẫn là người điều phối, phân xử và tạo điều kiện cho những người đồng đội của mình. Khuyến khích nhân viên, tạo cơ hội tham gia các đội nhóm mới, thực hiện những dự án mới nhằm thử thách bản thân, tạo ra nhiều trải nghiệm mới mẻ, thú vị hơn. Suy cho cùng, việc liên tục thách thức nhân tài phát triển là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tiến lên của bất cứ một doanh nghiệp nào chứ không chỉ mỗi ông lớn Facebook.

1.2.3. Chiến thuật của văn hóa cởi mở, minh bạch

Một trong những điểm tiến bộ của văn hóa doanh nghiệp ở Facebook đó là sự cởi mở và minh bạch trong quá trình làm việc. Tại đây họ luôn tôn trọng  ý kiến của nhân viên. Hợp quy tắc hóa những đệ trình và tuyệt đối không để những cá nhân bị thiệt thòi trách cứ khi lên tiếng hoặc đưa ra những câu hỏi hóc búa. Các cuộc họp giữa các cấp có vị trí cách biệt, phiên hỏi đáp cùng lãnh đạo hàng tuần cũng là một số cách để tất cả mọi người nắm bắt rõ thông tin về nhau hơn thay vì chỉ công việc của ai thì báo cáo với sếp của người đấy. Qua đó cũng khiến cho những người quản lý, nhà lãnh đạo thấu hiểu hơn về mức độ hạnh phúc của nhân viên, độ gắn bó với công việc, lĩnh vực cần cải thiện,...

Facebook cũng là nơi không để thành kiến cá nhân ảnh hưởng đến bất cứ một quyết định nào. Cách làm việc ở đây tôn trọng nhân viên đến mức tất cả các quyết định tuyển dụng, quyết định về đánh giá hiệu quả công việc đều được họ thông qua những ý kiến của nhân viên các phòng ban. Chính sự cởi mở, minh bạch này đã khiến Facebook trở thành một môi trường với văn hóa vô cùng tích cực.

Chiến thuật của văn hóa cởi mở, minh bạch
Chiến thuật của văn hóa cởi mở, minh bạch

1.2.4. Chiến thuật xây dựng văn hóa đối thoại không chính trị

Đây có thể được coi là chiến lược khó thực hiện nhất nhưng lại có vai trò quan trọng nhất. Xây dựng văn hóa đối thoại không chính trị chính là việc cân bằng trong giao tiếp và ứng xử của tất cả nhân viên trong quá trình thực hiện công việc. Facebook rất coi trọng vấn đề này khi luôn trang bị cho nhân viên những kỹ năng giao tiếp, sự cảm thông cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực nhất.

Họ đào tạo nhân viên của mình rằng, khi nhìn thấy điều bản thân không thích thì nên bắt đầu bằng cách nói cho đối phương biết những cảm nhận của mình trên những góc nhìn của mình. Hãy bắt đầu hiểu trên quan điểm của đối phương chứ không tự cho mình là hiểu hết. Đối với những điều bản thân tin tưởng, ủng hộ, hãy thể hiện rõ ràng những cảm xúc của bạn với đồng đội của mình. Hãy đi trước nếu có thể bằng cách làm mẫu, làm gương. Đừng đòi hỏi trách nhiệm của bất cứ ai nếu bạn đang không cả hoàn thành trách nhiệm của chính mình.

Xem thêm: Quy trình truyền thông nội bộ gồm những bước nào và gồm công việc gì?

Chiến thuật xây dựng văn hóa đối thoại không chính trị
Chiến thuật xây dựng văn hóa đối thoại không chính trị

2. Những bài học từ điểm khác biệt trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp Facebook

2.1. Bài học từ sự phù hợp

Tất cả những chiến lược tuyển dụng, chiến lược xây dựng văn hóa đội nhóm, chiến lược ứng xử, các hoạt động xã hội của ông lớn này luôn phát triển từ sự phù hợp với giá trị cốt lõi ngay từ đầu. Bài học được đưa ra ở đây là chỉ khi xây dựng được một chiến lược thông minh, phù hợp với giá trị văn hóa thì mới có thể đem lại được những nhân tố phù hợp. Đối với Facebook thì những người phù hợp không phải là người phù hợp về năng lực mà là người có thái độ phù hợp với công ty, công việc. Họ cho rằng việc tuyển dụng dựa vào thái độ của ứng viên sẽ quan trọng hơn cả bởi vì tất cả nghiệp vụ, kinh nghiệm đều có thể đào tạo nhưng niềm đam mê thì không. Đây cũng là một điểm khác biệt của ông lớn này với những doanh nghiệp chỉ đề cao tài năng lên hàng đầu khi tuyển dụng.

2.2. Bài học từ sự tôn trọng xuất phát từ văn hóa làm việc nhóm

Như chúng ta có thể thấy, tất cả những chiến lược trong văn hóa doanh nghiệp của Facebook đều được xây dựng trên sự tôn trọng nhân sự, tôn trọng công việc. Họ luôn cố gắng tạo ra sự thoải mái nhất trong không khí làm việc, tạo ra sự bình đẳng và xóa tan khoảng cách cấp bậc thường thấy. Có thể thấy nơi đây không có sự tồn tại của phán xét hay tìm ra bài học từ những thất bại của người khác. Khẩu hiệu về sự xem trọng công việc của chính mình, đồng cảm với tất cả mọi người từ khách hàng, những người sử dụng dịch vụ và những đồng đội trong công ty luôn được ông lớn này nhắc nhở những nhân viên của mình. Bài học từ sự tôn trọng đã khiến cho cái tên này trở thành nơi được xem là có văn hóa tích cực nhất từ chính những lời Pr nội bộ của mình.

Đi đâu cũng là làm việc

Việc sao cho xứng mới là mục tiêu

Người ta dạy dỗ đủ điều

Lời hay tôn trọng biết điều đi lên.

Những bài học từ điểm khác biệt trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Facebook
Những bài học từ điểm khác biệt trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Facebook

Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về những văn hóa doanh nghiệp của Facebook và những bài học được rút ra từ những văn hóa tích cực này. Cảm ơn các bạn và đừng quên đọc những thông tin bổ ích khác của chúng tôi trên timviec365.vn nhé!

Điều gì khiến văn hóa doanh nghiệp của Thế giới di động đặc biệt?

Nếu bạn đang quan tâm về văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di động thì hãy xem ngay bài viết này.

Văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;