Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Vật tư xây dựng gồm những gì? Phân loại chi tiết vật tư xây dựng

Tác giả: Trần Thùy Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 04 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Vật tư xây dựng là yếu tố cốt lõi, quyết định đến chất lượng của mỗi công trình. Các nhà thầu đều rất khắt khe trong việc lựa chọn vật tư. Vậy vật tư xây dựng gồm những gì? Có những loại vật tư xây dựng nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại vật tư xây dựng qua bài viết sau đây nhé!

1. Vật tư xây dựng gồm những gì?

1.1. Bạn hiểu thế nào là vật tư xây dựng?

Vật tư xây dựng bao gồm những vật liệu và các dụng cụ, thiết bị, máy móc được sử dụng trong ngành xây dựng. Vật tư xây dựng là cơ sở để tạo nên các công trình xây dựng. Vật tư xây dựng không phải là các sản phẩm hoàn thiện.

Hiểu đúng về vật tư xây dựng
Hiểu đúng về vật tư xây dựng

Nhiều vật tư có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, gỗ, thậm chí cả cành cây và lá cây, đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà. Ngoài các vật liệu tự nhiên, nhiều sản phẩm nhân tạo cũng đang được sử dụng.

Sản xuất vật tư xây dựng là một ngành công nghiệp lâu đời ở nhiều quốc gia và thường được phân chia thành các ngành nghề đặc biệt cụ thể, chẳng hạn như mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước và lợp mái…

1.2. Phân loại vật tư xây dựng được sử dụng trong các công trình

Danh mục vật tư xây dựng bao gồm xi măng, thép, cát, bê tông, bê tông trộn sẵn, dây liên kết, cốt liệu, gạch, khối… Ngoài ra, các vật tư xây dựng thân thiện với môi trường khác nhau cũng được sử dụng rất nhiều trong quá trình thi công các công trình. Vật liệu được sử dụng trong xây dựng phải được lựa chọn cẩn thận để đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ lâu dài của các công trình.

Phân loại vật tư xây dựng được sử dụng trong các công trình
Phân loại vật tư xây dựng được sử dụng trong các công trình

Sau đây là danh sách phân loại các loại vật liệu xây dựng chủ yếu.

1.2.1. Xi măng

Xi măng là một chất kết dính dùng trong xây dựng, có tác dụng đông kết, đông cứng và kết dính với các vật liệu khác để liên kết chúng lại với nhau. Xi măng ít khi được sử dụng để đông thành khối, mà thường được sử dụng để kết dính cát và sỏi với nhau. Xi măng là một trong những thành phần chính tạo nên vữa xây, hoặc trộn với cát và sỏi để làm bê tông.

1.2.2. Các loại thép

- Thép kết cấu

Thép kết cấu là vật liệu xây dựng phổ biến, được sử dụng cùng với bê tông để tạo nên những công trình kiến trúc ấn tượng và có độ bền cao. Tính bền vững và tính linh hoạt của thép kết cấu là những lý do chính khiến loại vật tư này được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Bên cạnh đó thép kết cấu cũng giúp nhà thầu tiết kiệm khá nhiều chi phí xây dựng.

- Thép gia cố

Thép gia cố thường thấy nhất là các thanh cốt thép được sử dụng để cải thiện độ bền kéo của bê tông vì bê tông dễ vỡ khi căng nhưng lại chịu được lực nén mạnh. Nguyên nhân chủ yếu để loại thép này được dùng làm cốt thép vì độ dãn dài của thép do nhiệt độ cao (hệ số giãn nở nhiệt) có giá trị gần bằng bê tông.

Hình ảnh thép gia cố
Hình ảnh thép gia cố

Thép cacbon là dạng thép thanh vằn, hay thép cây, phổ biến nhất được sử dụng ở dạng gia cố. Thép cây thường được sử dụng như một thiết bị kéo căng trong kết cấu bê tông cốt thép hoặc bê tông chịu nén.

1.2.3. Bitum

Bitum là một vật liệu thu được bằng cách chưng cất phân đoạn dầu thô. Bitum là sản phẩm cuối cùng của công đoạn này.

Bitum được biết đến là một vật liệu rắn hoặc nhớt không kết tinh, có đặc tính kết dính, có nguồn gốc từ dầu và được tổng hợp thông qua quá trình tự nhiên hoặc quá trình lọc dầu.

Vật liệu Bitum được sử dụng để làm đường, lợp mái, chống thấm và các ứng dụng khác. Ứng dụng chính của Bitum là dùng trong công nghệ chống thấm và xây dựng đường xá. Cho những bạn nào chưa biết thì Bitum chính là thành phần chủ yếu của nhựa đường.

1.2.4. Cát sông hoặc cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng

Loại cát này có màu xám trắng và là một trong những loại cát mịn được sử dụng để xây dựng các công trình. Chúng chủ yếu được sử dụng trong bê tông và xây dựng. Chúng cũng có thể được sử dụng cho RCC, trát, và các công trình gạch hoặc khối khác.

Cát sông hoặc cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng
Cát sông hoặc cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng

1.2.5. Bê tông

Bê tông là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Bê tông được cấu thành từ một tổ hợp nhiều loại vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng, nước, cốt liệu mịn và đá hoặc sỏi nghiền. Bê tông được trộn ngay tại công trường bằng các loại vật liệu kể trên và đổ vào các khuôn để tạo hình.

Có một loại bê tông khác được gọi là bê tông trộn sẵn. Loại này được sản xuất trong một nhà máy sản xuất theo lô và được sản xuất đúng theo công thức đã được định lượng sẵn từ trước.

1.2.6. Dây buộc

Dây buộc được sử dụng để buộc các khối trong lĩnh vực xây dựng. chủ yếu là các thanh cốt thép tại các mối nối để giữ nguyên kết cấu. Dây buộc thường được làm từ thép nhẹ, đảm bảo độ dẻo và độ bền.

1.2.7. Tro bay

Tro bay là sản phẩm phụ dạng bột tinh chế. Đây là phụ phẩm của quá trình đốt than nghiền thành bột trong các nhà máy điện. Tro bay là một Pozzolan chứa chất Aluminous và Silic, những chất này có thể tạo thành xi măng khi kết hợp với nước.

Tro bay sử dụng trong xây dựng
Tro bay sử dụng trong xây dựng

Tro bay có thể được sử dụng làm nguyên liệu chính trong nhiều sản phẩm làm từ xi măng, chẳng hạn như bê tông lỏng, khối bê tông và gạch.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tro bay là sử dụng trên mặt đường bê tông xi măng Poóc lăng (Portland), hay còn gọi là PCC. PCC giúp các dự án xây dựng đường xá tiết kiệm được một lượng chi phí rất đáng kể.

1.2.8. Cốt liệu mịn

Cốt liệu xây dựng, hay còn được biết đến như cốt liệu mịn, là một danh mục rộng bao gồm các loại vật liệu dạng hạt, từ các hạt thô to đến hạt trung bình, được sử dụng trong xây dựng. Cốt liệu mịn bao gồm cát, sỏi, đá dăm, xỉ, bê tông tái chế và cốt liệu tổng hợp. Cốt liệu là vật liệu được khai thác nhiều nhất trên thế giới.

1.2.9. Gạch xây dựng

Gạch là một loại vật tư xây dựng dạng khối được sử dụng để xây tường, vỉa hè và các công trình khác trong xây dựng. Trước đây gạch là tên gọi của một khối được làm bằng đất sét nung khô, nhưng hiện nay cũng được sử dụng không chính thức để chỉ các khối xây dựng được bảo dưỡng bằng nhiều loại hóa chất khác.

Các viên gạch có thể được ghép với nhau bằng vữa, chất kết dính hoặc lồng vào nhau. Gạch được sản xuất với nhiều kiểu, loại, vật liệu và kích cỡ khác nhau theo khu vực và thời kỳ. Gạch thường xuyên được sản xuất với số lượng rất lớn.

Gạch là vật liệu xây dựng phổ biến
Gạch là vật liệu xây dựng phổ biến

1.2.10. Vật liệu dạng khối

Các khối được xây dựng bằng bê tông hoặc xi măng. Chúng có thể là các khối đặc hoặc rỗng lõi để làm cho chúng nhẹ hơn và cải thiện tính chất cách nhiệt của chúng. Hiện nay vật liệu khối được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xây tường chịu lực, tường chắn, vách ngăn và nền móng…

1.2.11. Gỗ xây dựng

Gỗ thường được sử dụng trong nhà, cửa sổ, tủ, tủ, kệ, bàn, lan can, ... Gỗ cũng được sử dụng phổ biến trong xây dựng ở dạng ván ép hoặc gỗ thô. Bạn chắc chắn thường xuyên bắt gặp các sản phẩm, như khối gỗ và ván gỗ, cửa ra vào có hoa văn nặng và cửa sổ được làm bằng gỗ ghép hay gỗ nguyên khối vì gỗ xây dựng thường khá bền và dẻo dai.

Ngoài ra, gỗ cũng là một trong những vật tư xây dựng tự nhiên được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu. Gỗ cứng thường được sử dụng để xây tường, trần nhà và sàn nhà, trong khi gỗ mềm thường được sử dụng để làm cửa ra vào, đồ nội thất và khung cửa sổ. Các loại gỗ cứng phổ biến nhất thường được sử dụng trong xây dựng có thể kể đến như gỗ sồi, gỗ thích, gỗ gụ, anh đào…

Xem thêm: Tư vấn quản lý dự án xây dựng là gì?

Gỗ xây dựng được sử dụng rất nhiều
Gỗ xây dựng được sử dụng rất nhiều

2. Những vật tư xây dựng khác

Trên đây là những vật tư xây dựng thuộc vào nhóm vật liệu. Bên cạnh nhóm vật liệu, khi nói đến vật tư xây dựng thì không thể không nói đến một nhóm nữa đó chính là những công cụ, dụng cụ.

Khác với nhóm vật liệu xây dựng, nhóm vật tư xây dựng có thể được tái sử dụng trong nhiều công trình. Tuy vật, qua quá trình sử dụng thì giá trị của nhóm vật tư xây dựng này cũng sẽ bị hao mòn dần.

Nhóm công cụ, dụng cụ lại có thể tiếp tục được chia thành hai nhóm nhỏ theo thời gian sử dụng. Bao gồm:

- Loại được phân bổ một lần: Là những công cụ, dụng cụ có giá thành rẻ và được sử dụng trong thời gian ngắn, ví dụ như chổi, cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ bảo hộ. khẩu trang…

- Loại được phân bổ nhiều lần: Ngược lại với loại trên, loại này bao gồm những dụng cụ, công cụ có thể sử dụng nhiều lần và có giá trị lớn hơn, ví dụ như: cốp pha, giàn giáo…

Như vậy là thông qua bài viết, bạn đã tìm hiểu về vật tư trong ngành xây dựng và biết được vật tư xây dựng gồm những gì, cũng như phân loại các loại vật tư. Vật tư xây dựng là cốt lõi làm nên chất lượng của các công trình xây dựng, vì vậy vấn đề về lượng vật tư và chất lượng vật tư luôn rất được quan tâm khi giám sát các công trình. Nhà thầu cần lựa chọn những loại vật tư đúng theo yêu cầu của bản vẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

Tham khảo ngay phần mềm quản lý cuntg ứng xây dựng miễn phí tại đây: https://phanmemquanlycungung.timviec365.vn/

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Bạn hiểu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì?  Bạn hiểu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì? Tìm hiểu hướng dẫn chi tiết cách viết hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng qua bài viết sau đây.

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý