Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Video game là gì? Dạy trẻ được những gì từ video game

Tác giả: Phạm Diệp

Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Game một trong những thuật ngữ không còn quá xa lạ trong một xã hội hiện đại như ngày nay. Thế nhưng video game là gì, bạn đã biết chưa? Liệu rằng những mặt mà video game có thực sự xấu? Đâu là cách mà các Streamer kiếm tiền từ video game? Cùng bàn luận về vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây nhé.

Kiếm việc làm

1. Video game là gì?

Video game hay còn được gọi tắt là game, là một dạng trò chơi điện tử và tương tác với người dùng thông qua một giao diện để hiển thị hình ảnh (video), nó có thể là: mành hình máy tính, màn hình tivi, kinh thực tế ảo, hay cũng có thể các công cụ máy chơi game thông dụng khác có kích thước từ chiếc máy tính đồ sộ cho đến những thiết bị nhỏ gọn cầm tay. Trong đó các thiết bị đầu vào sử dụng để thao tác trong game được gọi là game controller hay thiết bị tay cầm điều khiển game và sẽ có sự thay đổi tùy theo hệ máy.

Lấy một ví dụ cụ thể: một thiết bị game controller chuyên dụng có khi chỉ cần có một nút và một cần là có thể điều khiển được tất cả các chức năng trong game, trong khi những loại khác lại có hàng tá các nút bấm khác nhau và có hơn một cần điều khiển.

Video game là gì?
Video game là gì?

Bên cạnh các thiết bị tay cầm điều khiển game, thì đối với dòng game cho máy tính thì để có thể chơi được, người dùng bắt buộc phải có thêm sự hỗ trợ từ chuột và bàn phím. Có khá nhiều cách để các video game có thể tương tác với người dùng của mình, trong đó phổ biến vẫn là âm thanh và sử dụng các thiết bị tái tạo âm thanh, nó có thể là tai nghe và loa, ngoài ra nó cũng có những phản hồi khác để báo động cho người chơi thông qua các thiết bị ngoại vi có chức năng haptic, có thể kể đến như: công nghệ tạo chức năng rung phản hồi/cảnh báo cho tay cầm chơi game hay điện thoại di động.

2. Tiêu chí của video game

Cũng giống như các trò chơi thông thường khác, video game cũng được xây dụng dựa trên cơ sở của những tiêu chí chung, trong đó bao gồm các tiêu chí như sau:

2.1. Luật chơi

Trong mọi trường hợp luật chơi chính là những thảo luận trước đó giữa người dùng và các chủ admin trước khi bắt đầu vào cuộc chơi. Ở mỗi video game, thì luật chơi cũng có một cách xác định khác nhau. Mọi thứ nếu hoạt động không nằm trong luật chơi thì cũng đồng nghĩa nó cũng không được công nhận trong game đó. Bởi thế mà luật chơi cũng được hiểu như linh hồn và trái tim của video game vậy.

2.2. Mục tiêu

Mục tiêu trong game sẽ được chia thành 2 mục tiêu chính là điều kiện để người dùng thắng hay yêu cầu và chiến thuật để người dùng thắng game đó. Lấy một ví dụ để bạn dễ hình dung: Trong game Go (Cờ Vây), điều kiện để người chơi có thể dành chiến thắng chính là việc kiếm nhiều điểm nhất. Thế nhưng để có thể đạt được điều này thì một người chơi phải chiếm ô, và mục mục tiêu game ở đây chính là chiến thuật, mà người chơi cần phải thực hiện một cách khôn khéo thì mới có thể dành được chiến thắng.

Trong hàng ngàn các video game khác nhau, thì chỉ có một số lượng nhỏ mục tiêu game. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nó có nghĩa là hầu hết các video game hiện nay đều có một mục tiêu như nhau, thường thì ban đầu điều này sẽ khiến nhiều người phải khá bất ngờ, thế nhưng khi nhìn nhận lại một cách kỹ càng thì mọi game đều phải có kẻ thua và người thắng, và mục tiêu của game luôn phải là có thể đo lường, nhưng vẫn phải tương đối đơn giản và được diễn đạt một cách dễ hiểu trong game.

2.3. Tiến trình của game không bao giờ tương tự như mỗi lần chơi – cơ hội (chance).

Một trong những thuộc tính riêng biệt và chỉ được tìm thấy trong video game. Có thể ở những hoạt động khác như: xem phim, đọc sách, hay có thể là nghe nhạc,.. có thể được lặp lại ở bất kỳ thời thời điểm nào và tiến trình của nó cũng vì thế mà chẳng có gì thay đổi cả. Thế nhưng đối với video game thì lại hoàn toàn khác, bạn có thể chơi vô số lần nhưng chắc chắn rằng tiến trình của mỗi lần chơi đó sẽ không bao giờ giống nhau, nó luôn được thay đổi theo một cách bí ấn và chẳng ai có thể đoán trước được phần thắng sẽ thuộc về ai. Đây cũng chính là một trong những điểm đặc biệt khiến cho game trở lên thú vị và dễ dàng thu hút người dùng hơn so với những phương tiện giải trí khác

2.4.  Cạnh tranh

Ở mỗi một video game, sự cạnh tranh lại có những cách thể hiện khác nhau, có thể là những người chơi phải cạnh tranh trong một game, có người thua và người thắng. Hay thậm trí sự cạnh tranh xuất hiện ngay cả vối những người chơi cùng trong một team. Trường hợp này, những người chơi sẽ phải cùng nhau đấu tranh chống lại một tình huống đã được định hướng từ trước đó.

Việc làm marketing - pr

3. Dạy gì cho trẻ từ video game?

Thông thường khi nghe đến video game, các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào những rủi ro hay những nguy hiểm của nó hơn là những lợi ích mà nó mang lại. Thừa nhận một điều rằng, ở nhiều góc độ video game chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ gặp phải những tính trạng như: trầm cảm, tính cách mang hơi hướng bạo lực,..Thế nhưng nếu biết cách điều chế và hướng dẫ trẻ sử dụng video game một cách hợp lý, thì nó có thể là một trong những công cụ đặc lực giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cũng như phát triển các kỹ năng về tư duy sáng tạo của bản thân. Trong đó sẽ bao gồm những lợi ích thiết thực sau.

Dạy gì cho trẻ từ video game
Dạy gì cho trẻ từ video game

3.1. Dạy trẻ kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề

Các nghiên cứu của nhiều trường Đại học lớn của Mỹ đã cho thấy, video game có thể giúp trẻ phát triển trí não. Khi quan sát những đứa trẻ chơi game, họ nhận thấy chúng luôn phải tìm kiếm, và lập kế hoạch cho việc vượt qua những thử thách trong game. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các dòng game yêu cầu người chơi phải biết lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, hay cũng có những dòng game mà ở đó người chơi có thể tùy chỉnh diện mạo, hình dáng của nhân vật và tự phát triển màn chơi mới, thông qua đó cho phép người chởi có thể thỏa sức hiện sự sáng tạo của bản thân dựa trên những tìm về luật chơi, mục tiêu, cũng như các tiêu chí khác của trò chơi để vừa làm nổi bật lên được cá tính và đáp ứng được sở thích của bản thân.

3.2. Truyền cảm hứng tìm hiểu về văn hóa, lịch sử

Ở một số trò chơi, nội dung của nó được khuyến khích là nên cho trẻ học và nghiên cứu. Nhở những nội dung được xây dựng trong game, mà trẻ dần bắt đầu dần có sự thu hút và quan tâm đến các vấn đề về lịch sử, địa lý thế giới, văn hóa cổ đại hay các mối quan hệ quốc tế hơn. Với các dạng game dạng này, ngoài việc được thu thập thêm được nhiều các kiến thức về thế giới xung quanh, mà qua đó trẻ còn học được thêm nhiều ngôn ngữ, và nhiều những thứ tốt cho việc học tập trong tương lai.

3.3. Giúp trẻ kết bạn

Trái ngược với nhiều suy nghĩ của những bậc làm cha mẹ, thì hầu hết những trẻ xem trò chơi điện tử không chỉ đơn thuần là trò chơi độc lập mà nó còn giống như một hoạt động xã hội, giúp chúng vừa có thể chơi, kết bạn thêm được nhiều với những đứa trẻ xung quanh và tạo ra khoảng thời gian mang tính xây dựng. Cũng trong nghiên cứu, những đứa trẻ thường thích trò chuyện với những nhóm bạn có cùng sở thích chơi game với chúng, đặc biệt là những bé trai chúng thích trò chuyện với nhau về game hơn.

3.4. Khuyến khích vận động

Các nghiên cứu cũng của trường Đại học Havrvard cũng chỉ ra rằng video game về các môn thể thao sẽ giúp trẻ tăng thời gian tập thể dục và chơi thể thao trong cuộc sống thực. Điều này có thể thấy khi những trẻ chơi game, đặc biệt là những trẻ nam các em thường hay nói về những bước đi mới hay những chiêu thức mới ở những môn thế thao như: bóng rổ, trượt ván...

3.5. Cho phép trẻ chia sẻ niềm vui và sự cạnh tranh

Trong cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu trường Đại học Havrvard với những nam sinh tuổi teen thích chơi game, hầu hết những nam sinh nay đều thừa nhận rằng chúng thích cạnh tranh và cảm thấy vui khi được giành chiến thắng trong cuộc chiến có sự cạnh tranh. Đây cũng là lý do khiên game trở thành một trong những trò chơi phổ biến nhất. Không chỉ là nơi an toàn để các trẻ dễ dàng thể hiện sự khao khát cạnh tranh và ganh đua của chúng, mà nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng từ những nội dụng trong video game mà thể chất của những đứa trẻ cũng dần trở lên tốt hơn  và tạo cho chúng nhiều cơ hội để cạnh trạnh và và giải trí với bạn bè.

3.6. Trao cho trẻ cơ hội làm lãnh đạo

Khi chơi game theo nhóm, tùy thuộc vào từng kỹ năng cần thiết trong trò chơi đó, mà mỗi trẻ thường sec được thay phiên nhau đảm nhận vị trí trưởng nhóm hay lãnh đạo của nhóm chơi đó, điều này giúp cho trẻ hình thành được ngay những kỹ năng về lãnh đạo, hay cũng có thể là kỹ năng về thuyết phục, động viên người khác và hòa giải ngay từ khi còn rất nhỏ.

3.7. Cung cấp cơ hội giảng dạy

Trong cuộc khảo sát củng cho thấy rằng, khoảng 1/3 số trẻ em nằm trong cuộc khảo sát đã cho biết rằng, các em thích chơi game còn vì một phần vì thích được dạy cách chơi game của mình cho người khác. Một số trẻ thường được bạn khen ngợi vì chơi game giỏi khi chúng thường tìm được ra cách vượt qua được những đoạn khó trong game và truyền đạt cách đó lại cho mọi người. Điều này giúp trẻ không chỉ xây dựng kỹ năng giao tiếp, mà các kỹ năng xã hội khác và sự kiên nhẫn cũng dần được hình thành.

Việc làm telesales

4. Nghề streamer game, họ kiếm tiền như thế nào từ video game?

Streamer game được hiểu là những người làm việc bằng cách phát sóng trực tiếp (streaming) khi chơi trò chơi điện tử. Việc phát trực tuyến của những Streamer có thể được thực hiện qua nhiều nền tảng số khác nhau, có thể đến như:  Facebook, YouTube hay Twitch. Nhiều khi Streamer còn được gọi là Caster, họ giống như những bình luận viên bóng đá nhưng khác ở chỗ là vấn đề mà họ bình luận không phải là bóng đá mà là bình luận về game và các trò chơi điện tử. Dù là một ngành nghề chưa có tên gọi xác đáng và cũng chưa được bất kỳ một tổ chức nào công nhận một cách cụ thể và gặp khá nhiều khó khăn, thử thách để người làm có thể tiếp cận, thế nhưng đổi lại mức thu nhập mà các Streamer game nhận được là vô cùng xứng đáng

Hiện nay, Stream game một trong những ngành nghề không còn quá xa lạ trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một trong những ngành nghề HOT mà cũng là công cụ giúp nhiều tên tuổi lớn kiếm được bội tiền. Tại Việt Nam có thể kể đến một số như Stream game nổi tiếng như: Pew Pew, MixiGaming, Xemesis,.. Vậy cách thức mà các Stream game kiếm tiền như thế nào bạn đã biết chưa

Nghề stremer game, họ kiếm tiền như thế nào từ video game?
Nghề stremer game, họ kiếm tiền như thế nào từ video game?

4.1. Donate (Quyên góp)

Nó có nghĩa là những người xem video trực tuyến sẽ ủng hộ trực tiếp tiền cho các streamer, dù xuất hiện cũng khá lâu, nhưng với người dùng Việt thì hình thức này còn khá mới và không nhận được nhiều sự đón nhận. Bởi một thói quen trả tiền cho dịch vụ của người Việt gần như là bằng 0, trong khi hiện nay lại có khá nhiều các nền tảng số mà họ có thể tiếp càn miễn phí, nên một điều tất nhiên là họ cũng sẽ quay ngoặt bỏ đi nếu dịch vụ mà bạn cung cấp yêu cầu họ phải trả phí, dù có thể đó chỉ là một khoản phí rất nhỏ. Nên điều này cũng dễ hiểu khi hình thức kiếm tiền này của các streamer tại Việt Nam không nhận được nhiều sự ủng hộ

4.2. Quảng cáo

Trong khi Donate được xem là một hình thức kiếm tiền không hiệu quả, thì quảng cáo là được xem là một trong những hình thức đem đến nguồn thu chủ yếu cho các streamer. Nên dù là ở Facebook, Youtube, Twitch hay ở bất kỳ một nền tảng số nào đi nữa thì nguồn thu cũng đều xoay quanh Quảng Cáo mà thôi.

4.3. Lượng người đăng ký kênh trên các phương tiện truyền thông

Càng nhiều lượng người đăng ký, thì tỷ lệ kiếm tiền của các Streamer game cũng vì thế mà ngày càng tăng cao. Hiện na giá hiện tại của Twitch Tv là: 1 lượt đăng ký (subscribe) sẽ được quy đổi thành bằng 4.99$ (~ 115.000 nghìn), trong đó tỷ lệ ăn chia giữa Twitch và các Streamer game sẽ là 50/50 hay cũng có thể là 60/40.

4.4. Làm bình luận viên

Tuy không phải là quá cao, thế nhưng việc làm bình luận viên cũng được xem là một trong những nguồn thu đem lại mức thu nhập đáng kể cho các Streamer game. Tất nhiên là cũng sẽ tùy thuộc vào tên tuổi và độ hot mà mỗi Streamer game cũng sẽ có một mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, tổng thể thì nó chưa từng thấp cả.

Dưới đây là một số thông tin về chủ đề "video game là cái gì", mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về mọi khía cạnh của thể loại trò chơi điện tử này. Cảm ơn vì đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết, chúc các bạn thành công!!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;