Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đại học Thương mại ở đâu? Triển vọng sinh viên trường Thương mại

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Thương mại hay kinh tế là những chuyên ngành được cho là thu hút sinh viên theo học nhất trong tất cả các khối ngành? Bạn có đang muốn theo học ngành này? Bạn có đang băn khoăn nên học trường Đại học Thương mại không? Hãy để Timviec365.vn giúp bạn tìm hiểu Đại học Thương mại ở đâu cũng như triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên trường thương mại nhé!

1. Tổng quan chung về chuyên ngành thương mại ở Việt Nam

Từ trước đến nay, khi con người biết cách trao đổi hàng hóa qua lại với nhau để thu lại lợi nhuận cho riêng mình, thương mại đã nhen nhóm xuất hiện. Và cho đến bây giờ, nó đã tồn tại như là một điều tất yếu. Thương mại - tất cả toàn bộ các hoạt động mua và bán, nhập và xuất hàng hóa giờ đây là trở thành một chuyên ngành được đưa vào chương trình đào tạo của giáo dục.

1.1. Thương mại và sức hấp dẫn của chuyên ngành thương mại đối với sinh viên

Có thể nói, trong thời đại thế giới ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Thương mại đã không chỉ dừng lại ở một giới hạn, phạm vi nhất định nào đó ở một vùng, một khu vực, một quốc gia mà nó đã vượt qua hết tất cả rào cản về địa lý, văn hóa và ngôn ngữ. Trên thực tế, chính vì tầm quan trọng và vai trò hết sức lớn lao của thương mại, nó có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến toàn bộ cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển của toàn xã hội.

Học thương mại điện tử ra làm gì? Học thương mại để hiểu hết bản chất, lý thuyết, nguyên tắc, quy luật và sự vận hành của nó. Từ đó, có thể đưa ra những chiến lược, những giải pháp và ý tưởng để giúp quá trình thương mại diễn ra sôi nổi, có hiệu quả hơn. Nếu thương mại thật sự là một hướng đi theo học của bạn trong tương lai, tại Việt Nam, bạn có thể theo đuổi ngành học này theo các nhóm phụ khác. Hiện tại, có thể kể đến: nhóm ngành kinh doanh thương mại, nhóm ngành thương mại điện tử và nhóm ngành thương mại quốc tế.

thương mại và sức hấp dẫn của chuyên ngành thương mại

 

+ Nhóm ngành kinh doanh thương mại: nếu bạn chọn nhóm ngành này để nghiên cứu và theo học. Bạn sẽ được cung cấp các kiến thức hoạt động kinh doanh, bao gồm các kỹ năng như bán hàng, phát triển thị trường, chiến lược tiếp thị, quảng cáo, PR, phân tích tài chính,...Ngoài ra, các sinh viên học kinh doanh thương mại cũng được huấn luyện và phát triển các kỹ năng như đàm phán và thuyết phục, hiểu biết về tâm lý khách hàng, làm việc nhóm, làm việc trực tuyến, điều hành và quản lý các hoạt động thương mại,... Các môn học chính sẽ được tích hợp vào chương trình đào tạo của ngành này, bao gồm: Quản trị tài chính, quảng cáo và marketing, ngoại thương, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực, luật thương mại, luật bảo hiểm,...

+ Nhóm ngành thương mại điện tử: có thể hiểu thương mại điện tử là một chuyên ngành mới và rất quan trọng trong xã hội hiện đại. Thương mại điện tử cho phép bạn mua và bán trên hệ thống trực tuyến, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Học thương mại điện tử, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức, các lý thuyết và thực hành về nghiệp vụ bán hàng trực tuyến, quản trị kinh doanh online, marketing online, quản lý hiệu suất bán hàng, phát triển thị trường thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng,...

+ Nhóm ngành thương mại quốc tế: nếu theo đuổi nhóm ngành này bạn sẽ được đào tạo các kiến thức hấp dẫn, bao gồm: kinh tế vĩ mô - vi mô, kinh tế học môi trường, kinh tế học quốc tế, nghiên cứu và so sánh thị trường nội tại và quốc tế, nghiên cứu thị trường quốc tế, nguyên tắc thương mại quốc tế, các nghiệp vụ quảng cáo, tiếp thị cơ bản, thương mại điện tử cơ bản, kế toán, quản lý điều hành kinh doanh cơ bản,... Bên cạnh đó, các sinh viên theo học cũng được cung cấp nền tảng chắc chắn về các kỹ năng, nghiệp vụ: marketing quốc tế, giao nhận quốc tế, quản trị chiến lược toàn cầu, thanh toán quốc tế, vận hành xuất nhập khẩu, đàm phán quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế và lý tuyết về hải quan,...

Không thể phủ nhận rằng, thương mại là một phạm trù vô cùng rộng rãi. Được đem vào làm một lĩnh vực để đào tạo trong giáo dục sẽ giúp xã hội sở hữu những cá nhân xuất sắc, am hiểu tất tần tật những vấn đề xoay quanh thương mại nói chung, để có thể phục vụ cho sự phát triển của xã hội ngày càng theo hướng tích cực hơn. Những cá nhân học thương mại luôn có một vị trí ảnh hướng nhất định trong mắt các doanh nghiệp, có được các doanh nghiệp chiêu mộ về làm việc với các chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Đó là nguyên nhân chính biến ngành này trở thành một chuyên ngành thực sự có sức hút đối với các bạn trẻ!

>>> Xem thêm: Bên cạnh chuyên ngành thương mại được đào tạo tại một ngôi trường Top đầu thì sinh viên Thương mại sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn khi trang bị cho mình những kỹ năng tin học văn phòng cần thiết như  xóa trang word hay các công cụ Office khác để phục vụ cho công việc hiệu quả. 

1.2. Các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Chắc hẳn, phần lớn nhiều bạn trẻ vẫn còn hoang mang và ít kiến thức về chuyên ngành này tại Việt Nam. Nếu muốn theo đuổi ngành học hấp dẫn này nhưng còn phân vân không biết học kinh doanh ở đâu hay hcoj kinh doanh thương mại ở đâu thì hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu các địa điểm, các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại ở Việt Nam dưới đây nhé!

1.2.1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân (neu) hiện là một trong những địa điểm đào tạo có thể nói đứng hàng top đầu các trường đào tạo chất lượng tại Việt Nam. Trường được xây dựng vào năm 1956, ban đầu với tên gọi Trường Đại học Kinh tế Tài chính. Đi đầu về chính sách phát triển, cơ sở hạ tầng, vật chất hiện đại, chuẩn quốc tế, đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín và trình độ cao. Đến với Đại học Kinh tế Quốc dân, bạn sẽ được đào tạo về chuyên ngành kinh doanh thương mại theo ba lĩnh vực chính: Quản trị kinh doanh thương mại, thương mại quốc tế và hải quan.

đại học kinh tế quốc dân

1.2.2. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Nếu bạn đang thắc mắc đại học thương mại hcm hay đại học thương mại tphcm ở đâu thì trên thực tế không có trường đại học như thế. Bên cạnh đó, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng là một lựa chọn không tồi nếu bạn muốn theo học kinh doanh thương mại, đặc biệt là các bạn ở khu vực miền Nam. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng lớn nhất trong khu vực, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (ueh) đã có những thành tựu nhất định trong quá trình hình thành và phát triển cho đến nay. 

đại học kinh tế tphcm

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có chương trình đào tạo đa dạng, đa ngành nghề, trong đó kinh doanh thương mại là một chuyên ngành thu hút nhiều sinh viên nhất. bạn sẽ được cung cấp các kiến thức đi kèm với thực tiễn, được trau dồi các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc sau này. Những bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại tại ngôi trường này có thể tham gia ứng tuyển hay tìm việc làm kinh doanh tại TPHCM, với ngành học này bạn sẽ có những lợi thế khi tìm việc làm cũng như học hỏi và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn trên lĩnh vực này đấy!

Xem thêm: Homeschooling là gì? Hãy cho con một môi trường giáo dục tốt nhất

1.2.3. Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng là một cơ sở đào tạo giáo dục lớn bật nhất tại Thủ đô Hà Nội. Với mạng lưới quan hệ quốc tế của trường, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tham gia vào các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ngoài. 

học viện ngân hàng

Đồng thời, với môi trường giáo dục hiện đại, năng động, thúc đẩy và khuyến khích sinh viên sáng tạo, bạn sẽ được lựa chọn các ngành học như: kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ,...

1.2.4. Trường Đại học Văn Lang

Thống kê thực tế cho thấy, trường Đại học Văn Lang là một trong những trường tư thục thu hút nhiều sinh viên cũng như tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi kết thúc học ở trường cao nhất hiện nay. Bạn sẽ được học về nền tảng kiến thức chiến lược quảng cáo Marketing, quản trị hậu cần - chuỗi cung ứng và quản trị thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên Đại học Văn Lang còn có rất nhiều cơ hội để hợp tác với các doanh nghiệp trong nước mà trường này đã liên kết, kể cả lúc bạn chưa đến thời điểm ra trường.  

đại học văn lang

Trên đây là các địa điểm, cơ sở đào tạo mà theo chúng tôi, đó là những lựa chọn tốt nhất bạn có thể tham khảo nếu muốn theo đuổi học chuyên ngành kinh doanh thương mại. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin, chương trình đào tạo và triển vọng sau khi ra trường của các cơ sở này để cân nhắc cho mình một hướng đi đúng đắn nhất nhé!

2. Trường Đại học Thương mại (TMU)

Hầu hết, theo như chúng tôi đã tìm hiểu, các bạn sinh viên thường tìm kiếm các từ khóa như: đại học thương mại Đà Nẵng hay đại học thương mại TPHCM, tuy nhiên chỉ có ở Hà Nội mới có trường đại học thương mại thôi. Nếu bạn muốn tìm kiếm một địa chỉ uy tín nhất, có chất lượng đào tạo tốt nhất, có khối lượng sinh viên học cao nhất và chuẩn lĩnh vực thương mại nhất, thì không đâu khác ngoài trường Đại học Thương mại (TMU). Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về địa điểm đào tạo hàng đầu này nhé!

2.1. Giới thiệu tổng quan

Trước đây, địa điểm đào tạo này có tên gọi sơ khai là Trường Thương nghiệp Trung ương, sau đó đến năm 1994, cái tên gọi Đại học Thương mại mới được chính thức đưa vào sử dụng cho đến ngày nay.

Đọc đến đây, chắc chắc nhiều bạn vẫn còn thắc mắc trường Đại học Thương mại ở đâu đúng không? Có thể nói, quy mô của trường đại học này rất lớn, ngoài cơ sở chính, Trường Đại học Thương mại đã mở rộng thêm một cơ sở vào năm 2024, đó là cơ sở ở tỉnh Hà Nam. Hiện nay, các bạn có dự định học tại ngôi trường này, có thể tham khảo hai cơ sở cụ thể như sau:

+ Trường Đại học Thương mại cơ sở 1 (cơ sở chính): số 79 - Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội.

+ Trường Đại học Thương mại cở 2: 157 Lý Thường Kiệt - Lê Hồng Phong - Phủ Lý - Hà Nam.

Được đánh giá là một đơn vị trường công lập đi đầu về chất lượng và uy tín tại Việt Nam. Trường Đại học Thương mại có sứ mệnh cung cấp những nhân tài, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật giỏi cho khu vực miền Bắc cũng như toàn đất nước Việt Nam. Trường sở hữu đội ngũ và hệ thống cán bộ với số lượng gần 600 người. Trong đó, tập hợp là các giảng viên giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có học vị cao vừa là người Việt Nam, vừa là người nước ngoài. Đa phần họ là những cá nhân xuất sắc nhất trong lĩnh vực giáo dục, tốt nghiệp hoặc theo học các trường danh tiếng ở quốc tế, được trường mời về giảng dạy. 

giới thiệu tổng quan

Về cơ sở vật chất, không thể phủ nhận trường Đại học Thương mại là một ngôi trường có diện tích lớn, khuôn viên, cảnh quan đẹp nhất trong hệ thống các cơ sở giáo dục tại miền Bắc. Ngôi trường được xây dựng và thiết kế theo kiến trúc hiện đại, gồm nhiều dãy nhà tương ứng với các giảng đường được đánh theo mã chữ. Hệ thống thư viện rỗng rại, luôn cung cấp và đáp ứng nguồn tài liệu quý giá phục vụ trong công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu các đề tài của sinh viên. Ngoài ra, trường còn sở hữu các phòng thí nghiệm chuyên ngành, dãy nhà ký túc xá cho sinh viên xa nhà tá túc, hệ thống các sân bãi phục vụ hoạt động thể dục thể thao như: sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân cầu lông,...

Đến với Đại học Thương mại, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào hệ thống chương trình đào tạo, giảng dạy không những chất lượng mà còn đa ngành, đa lĩnh vực. Ở hệ cử nhân đại học, trường có 19 chuyên ngành. Ở hệ sau đại học, với hệ thạc sĩ có 5 chuyên ngành và hệ tiến sĩ là 4 chuyên ngành. 

Nếu theo học lĩnh vực thương mại, bạn có thể lựa chọn các ngành đang được đào tạo ở trường như: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán, Kiểm toán, Kinh tế và kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế, Tài chính - ngân hàng, Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử, Ngôn ngữ Anh, Đào tạo quốc tế, Quản trị nhân lực, Quản trị khách sạn,...

Xem thêm: Học viện quản lý giáo dục ở đâu? Thông tin hữu ích

2.2. Điểm sàn Trường Đại học Thương mại năm 2024

Đối với các bạn muốn theo học hệ Đại học của trường Đại học Thương mại, bạn có thể tham khảo các thông tin như sau: Trường Đại học Thương mại tuyển sinh theo thời gian thi Đại học chung trên hệ thống các trường tại Việt Nam. Trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển điểm trong Kỳ thi THPT Quốc gia, trong đó bao gồm các tổ hợp môn theo khối: A00, A01, D01 và D03.

điểm sản đại học thương mại

Về điểm sàn chung cho các đối tượng muốn tham gia vào hệ Đại học của Trường Đại học Thương mại tối thiểu đã được công bố là 17 điểm, đã bao gồm điểm ưu tiên.

2.3. Điểm chuẩn dự kiến Đại học Thương mại năm 2024

Hiện nay, chưa có thông tin chính thức về điểm chuẩn của trường Đại học Thương mại. Tuy nhiên, nếu dựa trên cơ sở mức điểm chuẩn của trường trong năm 2024, chẳng hạn như: đối với ngành Quản trị kinh doanh là 20,75 điểm, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 21 điểm,... thì chúng ta cũng có thể dự kiến được mức điểm chuẩn của riêng các khối ngành khi thi vào trường này. Trường dự kiến sẽ công bố điểm chuẩn trước ngày 9-8, các bạn thí sinh nhớ cập nhật thường xuyên tại các mạng thông tin nhé!

điểm chuẩn dự kiến

3. Triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên trường thương mại

Nhìn chung, sinh viên học các chuyên ngành liên quan đến thương mại hay kinh tế đều sở hữu nhiều cơ hội việc làm Hòa Bình và các tỉnh thành khác hơn so với các ngành khác. Bởi vì, thương mại nói chung rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn xã hội.

triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên thương mại

Hiện nay, với mức độ xuất hiện dày đặc của các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành trong lĩnh vực thương mại không phải lo lắng về vấn đề thất nghiệp. Bạn có thể làm việc ở các ngành nghề như: Tiếp thị - quảng cáo, nhân viên kinh doanh, thương mại điện tử, kế toán - kiểm toán, quản lý điều hành,nhân viên phát triển thị trường, xuất nhập khẩu,... Các ứng viên muốn tìm việc có thể truy cập vào website Timviec365.vn bất cứ lúc nào, để cập nhất các tin tức tuyển dụng mới nhất!

Hy vọng, đối với các bạn trẻ đang đứng trước nhiều sự lựa chọn, qua bài viết của chúng tôi, bạn đã tìm hiểu được Đại học Thương mại ở đâu, điểm sàn, điểm chuẩn để thi vào trường cũng như triển vọng việc làm trong lĩnh vực này.

>>> Xem thêm: Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cần biết

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;