Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

5 không khi viết đơn xin việc để không bị đánh trượt từ vòng hồ sơ

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Đơn xin việc cũng giống như lời giới thiệu mở đầu của các ứng viên với nhà tuyển dụng. Một lá đơn đơn giản, chân thành và chứa đầy đủ thông tin sẽ giúp các ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng đến khi mở hồ sơ của bạn. 

Vậy làm thế nào để đơn xin viec lam gap của bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng , bạn cần nhớ 5 không khi viết đơn xin việc dưới đây. 

Tìm việc làm

1. Tầm quan trọng của một đơn xin việc

Đơn xin việc trong bộ hồ sơ là một loại giấy tờ quan trọng, thậm chí nó còn được nhiều nhà tuyển dụng xem là yếu tố tiên quyết để chọn hồ sơ ứng viên ấy có phù hợp với vị trí công việc hay không. Mặc dù tạo tải CV xin việc và sơ yếu lý lịch đã có đầy đủ hết những thông tin để nhà tuyển dụng đọc, song đơn xin việc vẫn là một hình thức để nhà tuyển dụng đánh giá phẩm chất của bạn thể hiện qua cách trình bày. Một đơn xin việc sạch đẹp - súc tích - chỉn chu là giúp bạn chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng từ vòng hồ sơ.  

Trên thực tế rất nhiều người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, chuyên môn cao và ngoại hình sáng sủa thế nhưng chưa biết viết đơn xin việc làm chuẩn nên bị đánh trượt ngay bởi các lỗi cơ bản. Hay cũng có những trường hợp, ứng viên thực sự không có sự nổi bật nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc cũng như kinh nghiệm chỉ dừng ở con số 0 nhưng vẫn được ưu ái gọi đi phỏng vấn vòng tiếp theo. Chính vì vậy đơn xin việc có thể xem là một lá bài chiếu cố cho một số bạn sinh viên mới ra trường và là lưu ý tối quan trọng với những người đã đi làm lâu năm khi đi xin một công việc mới. 

Không những thế, đơn xin việc còn thể hiện bộ mặt cũng như một phần nào đó con người ứng viên. Lập luận này là có căn cứ bởi lẽ cố nhân đã có câu “Nét chữ nết người” hay “Của ra sao người chiêm bao là vậy”, những chi tiết nhỏ này dường như lại tạo thành một đặc điểm lớn để nhà tuyển dụng nhìn vào và đánh giá bạn. Với lý do này thì đương nhiên đơn xin việc sẽ là một vật rất quan trọng và bắt buộc ứng viên phải chú ý trong quá trình gửi hồ sơ xin việc. 

Nếu đơn xin việc của bạn quá sơ sài mà lại còn cẩu thả thì đương nhiên không có lý do để nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một người cẩn thận, chu toàn. Trong khi phẩm chất này lại thể hiện rõ nhất ở điều mà các doanh nghiệp tìm kiếm ở nhân viên - sự trách nhiệm ở tất cả mọi việc được giao phó. 

Tầm quan trọng của viết đơn xin việc

2. Khi viết đơn xin việc không nên sử dụng mẫu đơn có sẵn

Khi viết mẫu đơn xin việc không nên dùng những mẫu đơn có sẵn trên mạng lấy làm mẫu đơn của mình, nếu có bạn chỉ nên tham khảo rồi sàng lọc  hay biến tấu nội dung khéo léo để tạo nên sự khác biệt. Hoặc các bạn có thể tự viết tay để thể hiện sự tôn trọng và lịch thiệp nhất đến công ty và nhà tuyển dụng. Các ứng viên đã bao giờ đặt câu hỏi những mẫu đơn bạn lấy trên mạng đã gọi là chuẩn chưa, những gì bạn bạn sử dụng, copy trên mạng sẽ không tránh được sự trùng lặp. 

Rõ ràng đã là mẫu có sẵn thì đương nhiên nó sẽ có một nội dung y như nhau, lợi ích duy nhất mà bạn nhận được khi sử dụng những mẫu này đó là sự nhanh chóng tuy nhiên mặt hại của nó thì lại nhiều hơn thế. Đã là con người thì ai cũng thích những sự mới mẻ, những sự khác biệt và độc lập đương nhiên không ngoại trừ khi điều nay lại được đem vào trong tiêu chí tuyển chọn ứng viên của mỗi công ty. Đơn xin việc thể hiện con người bạn vậy thì mẫu đơn xin việc phổ thông cũng thể hiện con người bạn đơn điệu, nhàm chán và dập khuôn. 

Mỗi ngày nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều email ứng tuyển gửi về, chính vì vậy nếu những mẫu đơn lấy trên mạng đều sử dụng chung một câu từ và một cấu trúc. Điều này sẽ làm bạn mất điểm với nhà tuyển dụng đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người lười suy nghĩ, thiếu sự sáng tạo. Nếu bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng không bao giờ đọc những nội dung trong đơn xin việc mà bạn gửi, vậy thì bạn đã mắc một sai lầm quá lớn khi đã chủ quan ở một loại giấy tờ quan trọng. Vì thế, nếu bạn có 1 tiêu đề đơn xin việc hấp dẫn, không copy thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng với bạn hơn. Thêm nữa, “Có thưa có gửi” đơn xin việc giống như một lời chào, lời chào có lễ phép, có ngọt, có ngoan thì người ta mới muốn nghe tiếp câu chuyện của bạn. Thực vậy trong một bộ hồ sơ, đơn xin việc chính là thay cho lời chào ấy mà bất kì nhà tuyển dụng cũng muốn nghe. 

Xem thêm: Đơn xin việc gồm những gì

3. Khi viết đơn xin việc không nên viết sai lỗi chính tả

Các ứng viên khi đi xin việc thường nghĩ đơn xin việc thật ra chỉ là một hình thức bắt buộc, nhà tuyển dụng sẽ chẳng mấy ai mở ra đọc bạn viết gì cả nên không cần cẩn thận và chau chuốt. Suy nghĩ đó là hoàn toàn sai, CV của bạn, ban so yeu ly lich của bạn có được nhà tuyển dụng mở ra không , phụ thuộc vào đơn xin việc của bạn như thế nào. Vì vậy, khi viết đơn xin việc bạn hãy đảm bảo rằng, đơn xin việc của bạn sẽ không bị mắc những lỗi như sai lỗi chính tả, căn lề... trước khi gửi đến nhà tuyển dụng. 

Các lỗi sai chính tả bao gồm: sai về mặt ngữ nghĩa và sai về mặt trình bày đánh máy. Đối với lỗi sai về mặt ngữ nghĩa, đa số ứng viên hay bị sai chính tả giữa các âm “n”, “l” hay “ch”, “tr” điều này bắt nguồn từ ngôn ngữ địa phương. Hoặc những cách ghép từ buồn cười, không logic và không có nghĩa cũng là những lỗi chính ta cơ bản thường thấy ở các đơn xin việc hiện nay. Để có thể khắc phục được điều này bạn nên chọn ngôn từ đơn giản, dễ hiểu nhất, tránh dùng những từ ngữ chuyên biệt hay quá văn vẻ khiến cho đơn xin việc không đảm bảo về ngữ nghĩa và không phù hợp với hoàn cảnh. 

Thứ hai là lỗi về trình bày văn bản, đánh máy khi bị xót từ hay căn lề, sử dụng phông chữ không phù hợp. Các ứng viên không nên mắc lỗi này, nếu không bạn sẽ bị đánh bật ra khỏi các ứng viên khác bởi lí do thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng đó. Đây là lỗi cả thể khắc phục bằng cách bạn hãy trình bày cẩn thận và rà soát lại một lượt sau khi đã viết sau, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tìm ra lỗi và sửa nó. Bạn nên tham khảo hoặc tải mẫu cv xin việc đẹp tại timviec365 sau đó rút ra một số kinh nghiệm cho bạn khi viết đơn xin việc gửi qua mail như font chữ hay căn lề. 

>>Bí quyết Cách viết mục tiêu nghề nghiệp đốn tim nhà tuyển dụng sẽ là một lời khuyên hữu ích giúp bạn thành công hơn trên con đường tìm việc.

Việc làm hành chính - văn phòng

4. Không nên "nói dối" trong đơn xin việc

Khi viết đơn xin việc và thực hiện huong dan viet ho so xin viec không nên nói dối. Đừng vì muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà bạn thêm thắt những kinh nghiệm, kỹ năng hay năng khiếu sở trường trong đơn xin việc mà mình không hề có. Tâm lý chung của nhiều sinh viên khi mới ra trường là lo sợ việc mình không có kinh nghiệm sẽ có thể bị đánh trượt, chính vì vậy họ thường bịa ra những kinh nghiêm không hề có trước đó của bản thân để ghi vào. Không chỉ kinh nghiệm mà ứng viên còn bịa cả kỹ năng làm việc của bản thân, nói quá và nâng quá tầm giá trị của bản thân trong khi trên thực tế là không có. 

Đối với bất kỳ công việc nào, sự trung thực luôn được đặt lên hàng đầu. Bạn có thể "qua mắt" nhà tuyển dụng ở vòng ứng tuyển hoặc phỏng vấn nhưng chắc chắn không thể tiếp tục "giấu" khi đã bắt tay vào làm. Khi đó, sự thất vọng của nhà tuyển dụng sẽ nhân lên bội phần, cả bạn và công ty đều mất thời gian của nhau. Thành thật ngay từ khâu đầu tiên sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối sau này.Hãy cố gắng giới thiệu thật chính xác các kinh nghiệm của bạn thân trong quá trình làm việc trước hay hay trong quá trình tìm việc làm.

So với kinh nghiệm và năng lực làm việc đôi khi trung thực lại được đánh giá cao hơn. Có một câu chuyện về một sự trung thực của một công ty lớn trên thế giới trong việc tuyển chọn nhân tài. Chủ tịch của công ty đó giao cho mỗi nhân viên một hạt đậu đã chín mà không cho ai biết điều này, sau đó ông ra điều kiện 3 tháng sau, cây đậu của ai phát triển tốt nhất thì sẽ được trao chức. Ba tháng sau, cây đậu của ai mang đến cũng tốt tươi và trĩu quả duy chỉ có một công nhân viên mang đến hạt đậu đó và nói rằng “Hạt đậu này đã chín và không thể trồng được”. Ngay lập tức cậu đã được chủ tịch khen ngợi và trao vị trí giám đốc tối cao cho. Và không quên kèm thêm sự nhắc nhở về tính trung thực trong công việc quan trọng như thế nào. 

5. Không nên trang trí màu mè

5 không khi viết đơn xin việc

Đơn xin việc cần được thể hiện một cách đơn giản và súc tích để tránh làm mất tập trung của nhà tuyển dụng. Đừng lạm dụng màu sắc và phông chữ khác nhau, hãy tập trung vào việc trình bày ngắn gọn và rõ ràng những thông tin quan trọng trong lá đơn. Đơn xin việc chỉ nên tóm gọn những điểm quan trọng và khơi gợi sự tò mò của nhà tuyển dụng.

Vì bản chất vẫn là một loại giấy tờ hành chính cho nên yêu cầu đối với một đơn xin việc quan trọng nhất là sự chỉn chu, sạch sẽ và trang trọng. Tất cả những sự sáng tạo về trang trí đã được thể hiện ở CV của bạn. Chính vì vậy sự trang trí màu mè hoa lá ở một đơn xin việc là thừa thãi, thậm chí là kệch cỡm, không phù hợp. 

Hãy trình bày đơn xin việc của bạn gọn gàng trên một tờ giấy A4 có đầy đủ các phần chính của một đơn từ. Chỉ dùng một loại màu chữ là đen suôn suốt cả văn bản và duy nhất một loại phông chữ. Bên cạnh đó trình bày thật thoáng và dễ nhìn. Đơn xin việc không cần đến khung trang trí như các tên tập tài liệu khác mà bạn đã từng làm. Nếu bạn muốn sáng tạo đơn xin việc một chút để thể hiện sự cá tính con người bạn, hãy trang trí đó bằng lời nói trong đơn xin việc.

Xem thêm: Đơn xin việc ngành ô tô

6. Không nên gửi một mẫu đơn cho nhiều nhà tuyển dụng

Cuối cùng, sau khi hoàn thành lá thư xin việc mà bạn đã ưng ý, bạn không nên vội vàng gửi đi cùng lúc cho nhiều nhà tuyển dụng. Rất nhiều trường hợp vì vội vàng, cẩu thả mà gửi chung đơn xin việc của công ty sang công ty khác khiến do phần tên vị trí ứng tuyển bị lộ rõ cùng một tên trong khi 2 công việc và 2 công ty là hoàn toàn khác nhau. 

Mỗi công ty đều có những yêu cầu riêng. Bạn cần đọc kỹ yêu cầu của từng vị trí công việc và nhấn mạnh vào những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có giúp đảm đương tốt vị trí đó. Bạn nên nhớ đầu tư thời gian và tâm huyết cho đơn xin việc không bao giờ là thừa thãi nếu muốn có được một công việc tốt. 

Có thể ở cùng một vị trí nhưng yêu cầu của công ty này sẽ khác công ty kia. Ví dụ với vị trí marketing nhưng ở công ty A ưu tiên những kinh nghiệm về marketing online thì bạn phải làm bật những ưu điểm về mảng đó, hay với công ty B cần kỹ năng về marketing chiến lược thì đơn xin việc của bạn cùng phải nhắc về điều đó hơn cả. Không chỉ vậy đơn xin việc còn thể hiện sự trân trọng của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Với một yêu cầu như thế thì không thể có cùng một thái độ như nhau, điều đó chỉ thể hiện khá là xem thường công việc trong mắt nhà tuyển dụng. 

Đơn xin việc cũng giống như lời giới thiệu mở đầu của các ứng viên với nhà tuyển dụng. Một lá đơn đơn giản, chân thành và chứa đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn thành công đến 50%. Hi vọng 5 không khi viết đơn xin việc sẽ giúp bạn áp dụng trong quá trình xin việc và lấy lòng được nhà tuyển dụng.

Xem thêm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội đang được các nhà tuyển dụng săn tìm.

CV đẹp

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;