Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

An ninh mạng là gì? Nắm bắt cơ hội nghề “Hacker chân chính” hiện nay!

Tác giả: Lại Trang

Ngày cập nhật: 18/01/2022

An ninh mạng là gì? Hẳn đó không còn là câu hỏi của riêng những tín đồ công nghệ thông tin  trong thời đại Internet bùng nổ và cuộc sống con người đang dần bị kiểm soát, thôn tính bởi công nghệ. Nếu quan tâm đến những tin tức, có lẽ, vụ điều trần vì bê bối Cambridge Analytica  khiến ông chủ Facebook mất hàng tỷ USD khiến đến hơn 87 triệu người dùng bị lộ những dữ liệu cá nhân hay hàng loạt những sao Hàn bị tẩy chay vì lộ những thông tin mật dính dáng đến các hành vi lạm dụng tình dục, không nằm ngoài mối quan tâm của bạn. 

Song, bạn  có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi “ Nhờ đâu những vụ bại lộ dữ liệu này được tìm ra dù đã được bưng bít trong một thời gian dài và đâu chính là giải pháp để chấm dứt tình trạng bị trộm cắp những thông tin mật tích cực ? Cả hai câu hỏi này đều nằm trong tầm kiểm soát của ngành an ninh mạng. Nếu bạn đang tò mò đáp án cho những câu hỏi đó thì bài viết sau đây là dành cho bạn. 

1. Bạn đã hiểu an ninh mạng là gì?

an ninh mạng là gì?
Bạn đã hiểu an ninh mạng là gì?

An ninh mạng là gì? Có thể bạn đã nghe ở đâu đó câu hỏi này và lờ mờ nhận ra hàm nghĩa đằng sau nó thông qua tin tức, báo chí hay ví dụ tôi vừa dẫn ra trên đây. Thế nhưng một khái niệm cặn kẽ và đầy đủ về nó thì có lẽ hơi khó cho bạn. Bởi thực tế, ngay cả những người trong ngành, đa dạng những tên gọi của nó áp dụng cho biển ngành công nghệ cũng khó lòng để bạn định nghĩa nó một cách dễ hiểu và chính xác. An ninh mạng thực chất là  lĩnh vực chuyên bảo vệ mạng máy tính bởi những hành vi trộm cắp và làm hư hỏng phần cứng đến phần mềm đến hệ thống thông tin các dữ liệu và làm chậm hoặc gián đoạn, chuyển hướng các dịch vụ.

Trong đó, việc kiểm soát truy cập các phần cứng cũng như bảo vệ và lên phương hướng chống lại tác hại có thể xảy ra của quá tin tạo ra các lỗ hổng phần mềm đo vô tình hoặc cố ý của các chủ thể. Là thành phần quan trọng của biển ngành nghề trong ngành học công nghệ thông tin và chi phối mọi mặt của đời sống, ứng với mỗi lĩnh vực,  an ninh mạng được sử dụng với những tên khác nhau. Lướt qua vài Blog công nghệ, đôi lần bạn đã bắt gặp những tên gọi như Cybersecurity, an ninh máy tính (computer security), bảo mật công nghệ thông tin (IT security) hay an ninh mạng máy tính? Tất cả chúng đều là tên gọi khác của an ninh mạng. Trong bối cảnh bành trướng của Internet, hiếm có một ngành nào không duy trì nguồn sống bằng mạng máy tính. Trong đó, dữ liệu được xem là nguồn tài nguyên quý giá tăng cao tính cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Những ý đồ thâu tóm dự liệu hay phá hủy hệ thống máy tính của đối thủ vô hình chung trở nên phức tạp và trở thành một vấn nạn toàn cầu.

 An ninh mạng thực chất là  lĩnh vực chuyên bảo vệ mạng máy tính bởi những hành vi trộm cắp và làm hư hỏng phần cứng đến phần mềm đến hệ thống các dữ liệu và làm chậm hoặc gián đoạn, chuyển hướng các dịch vụ
 An ninh mạng thực chất là  lĩnh vực chuyên bảo vệ mạng máy tính bởi những hành vi trộm cắp và làm hư hỏng phần cứng đến phần mềm đến hệ thống các dữ liệu và làm chậm hoặc gián đoạn, chuyển hướng các dịch vụ

Nhưng trong kinh tế chỉ là một khía cạnh nhỏ. Vì thực tế, những lỗ hổng của hệ thống an ninh trong mạng máy tính có thể là nguồn cơn cho những cuộc xung đột về chính trị và de dọa an ninh quốc gia. Sự sơ suất trong quản lý các ứng dụng đính kèm theo thông tin cá nhân trong các mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quyền bảo mật của con người và để những đối tượng xấu lợi dụng và thực hiện những mưu đồ phi phạm. Thế nhưng, so với với thực tế, không gian mạng khó kiểm soát hơn rất nhiều. Bởi không phải ai cũng đủ năng lực và trình độ để khám phá, tìm ra và xử lý những lỗ hổng của nguồn big data trong doanh nghiệp bởi lượng này có thể lên đến và triệu Terabytes. Những vấn đề này chỉ có thể giải quyết được  nhờ những chuyên gia của an ninh mạng mà thôi. 

 Nếu là dân ngành công nghệ, tôi tin chắc rằng, bạn đã từng nghe thậm chí đã tìm hiểu đến thuật ngữ hacker mũ trắng và hacker mũ đen hay hacker mũ xám. Và bạn hiểu được rằng, đây là tên gọi đặc thù chỉ được dành cho duy nhất những vị trí trong lĩnh vực an ninh mạng, để nói về những chuyên gia có khả năng thâm nhập sâu vào những hệ thống thông tin và làm thay đổi những thành tố của hệ thống thông tin đó theo mục đích của mình. Chỉ có điều, hai này “trái dấu nhau” về bản chất. Nếu như hacker mũ trắng được biết đến với chức danh là người hùng đi giải quyết các lỗ hỗng trong mạng máy tính quản lí và chịu trách nhiệm vá những lỗi hệ thống phòng ngừa các xâm nhập khác từ bên ngoài  với ý đồ xấu. 

an ninh mạng là gì vậy?
Dù được cảnh báo về những mức án cho tội phạm công nghệ cao và xâm phạm vào quyền riêng tư, song trên thực tế, vì nguồn lợi khủng hay thỏa mãn “thú vui tao nhã’ của nhiều tay lập trình viên có kỹ năng cao, Hacker mũ đen vẫn được “dân ngành” ngầm hiểu là một lựa chọn ngành 

Trong khi đó, dù gắn mác chuyển gia,  các hacker mũ đen thường đóng vai trò là các ‘vị khách không mời” trong những hệ thống với ý đồ đánh cắp, phá hủy hệ thống thậm chí là lây nhiễm các phần mềm độc cũng như có các hành vi phá hoại mạng máy tính hoặc trộm những thông tin mật để khai thác các nguồn tài nguyên trực tiếp và bán cho các đơn vị liên quan. 

Dù được cảnh báo về những mức án cho tội phạm công nghệ cao và xâm phạm vào quyền riêng tư, song trên thực tế, vì nguồn lợi khủng hay thỏa mãn “thú vui tao nhã’ của nhiều tay lập trình viên có kỹ năng cao, Hacker mũ đen vẫn được “dân ngành” ngầm hiểu là một lựa chọn ngành với những tín đồ công nghệ và được sản sinh ra trong ngành an ninh mạng. 

Tình trạng mất các tài khoản mạng xã hội hay đóng băng các trang web diễn đàn và nhu cầu bảo mật ngày càng cao trong các doanh nghiệp đến tổ chức và cá nhân đã làm thuật ngữ an ninh mạng từ những vấn đề của riêng ngành công nghệ thông tin hay kỹ thuật máy tính trở nên phổ biến rộng rãi và  thu hút sự quan tâm của dư luận. Thiếu trầm trọng nhân lực, các ngành đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống mạng máy tính trở thành cơ hội mới để các tín đồ công nghệ thông tin, mạng máy tính có thể bung lụa và săn lùng mức thu nhập tốt và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Xem ngay: Việc làm chuyên viên an ninh mạng

2. An ninh mạng thi khối nào?

An ninh mạng thi khối nào?
An ninh mạng thi khối nào?

Khi mà nhu cầu về phát hiện những lỗ hổng, tìm ra những giải pháp ngăn ngừa và chống các cuộc xâm nhập vào máy chủ hay lấy cắp dữ liệu mật đã trở thành vấn đề nan giải toàn cầu, an ninh càng có độ hot trong các ngành về công nghệ. Các trường công nghệ khắp nơi trên khắp thế giới đến những công ty công nghệ trực tiếp đào tạo các nhân tố để đảm bảo vấn đề bảo mật, an toàn thông tin cho doanh nghiệp và chống lại những cuộc xâm nhập đã diễn ra cực kỳ phổ biến và mở rộng cánh cửa nghề cho tất cả những ai đã trót dành tình yêu cho an ninh mạng. Tại Việt Nam cũng vậy.

Những câu hỏi xoay quanh ngành này đã được nhiều trường đại học giải mã bởi nhiều tổ hợp môn thi. Để theo đuổi an ninh mạng, các tín đồ của ngành có thể theo đuổi 4 lựa chọn khối với tổ hợp môn khối A ( Gồm Toán, Lý, Hóa), Khối A1 ( Toán, Lý Anh), Khối D ( Toán, Văn, Anh) và khối D90 (Toán, Anh, Khoa học tự nhiên)... tại các cơ sở trọng điểm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TpHCM, Học viện công nghệ bưu chính Viễn Thông, Đại học CNTT tại Học học Quốc gia Hà Nội, Học viện an ninh nhân dân và những chuyên ngành như an toàn thông tin, an ninh mạng...tại các cơ sở của FPT. 

Tại đây, sinh viên sẽ được trau dồi những kiến thức về lập trình, các ngôn ngữ máy tiêu biểu như PHP hay Java, Python,... việc càng thông thạo thật nhiều những ngôn ngữ máy cho phép các tín đồ tin học sẽ ứng dụng để bảo mật tốt hơn. Không một ngôn ngữ lập trình nào có thể đảm bảo cho bạn tỉ lệ đến 100%. Chỉ có cách code thật nhiều, tiếp cận và giải mã nhiều chương trình khó, bạn sẽ nhanh nhạy hơn trong các khâu giải quyết các vấn đề về lỗ hổng. Kỹ năng lập trình là tiên quyết để xem an ninh mạng có phù hợp của bạn hay không, nhưng bên cạnh những ngôn ngữ máy thông thường, bạn cần phải là người thông thạo các chương trình chuyên dụng của hacker như Kali linux, Metasploit...

+ Hệ điều hành và thực hành thật nhiều. Một kỹ sư an ninh mạng từ khi mới bước chân vào môi trường đại học sẽ được đào tạo sơ khai đến chi tiết các vấn đề liên quan đến hệ điều hành như kỹ năng cài win, crack win đến làm quen với nhiều hệ điều hành thông dụng và xử lí các bug trên những hệ này. 

+ Ngoài ra khả năng tìm lỗi phần mềm thể hiện khi phát hiện lỗi trong Framework, Library code cũng là một trong những kỹ năng, kiến thức bạn cần trau dồi để tiến gần hơn giấc mơ trở thành một chuyên gia bảo mật hệ thống mạng của bạn. 

Các trường công nghệ khắp nơi trên khắp thế giới đến những công ty công nghệ trực tiếp đào tạo các nhân tố để đảm bảo vấn đề bảo mật, an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Các trường công nghệ khắp nơi trên khắp thế giới đến những công ty công nghệ trực tiếp đào tạo các nhân tố để đảm bảo vấn đề bảo mật, an toàn thông tin cho doanh nghiệp

Đối với những ngành đặc thù, ngoài năng lực chuyên ngành, các chuyên gia an ninh mạng tương lai phải trau dồi những kỹ năng về điều tra tội mạng và kiến thức về kiểm thực mã hóa hệ thống, các web server cũng như chuyên môn về mã hóa an toàn dữ liệu và nhận biết các mã virus như Dos hay tống tiền…

Dĩ nhiên, để theo đuổi ngành này, cần ở bạn thêm một đam mê cháy bỏng với hệ thống mạng máy tính, rèn cho mình một tinh thần thép để chống lại cám dỗ của hacker mũ đen và những áp lực của nghề. 

Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội

3. Những cơ hội nghề nào mở ra với ngành an ninh mạng?

Những cơ hội nghề nào mở ra với ngành an ninh mạng?
Những cơ hội nghề nào mở ra với ngành an ninh mạng?

Trong bối cảnh Internet là bá chủ và nhu cầu về bảo mật an toàn thông tin trở thành một chủ đề hot nhận được mối quan tâm của toàn cầu. Cùng với nguồn khát nhân lực công nghệ thông tin lên đến hàng triệu người trên khắp toàn cầu, kinh nghiệm của một kỹ sư an ninh mạng đang được săn đón khắp mọi cơ quan tổ chức từ nhà nước đến tư nhân. Con số này đã vượt mốc trên 110.000 nhân lực tại Mỹ tính trong năm 2021.

Tại Việt Nam số lượng nguồn nhân lực cần kíp cho lựa chọn ngành này chiếm khoảng ⅕ tổng số gần 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin đang tìm kiếm tại các tổ chức công nghệ, bảo mật, kinh doanh, chính trị và sơ hữu mức lương hấp dẫn. Các kỹ sư an ninh mạng, kỹ sư lập trình, tư vấn về bảo mật doanh nghiệp...Những lựa chọn vị trí của ngành an ninh mạng đang được tuyển dụng tại nước ta với mức khởi điểm là khoảng 300 - 400 USD. Với những chuyên gia trong ngành sở hữu 4,5 năm kinh nghiệm thông thạo các nguyên tắc bảo mật và tìm lỗi hệ thống xuất sắc đang được nhiều doanh nghiệp từ vừa đến lớn với mức lương từ 800 - 1600 USD. 

Tuyển dụng an ninh mạng

Trong khi đó, sự nghiệp của một kỹ sư an ninh hay ngành an toàn thông tin tại xứ sở cờ hoa đang được tuyển dụng với mức lương hấp dẫn dao động từ 83.000 - 103.000 USD/năm. Đây chính là những cơ hội mới để những tín đồ của An ninh mạng có thể tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm it tốt cho mình. 

Hi vọng những thông tin trên đây xoay quanh chủ đề an ninh mạng là gì và những thông tin xoay quanh sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong quá trình săn tìm cho mình một vị trí việc làm ưng ý.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý