Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bán hàng không xuất hóa đơn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Theo quy định của pháp luật, trong buôn bán và trao đổi hàng hóa thì phía người bán phải lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Tuy nhiên, không ít trường hợp vẫn xảy ra tình trạng bên bán hàng không xuất hóa đơn. Trong phạm vi bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến vấn đề xuất hóa đơn.

1. Bán hàng không xuất hóa đơn 

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập ra để ghi nhận thông tin trao đổi hàng hóa, đây sẽ là căn cứ để cơ quan thuế quản lý thuế và xác định doanh thu của người bán hàng và để kiểm soát chi phí của doanh nghiệp mua hàng. 

1.1. Quy định về việc bán hàng phải xuất hóa đơn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC thì khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cần phải lập hóa đơn cho khách hàng ở thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua hoặc ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ không phân biệt thu tiền hay chưa thu tiền. Nếu trước hoặc trong lúc cung ứng dịch vụ, có xảy ra nghiệp vụ thu tiền trước thì ngày xuất hóa đơn là ngày nhận tiền tạm ứng.

Khi trao đổi mua bán thì phía người bán cần phải xuất hóa đơn
Khi trao đổi mua bán thì phía người bán cần phải xuất hóa đơn

Mặc dù vậy nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều công ty vì lý do cá nhân hoặc do chưa nắm rõ luật/không có nhân sự đảm nhiệm nên việc xuất hóa đơn đôi khi gặp trục trặc xuất không đúng thời điểm thậm chí quên luôn không xuất hóa đơn GTGT khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. 

1.2. Những trường hợp bán hàng không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật

Các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý những trường hợp không yêu cầu kế toán xuất hóa đơn khi bán hàng, cung ứng dịch vụ: 

- Những mặt hàng tiêu dùng để phục vụ trong nội bộ công ty.

- Thực hiện cung ứng hàng hóa sản phẩm với cách thức cho vay mượn hoặc hoàn trả.

- Xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến nơi làm thủ tục xuất khẩu hoặc cửa khẩu (có sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ).

- Xuất hàng hóa đến các chi nhánh, hệ thống cửa hàng của công ty hoặc với mục đích trao đổi hàng hóa.

- Xuất hàng hóa đến nơi làm của cộng tác viên hoặc nơi nhận hàng đúng giá của công ty.

- Dùng phiếu xuất kho khi xuất hàng hóa để bán hàng lưu động.

Những trường hợp không bắt buộc xuất hóa đơn
Những trường hợp không bắt buộc xuất hóa đơn 

1.3. Những mức phạt khi bán hàng không xuất hóa đơn 

Ngoài những trường hợp không cần xuất hóa đơn theo đúng quy định nêu trên thì sẽ bị xử phạt như sau: Đối với đơn vị khi cung ứng dịch vụ, bán hàng không lập hóa đơn với khi sản phẩm có giá trị thanh toán từ 200.00 VNĐ trở lên sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đồng thời bên bán sẽ phải lập hóa đơn để lại cho bên mua. 

Xử phạt khi không xuất hóa đơn
Xử phạt khi không xuất hóa đơn 

Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính, nếu bên bán không xuất hóa đơn hoặc giá trị hiển thị trên hóa đơn thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của sản phẩm đã bán và bị phát hiện sau khi nộp hồ sơ khai thuế thì sẽ bị kết vào tội trốn thuế. Đối với hành vi này, cơ quan thuế sẽ áp dụng mức xử phạt như sau: 

1.3.1. Mức phạt 1 

Nếu vi phạm ở mức này thì sẽ bị phạt tiền 1 lần dựa vào số thuế trốn hoặc gian lận trong trường hợp đây là lần đầu vi phạm (đối với hành vi bán hàng không xuất hóa đơn được xác định là trốn thuế) hoặc vi phạm lần thứ hai và có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ. 

1.3.2. Mức phạt 2

Nếu vi phạm ở mức này, sẽ bị phạt tiền 1.5 lần dựa vào số thuế trốn hoặc gian lận, trong trường hợp đây là lần đầu vi phạm và có tình tiết tăng nặng, hoặc vi phạm lần thứ hai và có 1 tình tiết giảm nhẹ (đối với hành vi bán hàng không xuất hóa đơn được xác định là trốn thuế). 

1.3.3. Mức phạt 3 

Nếu vi phạm ở mức này sẽ bị phạt tiền 2 lần dựa vào số thuế trốn hoặc gian lận trong trường hợp đây là lần vi phạm thứ hai và không có tình tiết giảm nhẹ (đối với hành vi bán hàng không xuất hóa đơn được xác định là trốn thuế) hoặc vi phạm lần thứ ba và có 1 tình tiết giảm nhẹ. 

1.3.4. Mức phạt 4

Nếu vi phạm ở mức này sẽ bị phạt tiền 2.5 lần dựa vào số thuế trốn hoặc gian lận trong trường hợp đây là lần vi phạm thứ hai và có 1 tình tiết tăng nặng (đối với hành vi bán hàng không xuất hóa đơn được xác định là trốn thuế) hoặc vi phạm lần thứ ba và không có tình tiết giảm nhẹ. 

Các mức phạt khi hành vi không xuất hóa đơn bị quy vào trốn thuế
Các mức phạt khi hành vi không xuất hóa đơn bị quy vào trốn thuế

1.3.5. Mức phạt 5

Nếu vi phạm ở mức này sẽ bị phạt tiền 3 lần dựa vào số thuế trốn hoặc gian lận trong trường hợp đây là lần vi phạm thứ hai và có 2 tình tiết tăng nặng (đối với hành vi bán hàng không xuất hóa đơn được xác định là trốn thuế) hoặc vi phạm lần thứ ba và có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ 4 trở đi.

Như vậy, ngoài những trường hợp không cần xuất hóa đơn theo quy định mà pháp luật đề ra thì khi doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ, bán hàng không xuất hóa đơn sẽ bị phạt dựa trên hành vi, số lần vi phạm cũng như các tình tiết vi phạm. 

2. Tình trạng mua hàng không lấy hóa đơn 

Không dừng lại ở câu chuyện bên bán hàng không xuất hóa đơn mà có rất nhiều trường hợp phía người mua cũng không cần lấy hóa đơn. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra và khá phổ biến ở nước ta. 

2.1. Thực trạng

Dù cơ quan Thuế đã nỗ lực tích cực trong việc thông tin và áp dụng biện pháp xử lý để ngăn chặn tình trạng trốn thu và đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, thì tình trạng "không xuất hóa đơn - không lấy hóa đơn" vẫn diễn ra thường xuyên mà không có dấu hiệu giảm đi. 

Nếu để ý kỹ thì nhiều khách hàng khi mua sắm, sử dụng dịch vụ ăn uống thường không lấy hóa đơn. Nhiều chuyên gia cho rằng thói quen này thực sự không tốt bởi nó chẳng mang lại lợi ích gì mà đôi khi sẽ mang lại nhiều trục trặc trong kinh doanh buôn bán. 

Nhiều người không có thói quen lấy hóa đơn khi mua sắm
Nhiều người không có thói quen lấy hóa đơn khi mua sắm 

Cần phải hiểu rằng, pháp luật đã quy định rằng: bán hàng phải xuất hóa đơn (từ 200.00 đồng trở lên và trừ những trường hợp đặc biệt đã nêu), xuất hóa đơn là nghĩa vụ của người bán và lấy hóa đơn là quyền lợi của người tiêu dùng. Chúng ta nên thay đổi thói quen không tốt này để đảm bảo lợi ích chính đáng cho bản thân phòng trường hợp cần thiết. 

2.2. Giải pháp

Một giải pháp được đưa ra để hạn chế việc các doanh nghiệp, đơn vị quên xuất hóa đơn dẫn đến tình trạng gian lận đó là triển khai áp dụng hóa đơn điện tử. Khi sử dụng hóa đơn điện tử thì hệ thống sẽ ghi nhận luôn thời điểm bán hàng và lưu trữ ngay.

Sử dụng hóa đơn điện tử để khắc phục rủi ro khi không xuất hóa đơn
Sử dụng hóa đơn điện tử để khắc phục rủi ro khi không xuất hóa đơn 

Các doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí cũng như công sức trong việc quản lý hóa đơn khi sử dụng công cụ này, đặc biệt nó còn mang lại tính ưu việt và hiệu quả cao. 

Ngoài biện pháp trên thì các cơ quan vẫn luôn tích cực trong việc kiểm soát đầu ra -  vào của các doanh nghiệp. 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về trường hợp không xử phạt - mức xử phạt đối với tình trạng bên bán hàng không xuất đơn. Hy vọng qua những gì chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp độc giả nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích và mới lạ. Đừng quên theo dõi trang để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn và thú vị!

Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Ngoại trừ việc xử phạt khi không xuất hóa đơn khi đơn hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên (trừ các trường hợp được quy định rõ ràng) thì những trường hợp xuất hóa đơn sai thời điểm cũng sẽ bị xử phát theo đúng pháp luật.

Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

;