Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bí quyết hay trở thành một vị sếp tốt

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Để trở thành một vị sếp tuyệt vời là điều mà bất kì ai đang trong cương vị nhà lãnh đạo, quản lý đều mong muốn. Nhưng làm thế nào mới có thể trở thành một vị sếp vừa có tài, vừa có tâm và được tất cả nhân viên nể phục, yêu mến?

Khi nào bạn được coi là một vị sếp tốt?

Có rất nhiều vị sếp luôn trong tình trạng mâu thuẫn, bất đồng với nhân viên của mình. Trong xã hội hiện nay, không hiểu sao cứ ai trở thành nhà lãnh đạo thì đều là đối tượng đóng vai xấu trong mắt nhân viên. Nhưng đó là điều bình thường cho đến khi vị sếp đó cho rằng, làm lãnh đạo bắt buộc phải bất đồng với nhân viên. Chỉ với cách nghĩ hạn hẹp này thôi, tự ắt bạn đang làm mất đi giá trị của vị trí mình đang nắm giữ và cũng chính là dấu hiệu báo trước cho sự phát triển kém bền vững của công ty. Để trở thành một vị sếp tốt, bạn cần nhiều hơn thế. Không chỉ là tạo ra được một khối đại đoàn kết trong công ty mà còn phải rèn luyện nhiều phẩm chất quan trọng khác.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Phấm chất của một vị sếp tốt cần có

1. Biết lắng nghe

Một nhà lãnh đạo được nhiều người nể phục ở tài và tâm, điều đầu tiên mà các nhà lãnh đạo cần có chính là biết lắng nghe để thấu hiểu tiếng nói của nhân viên, dừng lại trước khi nói, toàn tâm toàn ý khi đối thoại. Họ còn có sở trường sử dụng nhiều tín hiệu phi ngôn ngữ để biểu đạt ý muốn của mình.

Đây là tố chất mà bất kì nhân viên nào cũng muốn sếp của mình có được. Lắng nghe nhân viên cũng chính là cách giúp người quản lý nắm bắt được tình hình công việc cụ thể nhất cũng như việc có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn vướng mắc của từng người để kịp thời giải quyết. Người lãnh đạo biết lắng nghe nhân viên chính là người lãnh đạo tâm lý. Vì vậy, các vị sếp cũng nên nhìn nhận ở góc độ khách quan hơn, các nhà lãnh đạo nên lắng nghe những ý kiến của nhân viên, lắng nghe trực tiếp của những người làm việc trong từng công việc, từng khâu để có thể tổng hợp và định hướng thay đổi khi cần thiết, không nên quá bảo thủ khiến kết quả chệch đi quá xa.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

2. Có đạo đức

Một vị sếp luôn đặt đạo đức lên hàng đầu, đó cũng chính là những vị sếp được nhiều người tôn trọng nhất. Luôn tuân thủ đúng những nguyên tắc làm việc, chọn cách làm đúng, tuân thủ pháp luật, tuân thủ những phạm trù đạo đức, văn hóa. Những người làm việc có đạo đức luôn được xã hội nể trọng và được đền đáp xứng đáng.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

3. Ra quyết định một cách dứt khoát

Một người lãnh đạo thông minh luôn giữ vững khả năng ra quyết định trong những tình huống khó khăn mà không bị ảnh hưởng bởi ngoại lực. Họ luôn biết cách để cho mọi nhân viên thấy được rằng họ rất nghiêm túc bằng cách giải quyết những vấn đề lớn một cách quyết đoán mà không do dự, trì hoãn.

Đối với bất kì vị sếp nào thì việc giải quyết vấn đề bằng lý trí sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc đặt cảm tính lên trên. Điều này có nghĩa là hãy để nguyên tắc làm việc dẫn lối trong các cuộc thảo luận hay đàm phán về những khó khăn cũng như là đối phó với những thử thách ngay lập tức thay vì để những điều đó cản trở công việc.

4. Quản lý nhân viên một cách linh hoạt

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Bởi vì việc tìm kiếm nhân viên phù hợp khiến các doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và công sức, thế nên những người lãnh đạo giỏi sẽ hiểu được rằng họ cần phải đối xử với mỗi nhân viên giống như một cá nhân đặc biệt. Họ hiểu rằng không so sánh bất cứ nhân viên nào với một ai khác. Bằng cách tìm hiểu nhu cầu, thế mạnh và tác phong làm việc của từng nhân viên, vị sếp giỏi sẽ có thể tạo ra được những điều kiện hết sức thuận lợi và phù hợp để có thể thúc đẩy năng suất làm việc cũng như sự nhiệt huyết của nhân viên.

Kết nối với và lắng nghe nhân viên của mình. Theo thời gian, những mối quan hệ sẽ dần đơm hoa kết trái và thành công cũng sẽ đến nhanh hơn.

Đặc điểm của một vị sếp tuyệt vời

1. Vị sếp có tầm nhìn

Đứng trong cương vị lãnh đạo, bạn hơn nhân viên của mình rất nhiều thứ. Trong đó, tầm nhìn là một yếu tố hàng đầu để khẳng định điều này, bạn đang xứng đáng trong vị trí hiện tại. Bất kể nhà lãnh đạo nào cũng nắm trong tay vận mệnh của công ty và số phận của hàng trăm nhân viên. Tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo rất quan trọng, giúp nhân viên cảm thấy yên tâm hơn đối với công việc đang làm và đặt niềm tin vào sự phát triển của công ty. Để giúp cho nhân viên nhìn thấy những chiến lược, kế hoạch cụ thể của công ty ở tương lai thì họ sẽ hết mình làm cong viec nhanh chóng, cống hiến để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của bản thân. Với hiệu ứng đó, công ty của bạn chỉ có thể phát triển vững mạnh hơn.

Việc làm phó giám đốc điều hành

để trở thành vị sếp tuyệt vời

2. Sếp có lối sống tích cực

Cảm hứng của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ và tư tưởng của nhân viên. Thời gian làm việc của mỗi nhân viên tại công ty nhiều hơn thời gian họ ở nhà. Nhân viên tiếp xúc với sếp, với công việc tất bật từ sáng cho tới tận tối, điều đó cũng đủ để chứng minh cuộc sống của nhân viên phần lớn là gắn bó với công việc. Thái độ và lối sống của sếp sẽ hiển hiện với những người nhân viên hàng ngày. Nếu sếp thường xuyên nóng nảy, bực bội thì tinh thần của nhân viên cũng sẽ luôn rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi. Ngược lại, vị sếp luôn vui vẻ, hòa đồng và khích lệ nhân viên, luôn quan tâm tới những vấn đề khó khăn mà nhân viên đang gặp phải thì chắc chắn người nhân viên sẽ có cảm giác vững lòng đối với công việc và đặt niềm tin vào sếp.

3. Sếp có tấm lòng vị tha

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Sự vị tha dường như là một phẩm chất được thiên thành. Sẽ không quá khó khăn để nhìn nhận những sai lầm của nhân viên. Nhưng lại chẳng dễ dàng gì cho những quyết định kéo theo. Nếu bạn trách phạt và xử lý nhân viên khi họ gặp sai lầm trong công việc, chắc chắn để lại trong họ tâm lý lo lắng, lúc nào cũng sợ bị trách phạt. Làm việc với tâm lý như vậy, liệu hiệu quả có tốt hay không? Ngược lại, nếu như bạn vị tha, nhân viên họ tự hiểu điều bạn mong muốn, tự họ có ý thức khắc phục lỗi lầm để tránh lặp lại. Khi bạn giải quyết mọi việc theo đức độ và đạo đức, bạn thật sự là một nhà lãnh đạo vừa có tầm vừa có tâm. Đó là cơ sở vững chắc cho công ty phát triển và hình ảnh bạn thật sự đẹp trong lòng của mỗi nhân viên.

Hãy phấn đấu để xứng đáng với vị trí lãnh đạo của mình. Và hơn thế, tất cả những điều trên sẽ giúp bạn tự hoàn thiện chính mình về cả tâm đức lẫn tài năng.

4. Sếp biết cách dùng người

Để có đội ngũ nhân viên hùng mạnh không phải là kết quả một sớm một chiều, trong một donah nghiệp có người đi kẻ ở là chuyện rất bình thường vì vậy bạn phải biết cách chọn cho mình những hạt giống tài năng và dự tính trước được hướng phát triển và lưu giữ chân người tài để phát triển công ty. Muốn làm được như vậy thì những người lãnh đạo phải nắm rõ từng tiêu chí của mỗi bộ phận trong công ty, tham gia trực tiếp những buổi tuyển dụng và đặt ra câu hỏi để quyết định chọn lựa ứng viên nào phù hợp. Tiếp theo, công ty cũng cần có những chính sách hợp lý để khen thưởng, khích lệ tinh thần và đưa ra những chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân những nhân tố tiềm năng trong công ty đồng thời lên kế hoạch chọn nguoitimviec sao cho có những nhân tố đột phá để phát triển công ty ngày càng vững mạnh.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Làm thế nào để trở thành vị sếp tốt?

Ai cũng mong muốn được trở thành cấp trên của người khác. Tuy nhiên, như chúng tôi đã khẳng định, việc đó hoàn toàn không dễ dàng. Ngay cả khi bạn là người tài giỏi về mặt chuyên môn thì cũng chưa chắc đã có thể trở thành một người sếp tốt nếu như không thực hiện những điều sau

1. Đừng làm lãnh đạo theo ý muốn, hãy làm sếp mà nhân viên cần

Điều này hoàn toàn đúng. Không ai bắt bạn phải khác bạn. Nhưng với vai trò của một người sếp, hãy là một người sếp mà tất cả nhân viên mong muốn. Điều đó không có nghĩa là chúng ta đánh mất chính mình bạn nhé. Vì vậy, cuối cùng, mọi người không khác biệt nhau về tiền bạc, địa vị và phẩm hạng mà khác nhau về trí tuệ và cách sống. Ở công ty bạn là sếp, ở giai đoạn đó bạn là sếp. Nhưng. Ở một hoàn cảnh khác, bạn cũng có thể phải đi kiem viec lam gap, người ta coi trọng bạn hay không là ở tư cách, nhân phẩm chứ không vì thứ bậc.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Nếu như cứ khăng khăng và cực đoan làm theo ý mình thích, chắc hẳn bạn không thể hòa nhập vào nhân viên. Thời điểm đó, họ nghe bạn bởi bạn đang là sếp của họ trong công ty. Nhưng vào thời điểm nào đó, đối với họ, bạn chỉ là một con người bình thường và được nhìn nhận được bình giá của họ. Thế đấy, có những người dù không còn quản lý một ai đó, nhưng trong lòng đối tượng ấy, họ vẫn mãi là ,một vị sếp đáng kính nể. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng để có được điều đó, một phần cũng bởi bản thân bạn đã làm một nhà lãnh đạo trong mong muốn của nhân viên.

>>> Xem thêm: Bí quyết quản lý nhân viên trong cuộc họp

Người tìm việc

2. Thuê nhân viên giỏi

Hãy thử tưởng tượng bạn làm việc với đội ngũ nhân viên có tài năng, có chí phấn đấu và nhiệt huyết cao trong công việc. Đó cũng là lúc bạn đang nắm trong tay 50% sự thành công. Vì thế, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ thường đầu tư nhiều thời gian và công sức trong công tác tuyển dụng để tìm được những người tài năng về làm việc cho công ty.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Để ổn định tình hình công ty và đưa công việc vào quỹ đạo tốt nhất, các vị lãnh đạo tài giỏi sẽ nghiên cứu kỹ về KPI cho công việc, đưa ra những tiêu chuẩn và ranh giới, gắn với trách nhiệm của từng cá nhân trong công ty để mỗi cá nhân nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự phát triển của công ty. Đồng thời, họ không ngừng quan sát, tích cực giới thiệu những người có năng lực vào các vị trí xứng đáng.

3. Hãy coi nhân viên là đồng đội

Rất nhiều người đã thất bại trong sự nghiệp làm lãnh đạo của mình ngay cả khi họ vẫn đang đứng trong vị trí lãnh đạo. Bởi lẽ, những người sếp ấy lúc nào cũng đưa ra những chiến lược đối với nhân viên của mình. Những người lãnh đạo này luôn đặt nhân viên ở khác phía với mình, luôn đặt nhân viên trong tâm thế là đối thủ cần phải hạ gục. Đồng thời, có rất nhiều kiểu sếp luôn ngờ vực nhân viên, không tin tưởng và luôn có thái độ dò xét, đưa ra những chiến lược ngầm để đối phó với nhân viên. Đối với những người sếp như vậy thì thực chất ai cũng nhận ra được trong từng cử chỉ, hành động, lời nói của sếp. Khi họ cảm nhận được rằng sếp của mình không tin tưởng mình, đó cũng chính là lúc họ nhận thấy những cống hiến của họ không còn có ý nghĩa nữa. Vậy thì họ còn tiếp tục tâm huyết để làm gì. Tâm lý chung của bất kì nhân viên nào cũng vậy, họ chỉ muốn cống hiến cho vị sếp tốt, vị sếp mà họ mong muốn chứ không muốn đem tài năng và công sức của mình để cống hiến cho những người sếp tồi, luôn không tin tưởng mình và coi mình như kẻ địch. Đó cũng là quy luật hết sức tự nhiên trong cuộc sống, xã hội của mọi thời đại.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi khẳng định, trở thành một vị sếp tốt chẳng hề dễ chút nào. Nghệ thuật làm sếp đỉnh cao nhất chính chính là việc bạn đặt mình vào cách nghĩ, cách làm của nhân viên. Điều đó sẽ giúp bạn mở rộng hơn tầm nhìn, cũng là bí quyết để bạn có thể chèo lái doanh nghiệp của mình phát triển trong tương lai.

4. Luôn học hỏi từ những tấm gương đi trước

Đó là hình tượng về những vị sếp tài năng, đức độ. Con người đều được đặt trong các mối quan hệ vai vế. Do đó, khi bước chân ra xã hội, hoặc họ là xếp của nhiều người, hoặc họ chịu sự quản lý của nhiều người. Mối quan hệ đó ta tạm gọi là quan hệ sếp - nhân viên.

5. Hãy luôn hướng tới những điều tích cực

Nếu làm không tốt vai trò lãnh đạo, nhân viên của bạn sẽ đi ngược lại hoàn toàn với những định hướng cũng như tư tưởng của bạn. Dù rằng bạn là sếp thì lời nói buông ra cần có trọng lượng, thế nhưng khi để trường hợp nhân viên không còn coi trọng những ý kiến của bạn xảy ra, bạn cũng sẽ khó có thể điều hành được công ty phát triển.

Bạn có quyền lựa chọn nhân viên và ngược lại, nhân viên cũng có quyền chọn một vị sếp hợp với mình. Trong vị trí đi làm thuê thì ai cũng mong muốn có được một người sếp có đức độ. Chính vì thế, khi bạn và nhân viên cấp dưới luôn ở trong mối quan hệ mâu thuẫn, bạn nên nhìn thấy nguy cơ của doanh nghiệp hay ít nhất là tư cách lãnh đạo của mình.

Việc làm giám đốc điều hành

6. Tìm kiếm cố vấn thân cận

để trở thành vị sếp tuyệt vời

“Không cần nhiều bạn, chỉ cần một người bạn đúng nghĩa”. Câu nói ấy có giá trị ngay cả trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Trong vô số những nhân viên, sẽ có một người luôn đi cùng bạn trong suốt chặng đường sự nghiệp. Họ là người nhân viên trung thành, yêu mến và tôn trọng bạn. Họ cũng sẽ mạnh rạn để đưa ra những lời khuyên chân thành ngay cả khi bạn không thích và cho rằng những lời khuyên đó vô bổ.

Còn nhiều bí quyết hay trong câu chuyện việc làm mà mỗi nhà lãnh đạo nên tìm hiểu để không chỉ gây dựng doanh nghiệp mình lớn mạnh mà còn có thể tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và mọi người.

7. Tạo ra hình mẫu vị sếp chuẩn mực

Muốn trở thành một người lãnh đạo tài năng bạn cần chuẩn bị cho mình các yếu tố mẫu mực điển hình để nhân viên có thể tin phục. Khả năng quản lý, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm là những tố chất của một lãnh đạo giỏi. Khi đã dám liều thì bạn cũng sẽ phải lường trước được hậu quả của những thất bại sau này. Cho nên các bạn luôn phải dự trù kế hoạch 2 để bù đắp những thiệt hại sẽ giúp bạn hạn chế tối đa hậu quả cũng như đạt điểm tuyệt đối với nhân viên trong mọi tình huống.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

Nếu bạn đặt yêu cầu việc làm cao đối với nhân viên của mình thì chính bạn phải là người có thể đáp ứng mọi tiêu chí đó. Cần một hình mẫu, một tấm gương để ngăn chặn mọi sự phản đối vậy nên hãy tự đưa mình vào khuôn khổ trước khi đặt ra yêu cầu với nhân viên. Một điểm cộng nữa cho bạn nếu là một nhà lãnh đạo biết tin tưởng vào nhân viên, người xưa có câu dùng người thì tin người mà không tin sẽ không dùng, đây là bài học đắt giá cho các nhà lãnh đạo giỏi. Khi niềm tin của bạn đặt vào đúng chỗ thì mọi công việc sẽ trở nên dễ dàng, tinh thần làm việc của tập thể cũng được nâng cao hơn rất nhiều.

Tác phong thành thục, đứng đắn, thẳng thắn và hòa đồng cũng là điều một nhà lãnh đạo cần có. Mọi công việc được làm sáng tỏ sẽ khiến người khác tin phục bạn hơn là những kế hoạch âm thầm không công bố. Đương nhiên bạn cũng phải giữ cho mình những định hướng phát triển và kế hoạch riêng để điều tiết tất cả các bí mật. Là người lãnh đạo một công ty cũng là bộ mặt chung cho toàn công ty bạn cần tạo cho mình một phong thái chỉnh chu, quần áo và đầu tóc lúc nào cũng phải thật gọn gàng, sạch sẽ không cầu kỹ, rườm rà nhưng cũng không nên quá xuề xòa, tùy ý.

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

8. Đưa ra những câu hỏi khôn ngoan

Thông qua những câu hỏi thông minh, bạn có thể thấu hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề mà nhân viên đang gặp phải hoặc là những nhận định chuyên sâu của nhân viên đối với mỗi vấn đề. Một lãnh đạo tốt sẽ biết cách lấy được lượng lớn thông tin thông qua những câu hỏi khôn ngoan mà không cần phải nói chuyện nhiều.

Cách làm này cũng giúp họ được nhân viên yêu mến. Mọi nhân viên đều yêu thích một vị sếp biết đặt mình vào vị thế của người khác và quan tâm tới quan điểm của họ.

Bạn muốn làm việc với một người sếp như thế nào?

1. Luôn luôn hỗ trợ nhân viên

Một phần việc của một lãnh đạo là gỡ bỏ những rào cản dẫn tới thành công của nhân viên bằng cách quan sát, đặt mình vào vị thế của họ. Hãy tìm mọi cách để hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu, tiến bộ hơn nhưng không làm giảm trách nhiệm của họ.

2. Giảm bớt sự kiểm soát đối với nhân viên

Kiểm soát là cần thiết nhưng đôi khi việc trao quyền cho nhân viên và tạo cơ hội cho họ gây dựng lòng tự tin và tự trọng lại mang đến hiệu quả bất ngờ.

để trở thành vị sếp tuyệt vời

3. Luôn tạo ra nhiều cơ hội cho nhân viên tỏa sáng

Người quản lí đóng vai trò hỗ trợ nhân viên trong việc đặt ra những mục tiêu đúng đắn và lập ra kế hoạch tốt nhất. Nếu bạn là một người sếp tâm lý, bạn sẽ không kiểm soát nhân viên quá chặt chẽ và luôn tạo cơ hội để nhân viên được tỏa sáng. Bằng cách hướng dẫn nhân viên về khả năng tự lãnh đạo, tự đưa ra những quyết định tốt nhất, phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh. Vị sếp tốt sẽ trao quyền cho nhân viên nhiều hơn. Điều đó giúp cho họ có thể thỏa sức sáng tạo và đưa ra những đề xuất đột phá.

Khi sếp cho nhân viên thấy những gì họ có thể làm, hãy để họ tự lên kế hoạch, tự kiểm soát công việc và vai trò của họ trong công ty.

4. Hỗ trợ mọi giá trị bản thân cho nhân viên

Không ai có quyền gượng ép bạn phải làm việc cho một công ty nào cả. Dù trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Khi nhân viên còn tôn trọng và cảm thấy cống hiến được cho sếp thì ở lại, còn khi cảm thấy không dung hòa được thì họ có quyền ra đi. Vấn đề quan trọng để lại đó là công ty bạn liệu có vì thế mà bỏ lỡ 1 nhân tài hay không? Hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao Anh A, chị B muốn xin nghỉ việc. Nếu như nguyên nhân là vì công ty không tạo ra một môi trường làm việc mà họ cảm thấy thoải mái thì hãy cân bằng lại. Có thể đó là yếu điểm của công ty mà chính người điều hành không nhận ra được. Sự quyết định ra đi của 1 nhân viên tốt giúp bạn thức tỉnh.  Không có lý do gì mà anh không thay đổi khi việc đó có lợi cho công ty của anh.

Cần tìm việc làm

để trở thành vị sếp tuyệt vời

5. Hỗ trợ nhu cầu mong muốn và đãi ngộ tốt với nhân viên

Một công ty tốt không phải trả cho nhân viên đồng lương ổn mà còn phải biết quan tâm tới nhu cầu của nhân viên. Ai cũng mong có được một vị sếp tốt. Khi bạn trong vai trò điều hành, lãnh đạo công ty, bạn không chỉ đứng trong vai trò của 1 người đứng đầu nắm trong tay mọi quyền hành mà hơn hết bạn còn phải biết hòa mình vào nhân viên. Một chế độ độc tài và thiếu quan tâm nhân viên của mình sẽ sớm trở thành dĩ vãng. Khi hiểu được nhân viên, bạn sẽ biết cách cân bằng, hài hòa mọi thứ. Đặc biệt nhất, chính bạn sẽ là người hiểu nhân viên của mình đang mong muốn điều gì. Giao cho nhân viên một chiến lược, một kế hoạch nào đó, thay vì bắt họ làm thì hãy hỏi họ xem cần hỗ trợ gì không? Đây mới là bí quyết thành công cho doanh nghiệp mà bạn cần học hỏi.

Trên đây là những chia sẻ chân thực về những yếu tố, những kinh nghiệm để trở thành một vị sếp tuyệt vời trong mắt nhân viên mà bất kì người lãnh đạo nào cũng cần phải lưu tâm tới. Chúc các bạn đang trong cương vị lãnh đão có thể thấu hiểu được những nỗi niềm của nhân viên để có hướng đi phù hợp, tích cực, dẫn dắt đội ngũ nhân viên của mình trở thành lực lượng hùng mạnh, đồng lòng đồng tâm từ trên xuống dưới.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;