Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Giải đáp] BPM là gì? Nên làm gì để có một chỉ số BPM chuẩn?

Tác giả: Phạm Diệp

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhịp tim, một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu được trong việc chuẩn đoán và điều trị bệnh tật của con người hiên nay, đặc biệt là trong các bệnh liên quan đến sự tăng giảm huyết áp hay về tim mạch. Đây là một trong những điều cơ bản và tối thiểu nhất mà bất kỳ người làm trong ngành y nào cũng phải nắm được tuyệt đối. Thế nhưng BPM thì sao! BPM là gì, bạn đã biết gì về nó hay chưa? Chỉ số đáng báo động của BPM là bao nhiêu?

Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu như bạn cũng chưa hiểu sâu về vấn đề này nhé.

1. Khái niệm BPM là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì BPM có nghĩa là một đơn vị dùng để quy ước về nhịp tim trong khoảng thời gian là một phút. Và BPM chính là ký hiệu viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Beats per minute” có nghĩa là “nhịp đập một phút”. Ví dụ nếu chỉ số BPM của bạn là 95bpm, thì điều này cũng có nghĩa là trong 1 phút tim của bạn đã đập 95 lần.

 Khái niệm BPM là gì?
 Khái niệm BPM là gì?

Thông thường, nhịp tim ở người bình thường sẽ giao động từ 60 - 80 nhịp/phút ở trạng thái nghỉ ngơi và có thể lên từ 100bpm - 120bpm khi ta vận động. Tuy nhiên, nếu nhịp tim tăng cao quá nhanh thì bạn cũng cân phải hết sức lưu ý nhé, vì khi nhịp tim tăng thì nó cũng sẽ đồng nghĩa các bộ phận khác trong cơ thể cũng vì thế mà phải làm việc nhiều hơn, trong khi hiệu quả bơm máu nuôi cơ thể lại bị giảm, điều này nếu diễn ra thường xuyên có thể làm tăng gánh nặng ho tim và dẫn tới tình trạng suy tim

2. Huyết áp và nhịp tim có giống nhau?

Có khá nhiều người thường tưởng rằng huyết áp và tim mạch là 1, thế nhưng đây là 2 chỉ số hoàn toàn khác nhau, và dưới đây là những thông tin chi tiết về 2 chị số này

- Thứ nhất, huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu ra hệ tuần hoàn, còn BPM là chỉ số lần tim đập trong vòng 1 phút

- Thứ 2, đơn vị đo lường của huyết áp là mmHg (milimett thủy ngân), còn đơn vị đo lường của nhịp tim là BPM

- Thứ 3 là giá trị chuẩn, huyết áp 120/80 mm Hg, nhịp tim là 60 – 100 BPM

- Thứ 4 là các thông số đại diện, trong đó huyết áp sẽ bao gồm 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực khi tim co bóp tổng máu vào các động mạch) và huyết áp tâm trương (là áp lực khi tim giãn, nghĩ giữa các nhịp đập). Còn nhịp tim là bao gồm  chỉ số duy nhất đại diện cho số tim đập trong 1 phút

Từ các chỉ số trên ta có thể dễ dàng nhận định thấy, 2 chỉ số này là hoàn toàn không có sự liên hệ với nhau, nhip tim không chỉ ra huyết áp hay thấp và đối với những người bị huyết áp cao thì việc đọ nhịp độ tim cũng không thể thay thế được hoàn toàn cho việc đo huyết áp

Xem thêm: Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Hiểu rõ hơn về ngành y hiện nay

Huyết áp và nhịp tim có giống nhau?
Huyết áp và nhịp tim có giống nhau?

3. Nên làm gì khi hệ số BPM lên cao?

Để phòng tránh được những rủi ro do những cơn BPM lên cao gây ra, cũng như giảm tỷ số BPM lên cao, thì khi các cơn BPM lên cao đột ngột xuất hiện bạn có thế áp dụng 5 biện pháp dưới đây

- Hít thở thật sâu

Khi cảm thấy bản thân có biểu hiện của những cơn tim đập nhanh, bạn hít một hơi thật sâu (tốt nhất là khoảng từ 5 – 8 giây), tiếp đó nín thở trong 3 – 5 giây và từ từ trong khoảng 5 – 8 giây. Đây là một trong những biện pháp nhanh chóng giúp bạn có thể giảm hệ số BPM lên cao nhanh chóng

- Nghiệm pháp Valsalva

Nghiệm pháp Valsalva có nghĩa là biện pháp sẽ tác động vào giây thần kinh phế vị và tham gia trực tiếp vào điều khiển nhịp tim.

Với biện pháp này, bạn thực hiện như sau:

Khi cảm thấy bản thân có biểu hiện của những cơn tim đập nhanh, bạn hít một hơi thật sâu và căng cơ vùng bụng, bạn giữ nguyên trạng thái này trong 5 giây và sau đó thở ra từ từ. Để có thể đạt được kết quả cao nhất, thì một cách tốt nhất là bạn nên thực hiện biện pháp này thường xuyên nhé

-  Ho mạnh

Một trong những biện pháp khá đơn giản và đem đến hiệu quả cấp tốc ngay tức khắc, vì việc ho mạnh sẽ giúp cho việc tạo áp lực lên thành lồng ngực khiến tim của bạn đập chậm lại. 

- Mát xa xoang động mạch cảnh

Mát xa xoang động mạch cảnh hay còn được hiểu là mát xa động mạch lớn nằm trên cổ. Với biện pháp này, bạn mát xa nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay để kích thích các dây thần kinh phế vị (nằm cạnh động mạch cảnh) giúp làm giảm nhịp tim.

- Dội nước lạnh lên mặt

Biện pháp này giúp bạn gây kích thích bất ngờ, tạo phản xạ làm chậm nhịp tim. Với biện pháp này thì để đạt được hiệu quả cao nhất thì bạn cũng nên lặp lại nó nhiều lần nhé.

Ngoài những biện pháp trên thì bạn cũng có thể áp dụng thêm một số những biện pháp khác giúp làm giảm các cơn bệnh rối loạn nhịp tim nhanh và ngăn ngừa tỷ lệ các cơn tim đập nhanh xuất hiện trong tương lai như: thuốc, thảo dược giúp ổn định nhịp tim, đốt điện tim, cấy máy khử rung tim, phẫu thuật. Tuy nhiên đối với những biện pháp này bạn cần phải được sự cho phép và điều trị rõ ràng từ các cơ sở y tế chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà chưa hề tham khảo ý kiến từ các cơ sở y tế uy tín hay các bác sĩ chuyên ngành. Với thiết bị y tế hiện đại tối tân thì bạn nên đến tham khám theo quy định khám sức khỏe định kỳ và làm theo hướng dẫn của y bác sĩ.

Việc làm y tế - dược tại hồ chí minh

4. Khi nào chỉ số BPM báo hiệu bạn cần đi khám bác sĩ?

Nói một cách cụ thể nhất, thì hầu hết khi chi số BPM tăng cao thì nó đều có khả năng gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên những triệu chứng này diễn biến rất thầm lặng đôi khi chỉ là những biểu hiện thoáng quá, khiến cho nhiều người thường bỏ qua cho đến khi phát hiện ra thì bệnh đã phát sinh quá nặng. Bởi thể để có thể phòng tránh được những rủi ro này, thì khi phát hiện ra bản thân có những biểu hiện bất thường như chỉ số BPM đột nhiên tăng cao và liên tục lặp lại và diễn ra thường xuyên thì ngoài việc áp dụng những biện pháp làm giảm cơn suy tim như ở trên thì bạn cũng cần phải nhanh đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị sớm đối với những vấn đề về tim mạch nói riêng cũng như các vẫn đề khác về sức khỏe nói chung nhé.

Khi nào chỉ số BPM báo hiệu bạn cần đi khám bác sĩ?
Khi nào chỉ số BPM báo hiệu bạn cần đi khám bác sĩ?

Dưới đây là một số những biểu hiện của BPM mà bạn cần phải chú ý

- BPM tăng nhanh hay BPM chậm và kèm theo các triệu chứng như: hồi hộp, nhanh hoặc chậm, đánh trống ngực hay thậm chí là choáng ngất.

- BPM bị loạn nhịp và kèm theo các triệu chứng như: khó thở, đau ở vùng ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc lưng.

- Bất ngờ loạn nhịp BPM đột ngột khi bạn vừa sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó.

- Rối loạn BPM đồng thời kèm theo một số những biểu hiện bất thường khác như: mệt mỏi kéo dài, sụt cân, đau đầu, vã mồ hôi, giảm khả năng gắng sức

Xem thêm: Cách điền mẫu C70A giúp bạn hoàn thiện hồ sơ thai sản

Tìm việc làm y tá phòng khám

5. Làm gì để lấy lại chỉ số BPM chuẩn?

Để có thể lấy lại một chỉ số BPM chuẩn, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc các chứng về rối loạn tim mạch, thì ngoài việc thường xuyên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế thì cũng cần phải kết hợp vưới một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học với những biện pháp dưới đây

- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như: rau xanh , cá (cá hồi, cá thu...), và hạn chế các thực phẩm chứa quá nhiều mỡ động vật và nguồn cholesterol (như: trứng, sữa béo...)

- Tăng cường tham gia các hoạt động thể dục, rèn luyện thể chất

- Từ bỏ các thói quen xấu như: rượu bia, thuốc lá. Đây là  một trong những điều quan trọng giúp các bệnh tim mạch của bạn có thể giảm thiểu rõ rệt

- Cân bằng công việc và những mối quan hệ trong cuộc sống để giảm bớt những vấn đề căng thẳng của cuộc sống

- Tuân thủ đúng theo các quá trình hướng dẫn điều trị và trị liệu của bác sĩ

Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “BMP là gì” hi vọng qua những chia sẻ trong bài viết đẫ có thể đem đến cho bạn một hình dung đầy đủ nhất về BMP là gì, cũng như những biện pháp phòng ngừa giúp bạn giữ cho mình một chỉ số BMP ổn định nhất nhé. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;