Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bạn cần biết

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường đề cao tính trách nhiệm trong công việc. Với nhiều người, thói quen đam mê nhiệt tình với công việc là một phần trong cuộc sống của họ. Làm việc một cách nhiệt tình và đầy nhiệt huyết là một đức tính tốt, nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng ngoài công việc thì chúng ta còn có những điều quan trọng hơn đó chính là sức khỏe, gia đình, bạn bè,... Những yếu tố như vậy sẽ giúp chúng ta tái tạo năng lượng, được tiếp thêm sức mạnh sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi trong môi trường làm việc. Theo luật lao động cũng có những chế độ yêu cầu chúng ta cần phải khám sức khỏe định kỳ theo thời gian đã được quy ước sẵn. Bạn đã khi nào để ý tới điều này chưa? Hãy cùng với tôi tìm hiểu xem quy khám sức khỏe định kỳ cụ thể là như thế nào nhé!

1. Quy định khám sức khỏe định kỳ là gì?

Quy định khám sức khỏe định kỳ được các công ty thực hiện theo quy định của Pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và ổn định nguồn nhân lực cho công ty. Những công ty không tổ chức khám sức khỏe định kỳ sẽ bị phạt theo quy định hiện hành. Hơn nữa, đối với mỗi doanh nghiệp, công ty thì nhân viên là tài sản quan trọng cần được đầu tư về sức khỏe thể chất để có điều kiện làm việc hiệu quả, năng suất. Các chương trình khám sức khỏe định kỳ của doanh nghiệp thường diễn ra với những quy trình chuẩn, các bước thăm khám.

Định nghĩa về quy định khám sức khỏe định kỳ
Định nghĩa về quy định khám sức khỏe định kỳ

Những người lao động nên tuân theo và chấp hành thăm khám đầy đủ các chương trình tổ chức khám sức khỏe định kỳ của công ty bởi điều đó sẽ giúp cho người lao động kiểm soát được bệnh tật tiềm tàng và hưởng những đãi ngộ mà công ty mang tới cho nhân sự. Ví dụ các người thợ cơ khí thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và làm việc trong môi trường độc hại thì nên thường xuyên thăm khám. Nhất là các bệnh về mắt mũi họng, bạn có thể tham khảo cách chữa đau mắt hàn trong trường hợp nhẹ nhưng nếu nặng thì phải đến khám tại cơ sở uy tín. 

Việc làm y tế - dược tại Hồ Chí Minh

2. Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần

Khám sức khỏe định kỳ diễn ra hàng tháng, diễn ra mỗi năm một lần hay diễn ra khi bạn cảm thấy cơ thể mình đau nhức, mệt mỏi, không ổn và cần khám bác sĩ ngay? Bạn nghĩ thế nào về chu kỳ, khoảng cách giữa hai lần khám sức khỏe định kỳ? Theo các chuyên gia, giáo sư về sức khỏe hàng đầu nước Mỹ thì mỗi năm bạn nên dành ra 1 tới 2 lần để tới gặp bác sĩ khám tổng quát để kiểm tra tất cả các bộ phận nằm trong cơ thể để có thể bảo đảm sức khỏe bản thân, kiểm soát tốt những bệnh tật chưa biết trước được và có kế hoạch để chăm sóc bản thân kỹ lưỡng hơn.

Khoảng cách giữa hai lần khám là bao lâu?
Khoảng cách giữa hai lần khám là bao lâu?

Những căn bệnh như ung thư, u nang, u nội tiết là những căn bệnh nguy hiểm, tiềm tàng ở mọi giới tính và lứa tuổi vì thế cho nên việc khám định kỳ sẽ sớm ngăn chặn những nguy cơ cho bạn. Tùy vào độ tuổi mà khi bạn tới khám sẽ được xét nghiệm và khám chữa bệnh những khoản mục khác nhau. Ví dụ như:

- Ở độ tuổi thanh niên, thanh xuân tầm 18 đến 30 tuổi bác sĩ sẽ khám xét nghiệm những bệnh có nguy cơ truyền nhiễm như là viêm gan B, viêm gan C, những bệnh có lây qua đường quan hệ tình dục như bệnh giang mai, bệnh lậu, khám bệnh liên quan tới vấn đề sinh sản, sinh lý, khám sức khỏe hôn nhân bởi đây là độ tuổi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân.

Mỗi độ tuổi có tần suất đi khám sức khỏe mỗi năm khác nhau
Mỗi độ tuổi có tần suất đi khám sức khỏe mỗi năm khác nhau 

- Ở độ tuổi dần bước vào độ tuổi tứ tuần, bạn cần khám sức khỏe định kỳ cho những bệnh như bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh gút,... Ở phụ nữ ở độ tuổi này sẽ khám bệnh phụ khoa.

- Ở tuổi trung niên sau khi bước qua tuổi 40 tiếp tục cần kiểm soát các bệnh như bệnh tim, bệnh đái tháo đường, bệnh huyết áp (BP) tăng, xương khớp,... và cần chặt chẽ tầm soát kỹ khả năng của các bệnh nguy hiểm như là ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt,...

Mỗi người sẽ có khoảng cách khác nhau
Mỗi người sẽ có khoảng cách khác nhau

Riêng với những người có bệnh lý nền, có sức đề kháng yếu hay những người có tiền sử các bệnh sẵn thì nên khám bệnh thường xuyên hơn để kiểm tra sức khỏe định kỳ bản thân kỹ lưỡng hơn. Những người có thói quen nhậu nhẹt, sử dụng rượu bia, thuốc lá, ít tập thể dụng thể thao, ngại ra ngoài trời vận động đi lại, sử dụng đồ điện tử nhiều như điện thoại, máy tính,...ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh hoặc chất béo không có lợi cho sức khỏe thì cần đến thăm khám định kỳ thường xuyên hơn khoảng mỗi năm 3-4 lần.

Xem thêm: Cách chữa đau mắt hàn hiệu quả từ các mẹo dân gian

3. Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ là gì?

Có rất nhiều những lợi ích trong việc tham gia khám sức khỏe định kỳ nhưng tổng quát thì có 4 lợi ích lớn nhất.

3.1. Đánh giá tình hình sức khỏe

Hàng ngày chúng ta sẽ bận rộn với những công việc hay thói quen sinh hoạt mà quên đi rằng phải chăm sóc bản thân như thế nào, hay phải có thói quen ngủ nghỉ ăn uống ra sao để có sức khỏe tốt.

Đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn một cách chính xác nhất
Đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn một cách chính xác nhất

Khám sức khỏe định kỳ là một hình thức mang tính văn minh, khoa học để kiểm tra và đánh giá khách quan dựa trên cơ sở khoa học về tình hình sức khỏe để có những thay đổi trong sinh hoạt hay kế hoạch, biện pháp để làm sức khỏe tốt hơn.

3.2. Phát hiện bệnh sớm

Không còn quá xa lạ gì những trường hợp người bệnh trông hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại tiềm tàng nhưng bệnh lý nguy hiểm có thể là chết người nếu không được chữa trị kịp thời, vì vậy bạn nên nghiêm túc khi tham gia những chương trình khám sức khỏe định kỳ.

3.3. Chữa bệnh kịp thời

Khi phát hiện ra sớm những nguyên nhân bệnh, chúng ta có thể điều trị kịp thời hơn, nhất là những bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư nếu phát hiện sớm có thể điều trị sớm và có tiến triển tích cực trong bệnh tình của bệnh nhân.

3.4. Tốn ít chi phí hơn

Nhiều người không có thói quen tới bệnh viện nếu chưa gặp phải triệu chứng gì nặng bởi lo lắng về kinh phí hay không thích tốn thời gian cho môi trường bệnh viện. Nhưng điều đó không đúng, khi đi khám định kỳ bạn sẽ giảm trừ được những chi phí nặng hơn nếu mà bạn có bệnh. Bởi vậy khám định kỳ không hề tốn kém mà sẽ là phương án tiết kiệm chi phí cho bạn.

Xem thêm: Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Một số cơ sở đào tạo Y đa khoa

4. Những lưu ý trong ngày đi khám sức khỏe định kỳ tại công ty

Nếu công ty của bạn có chương trình cho các nhân viên tham gia vào khám sức khỏe định kỳ thì bạn cần có những lưu ý sau đây:

+ Trước khi khám định kỳ không được phép uống những sản phẩm như trà, cà phê, nước ngọt, chất kích thích chứa cồn như rượu bia,... không ăn sáng mà chỉ được phép uống nước lọc tinh khiết để khi xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu cho ra kết quả chính xác. Một số xét nghiệm máu như anahematocrit,... có thể phát hiện ra các bệnh hội chứng Sjogren, xơ cứng bì,chứng tăng hồng cầu, phổi, bệnh thiếu máu,...

+ Đối với phụ nữ có ý định khám phụ khoa thì trước ngày khám không được quan hệ tình dục, và phải trong thời gian sạch kinh nguyệt, những phụ nữ đang trong quá trình thai sản thì không chụp  X - quang. Và khi siêu âm bằng đầu dò cần tiểu hết cho bàng quang rỗng cho bác sĩ có  thể quan sát được phần phụ và tử cung

+ Nếu như trong gói khám định kỳ tổng quát của công ty có khám các bộ phận trong ổ bụng thì bạn sẽ cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi xét nghiệm xong vì khi đó bác sĩ có thể nhìn được rõ ràng toàn bộ thành bàng quang, buồng trứng, tử cung (với phụ nữ) và tuyến tiền liệt, túi tinh (đối với đàn ông).

Tìm việc làm bác sĩ

Những lưu ý cần thiết khi khám sức khỏe định kỳ
Những lưu ý cần thiết khi khám sức khỏe định kỳ

+ Nếu nội soi dạ dày cần phải nhịn ăn để siêu âm được dạ dày chuẩn xác hơn

+ Bạn cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, làm sạch những bộ phận như tai, mũi, họng, vùng kín để thuận tiện trong việc khám sức khỏe

+ Nếu như bạn đang điều trị theo một lộ trình sẵn thì vẫn tiếp tục bình thường không phải kiêng khem

+ Bạn cần chuẩn bị sẵn những thông tin bản thân như tiền sử bệnh lý, tiền sử bệnh của gia đình bạn

Bạn nên cẩn thận với những lưu ý trước khi khám sức khỏe định kỳ
Bạn nên cẩn thận với những lưu ý trước khi khám sức khỏe định kỳ

Đó là những lưu ý cơ bản cho bạn cần biết để có thể có một buổi khám sức khỏe định kỳ hiệu quả.

5. Các quy trình trong khám sức khỏe định kỳ

Trong quy định khám sức khỏe định kỳ sẽ có những quy trình, giai đoạn để bạn khám theo trình tự khoa học nhất định, vậy đó là những quy trình nào?

5.1. Khám lâm sàng

Trong khâu khám lâm sàng bạn sẽ trải qua những bước cơ bản đơn giản của việc khám sức khỏe thông thường như đo chiều cao, cân nặng, đo lượng mỡ, lượng cơ trong cơ thể, đo nhịp tim, xem chỉ số nhịp tim (BPM), đo huyết áp, đo số đo 3 vòng.

Bước 1 là khám lâm sàng
Bước 1 là khám lâm sàng

Tiếp theo đó bác sĩ sẽ tùy tình hình kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể bạn để xác định các bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,...

Sau khi khám tổng quát bạn sẽ được khám những vấn đề sau đây:

5.1.1. Mắt

Bác sĩ nhãn khoa (optometristsẽ đo thị lực của bạn, kiểm tra và phát hiện những bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị. Khi bạn làm việc bạn sẽ gặp phải những bệnh, tật về mắt vì sử dụng máy tính quá nhiều, vậy nên khám mắt sẽ giúp bạn chữa trị sớm những tổn thương cho mắt của bạn

Tìm việc làm bác sĩ mắt

5.1.2. Tai mũi họng

Ba bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau. Những căn bệnh về tai mũi họng tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại dễ lây lan, tái phát và có nguy cơ dai dẳng. Vậy nên khám để mục đích cho bạn có thể ngăn chặn dứt điểm bệnh về tai mũi họng.

5.1.3. Răng

Những bệnh về răng bao gồm những bệnh như sâu răng, hôi miệng, nha chu, vôi răng,... Hơn nữa khi khám định kỳ bạn sẽ được bác sĩ bổ sung kiến thức về bảo vệ răng khoa học, vệ sinh răng miệng sạch sẽ đảm bảo cho răng miệng lành mạnh sạch không gây thương tổn.

5.1.4. Phụ khoa

Khám phụ khoa rất quan trọng giúp bạn tầm soát bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm sinh dục,...

5.1.5. Da liễu

Những bệnh lý về da luôn gây nhiều rắc rối và có thể gây mất tự tin cho bất kỳ ai  mắc phải như viêm da cơ địa, dị ứng, mụn trứng cá, ngứa, mề đay,... Nó khiến cho mất thẩm mỹ cũng như gây khó chịu. Khám da liễu bạn sẽ nhận được lời tư vấn cũng như có liều thuốc điều trị như kem bôi, sữa rửa mặt, thuốc viên uống,...

Xem thêm: Bảng mô tả công việc điều dưỡng và vấn đề xung quanh nghề

5.2. Xét nghiệm

Trong khâu xét nghiệm bạn sẽ được xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Bước tiếp  theo là xét nghiệm
Bước tiếp  theo là xét nghiệm

Xét nghiệm máu được chia làm hai phần là xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa. Mục đích của xét nghiệm công thức máu là xác định số lượng và tỷ lệ thành phần máu để xem xét xem người bệnh có mắc các bệnh như thiếu máu, đông máu, thiếu hồng cầu, bạch cầu hay không. Xét nghiệm sinh hóa sẽ giúp cho biết được các chỉ số quan trọng của máu giúp đánh giá được gan, thận có đang hoạt động tốt không, và dự đoán được bệnh đái tháo đường,...

5.3. Chẩn đoán hình ảnh

Trong phần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm cần thiết cho bạn như siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, siêu âm vú, siêu âm, điện não đồ, đo loãng xương, xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C,...

Giờ đây bạn đã nắm được những thông tin cơ bản của quy định khám sức khỏe định kỳ rồi, để biết thêm những thông tin hữu ích và đầy đủ khác bạn hãy truy cập web timviec365.vn nhé. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác về lĩnh vực y dược, bạn có thể đọc các bài viết: khoa ngoại thần kinhkhoa nội thần kinhkỹ thuật y sinh,... tại đây.

Tìm việc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;