
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Trần Thùy Linh
Các chứng chỉ tiếng Nhật được sử dụng để đánh giá năng lực tiếng Nhật dành cho các học viên là người nước ngoài. Những học viên đạt được chứng chỉ năng lực tiếng Nhật sẽ nhận được nhiều ưu đãi khi học tập và làm việc tại đất nước này. Có nhiều loại chứng chỉ tiếng Nhật phục vụ cho những mục đích chuyên biệt khác nhau. Cùng tìm hiểu về các loại chứng chỉ tiếng Nhật trong bài viết sau đây nhé!
Japanese Language Proficiency Test hay được viết tắt là JLPT, có tên tiếng Nhật là 日本語能力試験 (Chứng chỉ Năng lực Nhật ngữ). Kỳ thi JLPT được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1984 như một kỳ thi nhằm đánh giá và chứng nhận năng lực tiếng Nhật của những người nước ngoài học tiếng Nhật.
Trong năm đầu tiên, kỳ thi JLPT được tổ chức tại 15 quốc gia, và khoảng 7.000 thí sinh đã tham gia kỳ thi này. Kể từ đó, JLPT đã trở thành kỳ thi tiếng Nhật lớn nhất trên thế giới, với khoảng 610.000 kỳ thi tại 62 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới vào năm 2011.
Bắt đầu từ năm 2009, JLPT được tổ chức hai lần mỗi năm vào tháng Bảy và tháng Mười Hai, thay vì chỉ một năm một lần vào tháng Mười Hai như trước đó. Năm 2010, một định dạng thi JLPT "mới" đã được ra đời, tập trung nhiều vào khả năng giao tiếp để đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn của học sinh và được thiết kế dựa trên phân tích dữ liệu đã thu thập được trong nhiều năm trước đó.
Business Japanese Test, hay BJT (ビジネス日本語能力テスト) là một bài kiểm tra để đánh giá mức độ thông thạo của bạn trong giao tiếp bằng tiếng Nhật cần thiết cho môi trường kinh doanh. Kết quả được đánh giá theo các mức điểm từ 0 đến 800 và được đánh giá trên thang điểm sáu cấp độ từ J5 đến J1 +.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng sử dụng điểm BJT khi đánh giá hồ sơ do người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản nộp để chứng nhận đủ điều kiện.
JTEST cũng là một chứng chỉ tiếng Nhật rất phổ biến dành cho người nước ngoài học tiếng Nhật. JTEST thiên về kinh doanh và được coi là khó hơn vì nó nhấn mạnh vào tiếng Nhật giao tiếp trong khi JLPT chủ yếu kiểm tra từ vựng và đọc.
JTEST được tổ chức thường xuyên hơn nhiều so với JLPT, ngay cả ở các quốc gia khác. Đối với các cấp độ A – D, JTEST được tổ chức vào tháng Giêng, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Chín và tháng Mười Một. Đối với các cấp độ E – F, bài kiểm tra được tổ chức ba lần trong một năm vào Tháng Ba, Tháng Bảy và Tháng Mười Một.
NAT-TEST Nhật ngữ là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật của những sinh viên nước ngoài sử dụng tiếng Nhật. Các bài kiểm tra được phân tách theo độ khó và khả năng chung được đo lường theo ba phần thi: Ngữ pháp/ Từ vựng, Nghe và Đọc hiểu. Hình thức của đề thi và các dạng câu hỏi tương đương với các dạng câu hỏi xuất hiện trong Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ (JLPT).
Xem thêm: Cách học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả
Cùng tìm hiểu những đặc điểm chính của chứng chỉ JLPT - chứng chỉ tiếng Nhật phổ biến nhất hiện nay nhé!
JLPT không chỉ coi trọng kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật mà còn về khả năng sử dụng kiến thức trong giao tiếp thực tế. Để thực hiện các công việc hàng ngày đòi hỏi ngôn ngữ, không chỉ kiến thức ngôn ngữ mà còn cần khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoàn cảnh thực tế. Do đó, JLPT đo lường năng lực giao tiếp tiếng Nhật toàn diện thông qua ba phần thi: Kiến thức ngôn ngữ, Đọc và Nghe. Có một điều cần lưu đó là JLPT không bao gồm các phần để đánh giá trình độ nói hoặc viết trực tiếp.
JLPT được chia thành năm cấp độ là N1, N2, N3, N4 và N5. Để đánh giá khả năng thông thạo tiếng Nhật một cách kỹ lưỡng nhất có thể, các mục kiểm tra được thiết kế phù hợp cho kiến thức và kỹ năng ở từng cấp độ.
Cấp độ N4 và N5 đo lường sự hiểu biết về tiếng Nhật cơ bản chủ yếu được học trên lớp. Trong khi đó cấp độ N1 và N2 đo lường sự hiểu biết về tiếng Nhật được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh thực tế hàng ngày. Cấp độ N3 thu hẹp khoảng cách giữa N4 / N5 và N1/ N2.
Mặc dù hội đồng ra đề thi có cố gắng hết sức để đảm bảo tính nhất quán, nhưng không thể tránh khỏi mức độ khó của bài kiểm tra sẽ hơi khác nhau giữa các phần. Việc sử dụng "điểm thô" (điểm số dựa trên số câu trả lời đúng) có thể dẫn đến các kết quả kiểm tra khác nhau cho những cá nhân có cùng khả năng, tất nhiên vẫn còn tùy thuộc vào độ khó của bài kiểm tra.
Vì vậy, thay vì sử dụng “điểm thô”, JLPT đã áp dụng phương pháp tính điểm theo tỷ lệ. Phương pháp tính điểm theo tỷ lệ được dựa trên cơ sở cân bằng và cho phép đo trên cùng một thang đánh giá bất kể thời gian thực hiện bài kiểm tra khác nhau. Điểm theo tỷ lệ cho phép kết quả thi JLPT biểu thị chính xác và công bằng hơn năng lực tiếng Nhật của mỗi thí sinh tại thời điểm kiểm tra.
Chứng chỉ JLPT mang lại nhiều lợi ích khác nhau, từ sự công nhận là tín chỉ học tập và chứng nhận tốt nghiệp tại các trường học đến sự ưu đãi tại các công ty và sự công nhận về trình độ trong xã hội.
- Tích điểm để được ưu đãi khi nhập cư vào Nhật Bản
Những người vượt qua JLPT N1 nhận được 15 điểm, N2 nhận được 10 điểm theo "Hệ thống Đối xử Nhập cư Ưu đãi Dựa trên Điểm dành cho Chuyên gia Nước ngoài có tay nghề cao" của chính phủ. Những cá nhân có tổng số điểm từ 70 trở lên sẽ nhận được ưu đãi khi nhập cư.
- Yêu cầu để tham gia kỳ thi quốc gia ngành y tế
Chứng chỉ JLPT N1 là bắt buộc đối với những người hành nghề y được cấp phép ở nước ngoài, những người muốn tham gia kỳ thi quốc gia của Nhật Bản dành cho các bác sĩ y khoa và các ngành nghề khác.
Các kỳ thi quốc gia khác yêu cầu chứng chỉ JLPT N1 như một phần của đơn đăng ký bao gồm: Nha sĩ, Y tá, Dược sĩ, Y tá sức khỏe cộng đồng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên X quang, Chuyên viên vệ sinh nha khoa, Kỹ thuật viên nha khoa, Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm lâm sàng, Nhà trị liệu vật lý, Chuyên gia trị liệu nghề nghiệp, Nhà điều trị chỉnh hình, Kỹ sư lâm sàng, Chuyên gia phục hình, Kỹ thuật viên y tế khẩn cấp, Nhà trị liệu ngôn ngữ và Bác sĩ thú y.
- Yêu cầu để tham gia kỳ thi cấp tỉnh đối với hộ lý
Chứng chỉ JLPT N1 là bắt buộc đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành hộ lý ở nước ngoài muốn tham gia kỳ thi hộ lý của Nhật Bản. Các kỳ thi tuyển hộ lý do mỗi tỉnh tổ chức và bên cạnh trình độ năng lực tiếng Nhật bắt buộc thì các thí sinh cũng cần chứng minh được kiến thức chuyên môn trong công việc hộ lý.
- Sử dụng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở
Kỳ thi công nhận hoàn thành giáo dục trung học cơ sở ở Nhật Bản được áp dụng cho các thí sinh có quốc tịch nước ngoài đạt JLPT N1 hoặc N2.
- Yêu cầu đối với ứng viên y tá hoặc điều dưỡng viên
Theo Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) với Indonesia, Philippines và Việt Nam, điều kiện để các ứng viên y tá hoặc điều dưỡng viên người Indonesia, Philippines (Xấp xỉ Trình độ N5 trở lên) và Việt Nam (Trình độ N3 trở lên) có thể đến Nhật Bản là bắt buộc phải có chứng chỉ JLPT. Đây là quy định được đưa ra bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
Như vậy trên đây bài viết đã chia sẻ đến quý bạn đọc thông tin về các chứng chỉ tiếng Nhật phổ biến nhất hiện nay. Chứng chỉ tiếng Nhật là minh chứng rõ ràng nhất cho những cố gắng và nỗ lực của người học, vì vậy đây là những chứng chỉ rất có giá trị. Người sở hữu chứng chỉ tiếng Nhật cũng nhận được nhiều ưu đãi khi học tập và làm việc tại Nhật.
Bằng tiếng Trung TOCFL
Tham khảo ngay giải thích về bằng TOCFL mà bạn cần biết và cấu trúc bài thi và những tiêu chuẩn đánh giá của bằng TOCFL trong bài viết sau đây!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận