
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Hạ Linh
Bán hàng - nghề nhìn dễ nhưng không hề dễ. Với những nhân viên bán hàng thời trang, đặc biệt là mặt hàng quần áo rất cần đến sự nhanh nhạy, tinh tế và khôn khéo. Những điều này sẽ giúp cho khách hàng của bạn không những hài lòng về sản phẩm, mà còn giúp thương hiệu của cửa hàng được thúc đẩy và lan tỏa mạnh mẽ hơn. Để làm được điều đó, nhân viên bán hàng cần học cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo thành công, vừa tăng được doanh thu cho cửa hàng, vừa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số gợi ý về cách tư vấn bạn có thể tham khảo!
Lực lượng bán hàng là một trong những yếu tố chính giúp thúc đẩy, gia tăng doanh thu và thậm chí và thương hiệu của một cửa hàng thời trang. Nếu tất cả những gì làm nên vẻ đẹp bên ngoài của nhân viên không làm cho công việc bán hàng trở nên hiệu quả, thì chính những lời tư vấn, những cách thức bán hàng thông minh và khôn khéo của họ mới trở thành thứ vũ khí làm cho khách hàng “say đắm”.
Công việc sale nói chung, là lĩnh vực phức tạp, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống khác nhau. Nếu như không trang bị cho mình một số kỹ năng thì chắc chắn những vấn đề nảy sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của cơ sở kinh doanh.
Với những nhân viên bán hàng xuất sắc, cửa hàng luôn trong tình trạng đông đúc và lúc nào cũng vượt chỉ tiêu so với ban đầu đặt ra. Cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo cụ thể dựa vào những yếu tố nào? Cùng xem xét một số yếu tố sau đây nhé.
Am hiểu về các kiến thức trong lĩnh vực thời trang là một trong những chìa khóa đầu tiên có thể giúp cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo trở nên hiệu quả. Bạn càng biết về nhiều xu hướng, hiểu các phong cách cũng như các kiến thức về lĩnh vực này, bạn càng có nhiều thứ hơn để trao đổi và thuyết phục khách hàng. Thông thường, các khách hàng khi mua quần áo, sẽ thường hỏi về chất liệu vải, công dụng hay mức độ hiệu quả của vải, chẳng hạn như: chất liệu này mát hay nóng, có bị xơ khi giặt hay bị xù lông không?,... Khi bạn hiểu về chúng, bạn sẽ hoàn toàn ghi điểm với khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, nhân viên cũng nên xác định và tìm hiểu các sản phẩm được bày bán trong cửa hàng, sản phẩm hướng đến đối tượng, tầng lớp khách hàng nào? Cao cấp hay bình dân, trẻ tuổi hay trung tuổi,... Tìm hiểu về những cách phối đồ thông minh, hợp trend cũng giúp tư vấn bán hàng thành công. Chẳng hạn như, trang hoàng cho “cô ma nơ canh” trước cửa hàng một cách đẹp mắt, chắc chắn các khách hàng sẽ muốn mua cả set của tương tự đấy.
Xem ngay: Việc làm nhân viên bán hàng quần áo
Bán hàng quan trọng nhất là điều gì? Đó là hiểu được mình và hiểu được người. Chỉ khi bạn hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách, bạn mới có thể “đọc vị” được họ muốn gì, từ đó phục vụ và làm hài lòng cho mong muốn đó của họ. Trong quá trình tư vấn, nếu có thể, nhân viên sales nên thường xuyên tương tác nhiệt tình với khách. Ở vị trí của người mua hàng, họ thường rất thích sự quan tâm đến từ nơi mà họ muốn mua sắm.
Sự chuyên nghiệp nên thể hiện ở cách mà bạn đối xử và tiếp đãi khách hàng. Do đó, cho dù vị khách nào bước vào cửa hàng, cũng có quyền nhận được sự tôn trọng và nhiệt tình từ bạn.
Bên cạnh kiến thức trong đầu, nhân viên bán hàng cũng nên thể hiện chúng ra bên ngoài thông qua phong cách của bạn. Bạn có thể buộc phải mang đồng phục bán hàng của cửa hàng, hay có thể mang trang phục tự do đi làm. Nhưng tất cả phải cho thấy bạn hoàn chỉnh về thời trang, ấn tượng về mắt nhìn,... Một nhân viên có vẻ ngoài xộc xệch, lôi thôi khi bán hàng thời trang sẽ không hợp mắt một chút nào. Thông thường người ta vẫn tin rằng, con mắt và gu thẩm mỹ của một người thường thể hiện qua những gì mà họ đang mặc trên người mà, phải không?
Không phải khách hàng nào cũng có thói quen hoặc ưa thích việc thử đồ. Tuy nhiên, cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo cần nhân viên tích cực trong việc khuyến khích và mang sản phẩm thử cho khách. Hãy nói với họ rằng việc thử đồ chắc chắn sẽ giúp họ xác định được sản phẩm có phù hợp với mình hay không. Đôi khi mục đích của khách hàng chỉ là mua sản phẩm này, nhưng khi thử đồ xong, họ có thể quyết định mua luôn sản phẩm mới được thử.
Song song với việc khuyến khích khách hàng thử đồ, nhân viên bán hàng còn phải quan tâm đến khách, đưa ra những lời nhận xét chân thành nhất. Trên thực tế, có rất nhiều cửa hàng thời trang áp dụng tuyệt chiêu khen khách mọi lúc mọi nơi để thúc đẩy việc mua hàng của họ. Nhưng đôi khi với một số khách hàng, điều đó rất dễ bị phát hiện và gây mất thiện chí ban đầu. Bởi một bộ quần áo được người này mặc đẹp không có nghĩa chúng cũng đẹp đối với người khác. Do đó, khi khách thử đồ, hãy cố gắng lựa lời để chia sẻ với khách hàng về mức độ phù hợp của sản phẩm đối với họ. Tránh những lời nói quá thẳng thật, hay khiếm nhã làm họ phật lòng nhé.
Không ai là giống ai, khách hàng của bạn cũng thế. Họ có nhu cầu khác nhau, cá tính và phong cách khác nhau, thậm chí là khả năng tài chính. Sự tinh tế của người bán hàng nằm ở chỗ bạn biết cách tư vấn những sản phẩm phù hợp với mong muốn, nhu cầu và cả túi tiền của khách hàng. Sự thiện cảm luôn đến từ lòng chân thành và sự biết điều, do đó, nhân viên bán hàng cần cố gắng quan sát tâm lý của khách hàng để đưa ra những lời tư vấn “ngọt ngào” nhất.
Mặt hàng quần áo là một trong những mặt hàng rất dễ được khách hàng mua vượt quá nhu cầu nhờ vào quá trình tư vấn của nhân viên. Do đó, nếu học cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo thành công, bạn không thể bỏ qua mẹo sử dụng những câu hỏi để thúc đẩy khách hàng mua thêm sản phẩm cho cửa hàng. Chẳng hạn như khi khách hàng mua một chiếc váy, hãy khéo léo nói rằng chiếc váy đó rất hợp đi đi kèm với phụ kiện này, hay đôi giày, túi xách,... Thậm chí, sự gợi ý và mời chào của bạn sẽ được khách hàng vui vẻ đón nhận bởi họ cũng đang có ý định tương tự.
Một câu cảm ơn chân thành sau khi khách hàng đã ra về khiến thương hiệu và chính bản thân người bán hàng trở nên chuyên nghiệp rất nhiều lần. Trên thực tế, nhiều cửa hàng thời trang cao cấp hiện nay còn có cả phiếu khảo sát để khách hàng trước khi ra về có thể để lại những ý kiến phản hồi hay đánh giá cho dịch vụ cũng như sản phẩm của cửa hàng. Nếu sự chu đáo của bạn được khách hàng cảm nhận, chắc chắn họ sẽ không ngần ngại đánh giá “5 sao” cho cửa hàng của bạn đâu nhé.
Xem thêm: Mách bạn 6 cách bán quần áo trực tuyến hiểu quả nhất
Tình huống này thường rất phổ biến ở những cửa hàng thời trang. Mỗi người có phong cách và gu thời trang riêng, do đó chuyện hài lòng hay không hài lòng là chuyện thường tình. Nếu bắt gặp tình trạng này, học ngay cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo khi họ không hài lòng nhé.
Đừng có thái độ ra mặt như bực mình, cau có hay khó chịu khi khách hàng chê sản phẩm xấu nên có kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để đọc vị được bất kì ai. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp gặp tình huống này sẽ luôn duy trì nụ cười và sự điềm đạm nhất định. Những câu nói thẳng mặt như: “Xấu chỗ nào vậy chị”, hay “Em thấy đẹp mà”,... đều là những lời nói khiến khách hàng cảm thấy muốn rời đi càng nhanh càng tốt.
Hãy giữ một thái độ bình tĩnh và thân thiện, cố gắng làm rõ xem điểm nào ở sản phẩm làm khách không hài lòng. Chẳng hạn như: “Chị thích kiểu nào để em chọn giúp chị ạ?”, “Chị không thích sản phẩm ở điểm nào ạ?”,... Nếu khách đã trình bày rõ nhận xét của họ, hãy giúp họ tìm thêm những sản phẩm ưng ý hơn và mời họ thử sản phẩm.
Xem thêm: CV nhân viên bán hàng
Như đã đề cập trước đó, không phải khách hàng nào cũng muốn thử đồ khi mua quần áo. Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do, chẳng hạn như tính cách họ lười, họ ngại thời tiết, ngại phiền nhân viên,... Tất nhiên, cơ sở bán hàng cũng nên chú trọng về điều kiện thử đồ cho khách nếu muốn họ luôn thử đồ khi đến shop. Chẳng hạn như phòng thử đồ phải đảm bảo thoáng, sạch, mát mẻ nếu là mùa hè, ấm áp dễ chịu vào mùa đông.
Bạn cần xử lý ra sao nếu khách vẫn do dự và không muốn thử sản phẩm. Trước hết, hãy bỏ ngay ý định nói những câu như: “Anh/chị có thể thử nếu thích”, “Em thấy cái này cũng đẹp, anh/chị thử xem thế nào”, hay “Đây là sản phẩm shop mới về, anh/chị có thể thử”,... Khi nói những câu như thế, chúng làm giảm đi sự chuyên nghiệp của bạn, vì rõ ràng bạn đang cố gắng mời chào họ thử sản phẩm chứ không quan tâm đến nhu cầu hay thái độ của họ hiện tại.
Trên thực tế, mặc dù vẫn có nhưng hiếm khi gặp phải các trường hợp như khách hàng quyết định mua sản phẩm mà không cần thử. Họ thường có thói quen thử đồ, sau đó cân nhắc rồi mới đưa ra quyết định. Đặc biệt với các mặt hàng thời trang dành cho khách trẻ tuổi, họ thường có nhu cầu thử rất nhiều đồ, nhân viên bán hàng nên hiểu điều này và thoải mái trong lúc họ thử sản phẩm nhé. Nếu khách chưa chủ động đi thử sản phẩm, bạn cũng đừng nên quá hối thúc, có thể họ dành thời gian để lấy thêm một vài sản phẩm khác để thử luôn.
Cần giữ một thái độ khéo léo, chân thành khi mời khách thử đồ, để khách hàng tin rằng việc họ quyết định thử là một quyết định không hề sai lầm.
Đừng gạt đi khi khách từ chối thử đồ lần đầu tiên. Hãy cố gắng thuyết phục khách bằng những lý do chính đáng nhất. Tuy nhiên, đừng quá nỗ lực nếu thái độ của khách cảm thấy họ đang bị làm phiền nhé. Hãy nhiệt tình, niềm nở khi mời khách thử đồ. Tỏ ra quan điểm rằng có lẽ họ sẽ rất tiếc nếu như bỏ lỡ việc thử món đồ này chẳng hạn.
Nhân viên bán hàng là những “con tốt” đáng gờm của một cửa hàng. Mặc dù chỉ là một chức danh nhỏ, nhưng họ lại chiếm một phần quan trọng không thể thiếu, trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho cửa hàng. Do vậy, hãy cố gắng rèn luyện cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo như đã chia sẻ ở trên bài viết này nhé!
Bạn cần gì để khởi nghiệp kinh doanh từ việc buôn bán quần áo?
Buôn bán quần áo là một trong những lĩnh vực kinh doanh đang được nhiều người chọn khởi nghiệp. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp bằng mặt hàng này, bạn hoàn toàn có thể tham khảo những ý kiến và chia sẻ sau đây.
Bạn cần gì để khởi nghiệp kinh doanh từ việc buôn bán quần áo?
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận