Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

​Cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng doanh nghiệp hiệu quả

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Thương hiệu tuyển dụng có tên tiếng anh là Employer Branding, là cách nói thể hiện danh tiếng của một tổ chức, doanh nghiệp hay công ty trong mắt những người ứng viên. Ở trong cuộc chạy đua giành lấy nhân tài thì thương hiệu chính là thứ quyết định. Nó giúp tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với nhiều doanh nghiệp khác. Có lẽ khó khăn lớn nhất của quá trình tuyển dụng nhân tài đó chính là thuyết phục ứng viên có hứng thú với cơ hội việc làm tại doanh nghiệp. Nắm bắt cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng chính là một sự chuẩn bị cẩn thận nhất trong cả sự nghiệp làm nhân sự của bạn.

Thương hiệu tuyển dụng – yếu tố quan trọng nhất

Dù ở bất cứ thời đại nào cũng thế, trong chuyện làm ăn, người ta coi trọng tới uy tín, danh dự. Thương hiệu chính là điều mang tới cho các doanh nghiệp những thứ quan trọng đó. Thương hiệu không chỉ mang khách hàng tới với doanh nghiệp và còn có tác dụng thu hút mạnh mẽ những ứng viên chất lượng nhất. Bởi một thương hiệu lớn, có tiếng, tự ắt những người giỏi giang đều muốn được cống hiến tại đây vì sự chuyên nghiệp và uy tín. Vậy làm sao để đưa thương hiệu của mình đến với thế giới rộng lớn?

Những người ứng viên có tài năng luôn dự trù sẵn rất nhiều sự lựa chọn chắc chắn và hấp dẫn. Thậm chí luôn có những lời mời làm việc dành cho họ mà chẳng cần phải trải qua bắt cứ hình thức thi tuyển nào khác. Khi đó, rất cần thiết để tạo dựng cho doanh nghiệp bạn một thương hiệu có tiếng, để mời gọi người ứng viên muốn trở thành một thành viên của công ty, muốn tham gia vào quá trình làm việc của bộ máy doanh nghiệp. Việc làm này cần phải được đầu tư kỹ trước khi đăng tin tuyển dụng việc tìm người hoặc tổ chức phỏng vấn ứng viên bất kỳ.

Chúng ta có 2 lý do nên đầu tư tạo dựng nên thương hiệu tuyển dụng. Thứ nhất, có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí tuyển dụng. Thứ hai, giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài, thu hút ứng viên hiệu quả. Trong thực tế có tới 75% ứng viên tìm kiếm đến nhà tuyển dụng thông quan công cụ Internet. Trong đó có khoảng 67% người sẵn sàng chập nhận làm việc với một mức lương thấp nếu như công ty, doanh nghiệp là một địa chỉ có thương hiệu. Như thế có nghĩa là thương hiệu tuyển dụng cần phải được xây dựng nhanh chóng để mang tới niềm tin và tinh thần sẵn sàng cống hiến đối với người ứng viên. Vậy thì có cách gì giúp các bạn xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp của mình? 

một số cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Các bước xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Bước 1: đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Để tạo dựng nên một thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy về mảng tuyển dụng thì nhà nhân sự trước hết cần phải nhìn lại hình ảnh của doanh nghiệp mình từ hiện tại. Nhìn lại và đánh giá về mọi mặt, từ môi trường làm việc, năng lực của người lãnh đạo, văn hóa trong doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ,... Nói chung khi đánh giá thì bạn cần phải dựa vào nguồn lực bao quát, cả trong và ngoài để đưa ra những đánh giá bao quát toàn diện nhất.

Khi đánh giá những nguồn nội bộ, chúng ta nên đưa ra các tiêu chí:

  • Khảo sát ý kiến của nhân viên
  • Phỏng vấn định kỳ ý kiến nhân viên mới
  • Trao đổi trực tiếp với nhân viên
  • Phỏng vấn nhân viên nghỉ việc

Đánh giá những nguồn bên ngoài doanh nghiệp thông qua các tiêu chí

  • Thực hiện những cuộc khảo sát đại trà những người lao động nói chung
  • Phỏng vấn các CEO
  • Theo dõi những sự đánh giá ở trên MXH

Bước 2: Xác định chỉ số EVP để xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Thương hiệu tuyển dụng phải mang giá trị thuyết phục được người ứng viên rằng môi trường doanh nghiệp của bạn là nơi làm việc lý tưởng. Nhưng để có thể đưa ra được định nghĩa thế nào là môi trường làm việc tuyệt vời thì bạn cần phải xác định được những chỉ số quan trọng mà tiêu biểu là các EVP, đòi hỏi bạn phải có sự thấu hiểu sâu sắc trong nội bộ. Vậy EVP là gì?

EVP được viết đầy đủ là Employee Value Propositions, đây là một khái niệm cơ bản nằm trong thương hiệu về tuyển dụng, được hiểu đơn giản là những lợi ích và đặc trưng của doanh nghiệp nhằm giúp khuyến khích người ứng viên có thể ứng tuyển vào vị trí việc làm. đồng thời tạo ra động lực để có thể gắn kết bền chắc sự gắn bó của đội ngũ những người nhân viên hiện tại đang làm việc ở trong công ty.

Dựa vào việc khảo sát cả hai yếu tố nguồn ở bước trên thì tại bước này các bạn đã có thể khoanh vùng được những yếu tố EVP của doanh nghiệp mình. Thông qua đó vừa có thể đảm bảo được những sự khác biệt lại vừa có thể hấp dẫn đối với người ứng viên và người nhân viên của công ty.

  • Nếu bạn muốn tuyển dụng nhân viên kế toán thì bạn có thể truy cập thêm trang cung cấp hồ sơ ứng viên kế toán miễn phí và cập nhật mới nhất.

Bước 3: Truyền bá thương hiệu

Truyền bá thương hiệu bằng hình ảnh

Sau khi định hình được các giá trị EVP mà doanh nghiệp có rồi thì chúng ta cần phải tìm ra cach nào đó để người ứng viên biết về những giá trị này. Bạn cần đặt ra cho mình câu trả lờinói thế nào vànói ở đâu. Thay vì phải đi loan truyền khắp nơi và lặp đi lặp lại một lời nói, bạn nên nói một cách thông minh và rút ngắn toàn bộ công sức của mình. Lựa chọn hình ảnh để thay cho hàng ngàn lời nói chính là một gợi ý hấp dẫn. Hình ảnh luôn mang theo giá trị truyền đạt hiệu quả nhất. Nếu như doanh nghiệp sử dụng hình ảnh lên các phương tiện truyển thông thì sẽ có đến 44% lượng người tương tác với doanh nghiệp. Vậy đưa hình ảnh thể đưa như thế nào? Hình ảnh đưa lên có thể là những video hoặc là những tấm hình chụp về công ty. Nội dung hình ảnh nên đưa vào là những khoảnh khắc của nhân viên tại công ty cũng như những hoạt động nội bộ, tại các sự kiện,...

Lưu ý khi sử dụng yếu tố hình ảnh của doanh nghiệp

Khi sử dụng hình ảnh để quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp thì bạn cần đảm bảo 4 yếu tố sau:

  • Nên đảm bảo mọi nhân viên đều có cơ hội được xuất hiện trên hình
  • Đảm bảo về chất lượng video, hình ảnh
  • Có thông điệp rõ ràng, tập trung, làm nổi bật thương hiệu
  • Khích lệ nhân viên tham gia đóng góp ý kiến

Việc làm quản trị thương hiệu

Truyền bá thương hiệu qua việc tối ưu hóa trải nghiệm cho ứng viên

Trong quá trình tuyển dụng bạn nên đưa ra cho người ứng viên những trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực bất kỳ mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Vì chính những trải nghiệm đó cũng giống như sự trải nghiệm của người khách hàng khi mua sản phẩm vậy, chẳng có người nào mong chờ một quy trình phức tạp hay là đón nhận một thái độ phục vụ kém cả. Sau khi đưa ra những trải nghiệm, bạn cần phải theo dõi những hoạt động mà ứng viên đó đã trải nghiệm trong suốt quá trình tuyển dụng. Khi đó cần thực hiện những yếu tố:

  • Hiểu đúng vai trò, vị trí của đối tượng
  • Đảm bảo quá trình ứng viên ứng tuyển được dễ dàng
  • Phản hồi nhanh chóng, Follow đểu
  • Cung cấp chi tiết thông tin về buổi phỏng vấn
  • Tôn trọng người ứng viên
  • Giữ liên lạc với người ứng viên tiềm năng

Thể hiện sự cởi mở, ghi nhận những ý kiến đóng góp

Cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Kêu gọi nhân viên công ty chia sẻ, quản bá thương hiệu tuyển dụng

Chắc có lẽ nhiều doanh nghiệp đã không chú ý tới cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng vừa gần gũi, vừa hiệu quả này. Điều đó quả thực sẽ là một thiết sót lớn nếu cho doanh nghiệp của bạn.

Refer ứng viên vốn được coi là một phương pháp tuyển dụng mang tới hiệu quả lớn nhất nhờ những điều mà nó tạo ra như chi phí thấp, chất lượng vẫn đảm bảo. Nhưng hoạt động refer ứng viên lại không được sử dụng phổ biến bởi vì bản thân những người nhân viên nội bộ trong công ty cũng chẳng mấy quan tâm đến vấn đề này. Một vài chương trình thúc đẩy những hoạt động nhằm khiến cho nhân viên nhiệt tình tham gia quảng bá , giới thiệu hình ảnh công ty là điều nên thực hiện. Thông qua đó khuyến khích người nhân viên nội bộ có thể tích cực chia sẻ những cảm nhận của bản thân họ về công ty trên nhiều phương tiện mạng xã hội.

Truyền bá thương hiệu qua phương tiện truyền thông

Có thể nosu truyền thông là công cụ quảng bá thương hiệu mạnh nhất. Mọi thông tin tuyển dụng của công ty bạn đều cần tới sự kết nối để chúng được lan tỏa rộng khắp mọi nơi. Yếu tố đầu tiên giúp cho bạn kết nối và lan tỏa đó chính là việc thu hẹp lại một vài những lĩnh vực tìm kiếm việc làm thêm với những ứng viên tiềm năng thông qua việc tạo ra một chiến lược quảng cáo. Đó là việc sử dụng truyền thông để đưa và nâng tầm thương hiệu của bạn lớn hơn nữa. Và truyền thông cũng là cách tiếp cận nhanh nhất ứng viên, đa số mọi người đều có ít nhất 2 tài khoản mạng xã hội. Do vậy khi truyền thông, thông tin tuyển dụng của bạn sẽ nhanh chóng lan tỏa, đến được với họ dễ dàng.

Việc làm truyền thông tại Hà Nội

Truyền bá thương hiệu tuyển dụng bằng email

Trong email tuyển dụng, bạn nên đê cập nhiều tới thương hiệu của công ty. Cho ứng viên thấy rõ những thành tựu xuất sắc cũng như một  môi trường làm việc tại đây. Gửi email sẽ giúp ứng viên chắt lọc và tiếp cận được gần hơn luồng tin tức đáng tin cậy. Do đó, doanh nghiệp của chúng ta sẽ nằm trong sự chú ý của họ ngay cả khi họ chưa có nhu cầu ứng tuyển. Nhưng đến một lúc nào đó cần, họ sẽ nghĩ ngay tới thương hiệu của bạn.

Bước 4: Xây dựng trang tuyển dụng của doanh nghiệp

Hầu hết người lao động đều tìm kiếm việc làm thông qua các công cụ internet. Hầu như ngày nay ai cũng sở hữu ít nhất là một tài khoản mạng xã hội. Đó là cơ hội tốt để doanh nghiệp của bạn chủ động xuất hiện trước mắt họ. Nên xây dựng cho doanh nghiệp mình một trang web tuyển dụng riêng và thể hiện được tính chuyên nghiệp của nó nhằm thu hút hiệu quả ứng viên. Để đảm bảo sự chuyên nghiệp thì bạn cần phải đảm bảo một vài tiêu chí sau đây.

  • Dễ nhìn, đơn giản trong cách sử dụng
  • Quá trình đăng ký tối giản
  • Thể hiện được nét đẹp văn hóa doanh nghiệp
  • Có giao diện mobile
  • Luôn có sự cập nhật liên tục
  • Tạo được hiệu ứng tương tác thường xuyên

Có vậy website của bạn mới vươn mình trở thành một trong các trang tuyển dụng đang được ưa chuộng hiện nay.

những Cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Bước 5: Xây dựng bản mô tả công việc

Không cần phải nói quá nhiều về mức độ quan trọng đến từ những bản mô tả công việc. Bản mô tả công việc có thể thể hiện được sự rõ ràng rành mạch thì chẳng những có thể giúp cho doanh nghiệp đưa ra những yêu cầu tối thiểu cho sự phân công công việc đến từng nhân viên ở trong công ty mà còn giúp doanh nghiệp có thể sàng lọc được ra những nhân tố sáng giá. Bản mô tả công việc càng rõ ràng, cụ thể thì càng chứng tỏ được mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Nếu như bạn đang  cố gắng và loay hoay để sáng tạo thì tốt hơn cả hãy tập trung tạo nên một bản mô tả việc làm đảm bảo chính xác, như thế hiệu quả sẽ tốt hơn đấy nhé. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn 5 gợi ý giúp xây dựng nên một bản mô tả công việc tiêu chuẩn.

  • Đưa ra rõ ràng chức danh công việc, tối ưu từ khóa tìm kiếm
  • Đưa ra cụ thể vai trò của vị trí tuyển dụng với doanh nghiệp
  • Đầu việc rõ ràng, cụ thể
  • Chi tiết về môi trường làm việc và chế độ phúc lợi
  • Giữ yêu cầu công việc trong mức độ tối thiểu

Bước 6: Tiến hành đánh giá, đo lường

Khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng trở thành một việc làm hết sức cần thiết, chúng ta càng cần phải lưu ý tới bước đánh giá và đo lường những hiệu quả từ quá trình tuyển dụng trong công việc , hoạt động kinh doanh. Việc đo lường những hiệu quả tuyển dụng sẽ giúp cho bạn có thể kịp thời đưa ra những điều chỉnh chiến lược tuyệt vời cho chiến lược hoạt động phát triển của doanh nghiệp

Để đo lường, chúng ta nên dựa vào một vài chỉ số sau đây:

  • Mức độ nhân viên gắn kết với công việc
  • Tỉ lệ nhân viên gắn bó với công ty sau thời gian thử việc
  • Chất lượng của nhân viên mới
  • Chi phí tuyển dụng
  • Số lượng ứng viên tuyển dụng
  • Thời gian tuyển dụng

Quảng bá thương hiệu tuyển dụng thu hút ứng viên như thế nào?

Để thu hút ứng viên, chúng ta cần nghệ thuật. Và nghệ thuật mang thương hiệu tới tầm chú ý của ứng viên chính là điều mà các nhà tuyển dụng cần ưu tiên hàng đầu trong chiến lược tuyển dụng của mình. Khi đưa được thương hiệu của công ty ra với rộng rãi dư luận, chắc chắn nhiều ngôi sao sáng giá phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng sẽ tìm đến với công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy học cách mạng thương hiệu công ty đến với ứng viên để giúp cho vị trí tuyển dụng tìm được đúng người và công ty có thể thu nạp được những nhân tài kiệt xuất.

Đối với nhà tuyển dụng, đằng sau công tác tuyển dụng  thực chất là việc các bạn đang quảng bá tới ứng viên đang đi xin viec lam luôn chú ý đến hương hiệu của công ty bạn hàng ngày. Khi phỏng vấn bất cứ ứng viên nào và ngay cả trong giai đoạn hướng dẫn người đó nhận việc thì một trong những nhiệm vụ của bạn chính là phổ biến về văn hóa của công ty. Thực chất chúng ta đang xây dựng thương hiệu công ty tại ngay thời điểm đó. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phương pháp giúp bạn quảng bá công ty một cách hiệu quả đến ứng viên. Đó là sử dụng mạng xã hội.

Tại sao vấn đề quảng bá thương hiệu lại cần phải quan tâm?

Khi quảng bá thương hiệu của công ty tới ứng viên, thậm chí là những bạn bè , đồng nghiệp và người thân thì không nhưng bạn giúp cho họ hiểu biết hơn về công ty. Mục đích xâu xa hơn chính là việc bạn có thể gây dựng được một kênh thông tin liên lạc hết sức rộng lớn, kích thích sự hứng thú của mọi khi muốn làm việc tại công ty của bạn. Nếu như công ty bạn là một niềm mơ ước, một sự ngưỡng mộ tuyệt vời thì chắc chắn bất kể khi nào bạn đăng tải thông tin tuyển dụng cũng sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và đông đảo  Và vì thế mà bạn sẽ tiếp cận được với ứng viên dễ dàng hơn bao giờ hết, vừa giúp công ty tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, về phía bạn lại có thể hoàn  thành nhiệm vụ thật sự xuất sắc.

Việc làm giám đốc thương hiệu

Hãy biết nắm bắt điểm mấu chốt

Khi đứng trong vai trò của nhà tuyển dụng, chúng ta nên thực hành tốt kỹ năng biết nắm bắt. Bởi vì nếu không biết nắm bắt thì mọi sự quảng bá thương hiệu công ty sẽ không thể thu hút được. Trước khi muốn người khác, những người bên ngoài ngưỡng mộ về văn hóa công ty bạn thì bản thân bạn và các nhân viên ở trong công ty phải là người ngưỡng mộ  chính nền văn hóa đó trước tiên. Vì thế, bạn cần phải điều chỉnh làm sao cho văn hóa công ty bạn ngày càng hoàn thiện. Khi bạn đưa tới công chúng những thông tin về văn hóa công ty thì bạn phải chịu trách nhiệm với tất cả điều đó. Và hiểu rằng uy tín chính là thứ đứng đầu mọi thương hiệu  bạn đặt ra.

Đồng thời học cách sử dụng các công cụ truyền thông mạng xã hội. Vì đó là thứ phương tiện hữu ích nhất sẽ giúp cho các bạn nhanh chóng đưa tới đông đảo mọi người biết đến công ty bạn. Tuy nhiên,  việc học hỏi đó cũng làm tốn không ít thời gian của bạn và đòi hỏi cả sự nhất quán. Bạn hãy xây dựng dần những nền văn hóa của công ty trong thời gian học hỏi các phương pháp truyền thông để quảng bá.

Nên  có bước đầu quảng bá ra sao?

Khi sử dụng truyền thông, bạn đang gián tiếp đối thoại với đông đảo nguồn ứng viên tiềm năng. Bất kể ai cũng sẽ có thể bị thu hút bởi sự quảng bá của bạn. Và để đạt được điều đó, nhiều người đã trăn trở với câu hỏi: “Tôi nên nói về điều gì trước tiên”.  Sự mở đầu sẽ quyết định phần lớn tới khả năng thu hút người tiếp nhận có hứng thú với nội dung của bạn hay không. Hãy chú ý tránh  những điều này:

  • Đừng chỉ chăm chăm nói về bản thân mình
  • Chú ý hỏi nhiều
  • Hãy biết cách kể chuyện
  • Chia sẻ những điều thú vị

Hãy nghĩ tới những tấm gương có năng khiếu kể chuyện thú vị. Chuyện này không quá khó đâu nhé. Bởi ít nhất mạng xã hội Youtube chính là nơi mà bạn có thể tìm kiếm những thần tượng kể chuyện thu hút của mình. Người đó có thể giúp bạn hình thành phong cách nói chuyện hài hước, tếu táo. Học cách nói chuyện và cách họ đưa ra câu hỏi thuyết phục bạn và thuyết phục hàng ngàn fan hâm mộ.

Cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả

Một vài ý tưởng bắt đầu hay cho bạn tham khảo

Hãy chia sẻ những cảm nhận thoáng nhất, nhẹ nhàng nhất về công ty của bạn. Rằng, một ngày bạn tỉnh giấc trong vai trò là nhân viên của công ty, bạn sẽ muốn đến công ty sớm hơn mọi khi và thay cho thói quen ngủ nướng. Đồng thời hãy chia sẻ về những cuộc phỏng vấn thú vị mà chính bộ phận nhân sự của bạn đã tạo nên không khí đó, là thương hiệu về văn hóa nhân sự của công ty bạn rồi những chuyến du lịch, những lần hoạt động teambuilding thú vị ra sao.

Chia sẻ về cái nhìn từ bên trong văn hóa công ty bạn. Cách tốt nhất là bạn chia sẻ về những cảm nhận của chính mình khi được làm việc ở công ty. Chia sẻ về mọi điều thú vị mà bạn được nhận từ chính nền văn hóa tại đây. Cho họ thấy, nơi làm việc của bạn thực sự rất vui vẻ, hòa đồng. Hãy hỏi ngược lại họ rằng : Bạn có muốn làm việc tại một nơi vui vẻ như vậy hay không?

Đưa tới những dự báo về thông tin thị trường.  Có nghĩa là cho ứng viên nhìn thấy tương lai của lĩnh vực nghề nghiệp tại công ty, sức hút và sự phát triển mạnh mẽ của nó. Điều này đánh trúng vào tâm lý hướng nghiệp hay xác định một việc làm tiềm năng của mọi người. Và khi chưa làm trong bộ phận nhân sự của công ty, chính bạn cũng trong vai trò của một người ứng viên phải đối mặt với nhu cầu tìm việc đúng không nào. Ắt hẳn, nhu cầu tìm hiểu xu hướng việc làm luôn là điều cần thiết đối với mọi người,  trong đó có bạn.

Những câu hỏi bắt đầu bằng: “Làm thế nào để...?” Chẳng hạn như  làm sao để có sơ yếu lý lịch hấp dẫn? Làm sao để nắm được cơ hội tốt nhất trong một cuộc phỏng vấn thú vị? Làm sao chúng ta có thể trở thành một nhà quản lý giỏi?... và hàng loạt các câu hỏi bắt đầu với “Làm sao”. Đó là cách bạn đang chia sẻ những bí quyết thành công tới mọi người. Tự bản thân họ sẽ cảm nhận được rằng bạn cũng đang thành công với vị trí hiện có và với công ty hiện tại.

>> Xem ngay cơ hội việc làm trợ lý tại Hà Nội mới nhất tại đây.

Tìm việc làm nhanh

Vậy bạn cần làm gì để quảng bá thương hiệu cho công ty mình

Có rất nhiều cách để cho bạn có thể quảng bá  thương hiệu của công ty mình tới với đông đảo mọi người. Nếu như bạn nắm được các cách đó, không những việc quảng bá của bạn được hiệu quả mà còn có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp.  Theo cách truyền thống, hầu như các doanh nghiệp lâu đời đã từng trải qua những phương cách như in quảng cáo, phát tờ rơi, đặt các tấm biển ap phích ở khắp mọi nơi.  Còn trong thời hiện đại, người ta có thể tạo ra vô vàn cách thức khác mà chẳng tốn quá nhiều công sức và tiền bạc. Đó là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.  Chỉ cần nắm vững các kiến thức về mạng xã hội và cách sử dụng các công cụ truyền thông thì chẳng khó khăn gì để đưa thương hiệu của công ty bạn ra với đông đảo mọi người.

Như vậy, sự uy tín, vẻ đẹp trong thương hiệu chính là thứ thu hút mạnh mẽ nhất người quan tâm. Bạn hãy đầu tư để quảng bá chúng và nhớ rằng hãy đảm bảo tính chất chân thực. Đừng để mọi lời pr làm biến đổi bản chất của công ty bạn nhé. Những cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp của bạn đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng. Rất mong nhận được sự quan tâm từ quý bạn đọc đối với bài viết này. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý