Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Certified là gì? Mọi điều về certified trong xã hội hiện nay

Tác giả: Trương Hồng Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Certified một thuật ngữ mới được biết đến là giấy chứng nhận của một sản phẩm để có thể biết được chất lượng, chứng thực về thực trạng, đặc quyền của một vật gì đó. Vật được chứng nhận này khi được áp dụng ra bên ngoài thị trường sẽ đem lại hiệu quả, lợi ích như thế nào cho con người. Vậy để hiểu rõ hơn Certified là gì? Certified có được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi hay không? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay bây giờ tại bài viết dưới đây nhé!

Tìm việc làm online

1. Certified là gì?

Certified là gì?
Certified là gì?

* Khái niệm về certified

Có thể hiểu certified theo nhiều nghĩa khác nhau theo từng chuyên ngành mà nó được áp dụng, có thể đây là một chứng chỉ nào đó chứng thực về điều kiện cần và đủ cho một sản phẩm. Hoặc certified là một loại bằng chứng nhận rằng bạn đã hoàn thành một khóa giáo dục, một chương trình học được cấp bởi tổ chức không được cấp chứng chỉ tốt nghiệp hoặc chỉ là tạm thời khi bạn chưa hoàn thành điều kiện tốt nghiệp cần chờ đợi.

Certified cũng sẽ luôn đồng hành và phát triển cùng với kinh tế do đó nếu bạn biết nắm bắt và học hỏi về các chứng nhận này bạn cũng có thể là người lao động tư duy sáng tạo và được săn đón khi tuyển dụng đó.

>> Xem thêm: Có nên về quê lập nghiệp

2. Một số loại chứng nhận hay thuật ngữ liên quan đến certified

2.1. Chứng nhận UTZ certified là gì?

UTZ certified một chứng nhận trong nông nghiệp được coi là tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc. UTZ certified được coi là một tổ chức phi chính phủ và hoạt động trên toàn cầu.

Đây là một tiêu chuẩn cho sự phát triển bền vững giúp người lao động và nông dân thực hiện tham vọng của chính họ. Nhiệm vụ của UTZ là tạo ra một thế giới nơi mà nông nghiệp bền vững là tiêu chuẩn để hướng tới, giúp người nông dân thực hành nông nghiệp và quản lý nông nghiệp tốt hơn qua việc tìm hiểu phương pháp canh tác,cải thiện điều kiện làm việc để mang lại lợi nhuận và sự tin cậy của con người.
Chứng nhận này có những yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất thì mới có thể đạt được đó là:

+ Các trang trại doanh nghiệp nông nghiệp sẽ có sự giám sát bởi bên thứ 3 khi đăng ký tham gia nhận chứng nhận.

+ Việc đảm bảo các công tác quản lý, vận hành nông nghiệp tốt hơn.

+ Điều kiện làm việc và môi trường làm việc lý tưởngan toàn vệ sinh lao động, tuyệt đối không sử dụng lao động trẻ em

+ Việc bảo vệ môi trường lành mạnh và theo dõi sản phẩm đến khi tiêu thụ.

Chứng nhận UTZ certified là gì?
Chứng nhận UTZ certified là chứng nhận dành riêng cho cà phê

Chứng nhận này được áp dụng để chắc chắn rằng sản phẩm được trồng đã được thu hoạch và xử lý theo một quy trình an toàn nhất và đạt chuẩn để đem tiêu thụ ra ngoài thị trường. Chứng nhận này sẽ chuyên sử dụng cho cà phê, cacao và trà.

>> Xem thêm: Ngành công nghiệp trọng điểm là gì

2.2. Wifi certified là gì?

Wifi certified nghe qua có vẻ đó là sự vô lý nhưng đó lại thật sự là sự thật khi có tồn tại chứng nhận này. Chứng nhận này để cho thấy được hiệu quả và dữ liệu mà wifi có thể cung cấp được, có thể đạt tới mức là gigabit mỗi giây, giúp cho các thiết bị kết nối có thể xử lý các ứng dụng đòi hỏi cao hơn như video ultra HD, truyền phát đa phương tiện truyền tệp nhanh hơn. Có thể hiểu ngắn gọn hơn đây là chuẩn kết nối không dây.

Wifi certified là gì?
Wifi certified là chuẩn kết nối không dây

Wifi certified cung cấp cho chúng ta trải nghiệm di động với hiệu suất cao hơn thông qua nhiều đầu ra khác nhau như máy tính bảng, thiết bị chơi game, thiết bị cầm tay và các thiết bị đa phương tiện khác cần sử dụng wifi. Chứng nhận này được đưa ra thông qua việc Wifi certified hoạt động với điều kiện là ở tốc độ 5GHz và có băng tần kép, giúp tăng hiệu suất cao hơn thay vì sử dụng bằng tần 2,4GHz như trước. 

Đây là một kế hoạch, chứng chỉ chuẩn bị cho kỷ nguyên của internet bùng nổ mạnh mẽ, các thiết bị nhỏ hơn nhưng độ tuổi thọ pin lại đòi hỏi cao hơn. Chứng nhận này cũng chính là liên minh để việc giảm mức tiêu thụ điện xuống mức thấp hơn và giúp cho việc chia nhỏ phân khúc để sử dụng được tiện ích hơn.

Tóm lại rằng lợi ích của wifi certified đem lại là:

+ Thời lượng pin lâu hơn

+ Hiệu suất tốt hơn khi đông người

+ Không bắt buộc sử dụng số phiên bản

+ Sử dụng được trên nhiều thiết bị cả với các thiết bị nhỏ.

>> Xem thêm: Những nghề hái ra tiền triệu mỗi ngày

2.3. Chứng nhận 80 plus certified là gì?

Hiệu suất làm việc thông thường hay bị qua đi khi đề cập tới đặc tính kỹ thuật của một bộ nguồn. Hiệu suất bỏ qua đó có thể cho chúng ta biết rằng điện năng lãng phí bao nhiêu trong việc sử dụng PC và người sử dụng sẽ lại phải trả tiền cho những năng lượng bị lãng phí đó thay vì cái mà sử dụng nhiều hơn.

Chính từ đây chứng nhận 80 plus certified đã ra đời, với chứng nhận này tạo ra để cho phép người dùng biết rằng việc bộ nguồn của họ hoạt động được hiệu suất bao nhiêu và khả năng đạt tới được hiệu suất là 80 % không và cũng là một tiêu chí cho các PC reviewer đánh giá. 

Chứng nhận 80 plus certified là gì?
Chứng nhận 80 plus certified là gì?

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về hiệu suất: 

- Hiệu suất thường được sử dụng theo chữ cái với ký hiệu riêng và được tính theo công thức là công suất đầu ra chia cho công suất đầu vào. Có thể hiểu đơn giản hơn đó là hiệu suất và đầu vào tăng lên thì sẽ càng tiết kiệm được nhiều hơn( chính là tiết kiệm tiền điện). 

- Có tới 3 loại chứng chỉ về hiệu suất: chứng chỉ Gold, Silver, Bronze( sẽ là vàng - bạc - đồng). 

Chứng nhận 80 plus certified 

- Đây là chứng nhận do các nhà kiểm định đặt ra, khi mà các nhà sản xuất muốn có chứng nhận này về một vật dụng nào đó liên quan đến hiệu suất họ sẽ gửi hàng mẫu và trả tiền kiểm nghiệm cho những bài kiểm nghiệm sản phẩm. Họ trả mức phí cho cuộc kiểm nghiệm đó để họ được phép sử dụng logo 80Plus nếu như nguồn hàng vượt qua những mốc kiểm tra.

- Thông thường họ sẽ chỉ cần một mẫu sản phẩm để kiểm tra nhưng bên kiểm tra sẽ yêu cầu họ gửi nhiều hơn để đề phòng khi mà sản phẩm đầu tiên bị lỗi hoặc hỏng mà họ không thể kiểm tra hay do những yếu tố khác tác động gây nên mất mát.

- Chúng ta rất thắc mắc và không biết rằng liệu họ có kiểm tra các sản phẩm và quy trình kiểm tra thế nào. Việc kiểm nghiệm là điều xảy ra bởi như vậy họ mới đánh giá được hiệu suất và chất lượng có đạt chuẩn về sử dụng bên ngoài cuộc sống. Việc kiểm tra sẽ được cắm vào nhiều mức tải khác nhau và đo công suất đầu ra và vào tương đương, thông thường với 3 mức là 20%, 50% và 100%. Và 3 mức này có sự khác nhau rõ rệt. Đôi khi với các kiểm định chặt chẽ hơn sẽ có tới 5 mức là 20, 40, 60, 80 và 100%.

Dưới đây là 6 loại cấp bậc cho chứng chỉ 80 Plus

+ Standard

+ Bronze

+ Silver

+ Gold

+ Platinum

Việc làm hành chính - văn phòng

>> Xem thêm: Xu hướng nghề nghiệp năm 2025

2.4. Chứng nhận fair trade certified là gì?

Fair trade certified được hiểu là thương mại công bằng tức là chứng chỉ thương mại. Thực tế với fair trade sẽ quy định giúp việc giao dịch thương mại có giá hơn, điều kiện làm việc tốt hơn đặc biệt liên quan đến điều khoản công bằng.

Fair trade certified giúp tạo ra sự khác biệt làm việc các phiên từ người tiêu dùng, các nhà xã hội và cả các doanh nghiệp. Fair trade đặt ra để đảm bảo quyền lợi cho các bên, người nông dân họ cần được đảm bảo về quyền lao động và môi trường làm việc và chi phí đầu tư cho fair trade sẽ được đầu tư cho doanh nghiệp để phục vụ cộng đồng.

Fair trade certified cấp phép về chứng nhận sản phẩm, dấu ấn này được đề ra với mục đích để trấn an người tiêu dùng rằng các sản phẩm đều được kiểm định một cách rõ ràng, công nhận rõ ràng về hợp lý giá cả và hỗ trợ các tổ chức phát triển. 

Chứng nhận fair trade certified là gì?
Chứng nhận fair trade certified là chứng nhận cho nông sản của người dân

Khi chứng nhận này được đề ra sẽ đảm bảo mọi quyền lợi liên quan cần thiết và nếu có sự thiếu công bằng trong các giao dịch lao động của người nông dân hay lao động nghèo trong thì chứng nhận sẽ giúp đỡ họ và cải thiện hiện thực hơn đặc biệt với các nước đang phát triển

Tóm lại rằng chứng nhận này đề ra là để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi cho những người lao động nên việc sử dụng chứng nhận này là rất hữu ích. Các bạn lên tìm hiểu và đưa ra cho mình một bên trung gian để đảm bảo quyền lợi nhé.

Việc hiểu và tìm hiểu rõ về các chứng nhận hay thuật ngữ liên quan này khi mà chúng ta quan tâm hoặc muốn theo đuổi thì chắc chắn rằng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Có thể đến chính tôi khi tìm hiểu và viết bài về chúng còn có những điều sai sót do không phải chuyên ngành của các bạn đúng không. Dưới đây sẽ là một gợi ý khác giúp các bạn có sự phân biệt và tránh lầm lẫn khi chuẩn bị cho mình một chứng nhận hay chứng chỉ nào đó. Hãy dành ra vài phút để đọc và tìm hiểu.

Việc làm bán hàng

>> Xem thêm: Master plan là gì

3. Cách phân biệt kỹ về chứng nhận certified và chứng chỉ diploma

Chương trình giáo dục ở nước ngoài sẽ có rất nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ những văn bằng được cấp bởi các tổ chức giáo dục không liên quan tới bộ giáo dục. Bây giờ chúng ta thử phân biệt rõ 2 loại về chứng chỉ diploma và chứng nhận certified.
 

 Cách phân biệt kỹ về chứng nhận certified và chứng chỉ diploma
 Cách phân biệt kỹ về chứng nhận certified và chứng chỉ diploma

* Hiểu về diploma và certified.

Diploma là chứng chỉ được đưa ra để chứng nhận rằng bạn đã hoàn thành một khóa học tại một cơ sở đào tạo nào đó theo như đúng điều kiện nơi đào tạo quy định.

Certified thì lại là chứng nhận bao hàm với nội dung rộng hơn với nhiều mục đích và giành cho nhiều ngành nghề có thể hành chính với giấy khai sinh, giấy đăng ký gì đó. Khi là chứng nhận cho giáo dục sẽ là việc bạn có giải thưởng, vượt qua một kỳ thi hay là việc bạn hoàn thành khóa học. Như vậy, những chứng nhận này không phải nhất thiết liên quan đến lĩnh vực giảng dạy và giáo dục mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác.

Khi nói về chứng chỉ hay chứng nhận cách thức chúng dù giống nhau nhưng ý nghĩa lại sẽ có một chút khác biệt. Vậy nên chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng để phân biệt tránh sự nhầm lẫn không muốn có nha.

* Điểm khác biệt giữa diploma và certified 

Chứng nhận certified sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giấy đăng ký, chứng nhận hoàn thành khóa học ngắn hạn, dành cho nhân sự, các nhóm kỹ năng hoàn thiện,... Còn với diploma chỉ dành riêng cho giáo dục để trao cho sinh viên đã hoàn tất chương trình học. 

Certified với thời gian học ngắn hơn, chỉ một vài tháng nhưng với diploma bạn có thể phải tính đến cả năm trời và có những yêu cầu nhất định khắt khe hơn certified.

Trên đây là tất cả khái niệm và những điều bạn cần biết để có thể hiểu certified là gì cũng như các chứng nhận và tiêu chuẩn sử dụng certified. Hy vọng bài viết do timviec365.vn chia sẻ sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chính các bạn.

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý