Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cơ hội việc làm thương mại quốc tế và câu trả lời chính xác nhất

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Thương mại quốc tế là gì? Hiện nay tiềm năng phát triển của ngành thương mại quốc tế ra sao? Đang là những câu hỏi được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Cùng Lại Trang giải đáp cụ thể trong bài sau nhé.

1.  Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế là gì?

Không cần phải là fan cuồng của Google, Facebook hay những tạp chí lẫn báo chí, chỉ cần lướt qua vài mẩu thông tin liên quan đến ngành kinh doanh đối ngoại, có lẽ cụm từ thương mại quốc tế không còn là thuật ngữ quá mới. Trong kỷ nguyên hội nhập của kinh tế toàn cầu, ngành thương mại quốc tế được đào tạo bài bản trong các trường đại học chuyên biệt đang trở thành một trong những keyword nóng trên diễn đàn học tập trước mỗi kỳ thi đại học. Thương mại quốc tế thực chất là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau tuân theo những quy tắc ngang giá. Thương mại quốc tế ra đời cùng với sự mở rộng sản xuất - manufacture và nhu cầu trao đổi của con người xuyên biến giới cách đây hàng thế kỷ khi mà những nhà buôn phương Đông vượt những những hiểm núi và bất chấp những ngày dài trên lưng lạc đà, đi hết những hoang mạc nóng bỏng đến những đất nước Trung Đông như Nam Tư (lãnh thổ Iran, Irap) ngày nay từng xuất hiện trong tác phẩm “Con đường tơ lụa” nổi tiếng. Tuy nhiên, cho đến vài thập kỷ gần đây, nhân loại mới tiếp cận với thuật ngữ này theo hướng là “nhiệm vụ bắt buộc” của nền kinh tế các quốc gia. Thương mại quốc tế lớn lên cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và những nguyên tắc của nó cũng được đặt ra và thay đổi tùy thuộc vào hiệp định mà các quốc gia tham gia ký kết với nhau. Thương mại quốc tế ngày nay với tư cách là một khoa học, là một nhánh của kinh tế học. Cùng với người anh em là tài chính quốc tế trở thành chủ thể chính khi nhắc đến xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, đây cũng là ngành hot mà nhiều trường đại học trên thế giới và Việt Nam đang đào tạo để phục vụ nhân lực cho sự phát triển kinh tế lâu dài của đất nước - Ngành thương mại quốc tế.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng liên doanh

2.  Cơ hội việc làm của ngành thương mại quốc tế hiện nay như thế nào?

Cơ hội việc làm của ngành thương mại quốc tế hiện nay

Vào thời điểm này của 20 năm trước, hoạt động thương mại quốc tế chưa được các doanh nghiệp thực sự chú ý vì những động thái hợp tác với nước ngoài chưa có quy mô, những chính sách khắc nghiệt trong hoạt động xuất, nhập khẩu đến những thị trường khó tính và sự lo ngại về sự thôn tính của nền kinh tế nước ngoài lên nền kinh tế còn non trẻ của đất nước, đã vô tình trở thành tầm rào kìm hãm sự phát triển của nền thương mại quốc tế tại Việt Nam. Những chỉ một năm sau đó, khoảng vào 1998, nền kinh tế Việt có sự trỗi dậy mạnh nhờ những chính sách quan hệ ngoại giao với nhiều nền kinh tế và những tổ chức kinh tế khu vực. Thành tựu đầu tiên trong đó chính là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên năng động của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC và ký hiệp định của Mỹ 2024 cũng như gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tất cả đã xúc tiến những chiến lược hợp tác đổi mới kinh tế với các nước trên khu vực. Hàng rào thuế quan bị bãi bỏ, nền kinh tế Việt có cơ hội bung tỏa và cạnh tranh “danh chính ngôn thuận”… Nền kinh tế mở cửa, cũng là cơ hội để hàng nghìn doanh nghiệp Việt có cơ hội kinh doanh, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và tạo ra một thị trường việc làm rộng lớn trong những môi trường chuyên nghiệp với mức lương cao, cơ hội hấp dẫn và nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chuyên môn về kinh tế quốc tế cực kỳ cao. Tất cả những điều kiện thuận lợi này đã được các trường đại học chuyên về các quốc tế nắm bắt và tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, số lượng nhân lực được đào tạo tại các trường chuyên quốc tế luôn nằm trong tình trạng khan hiếm.

Theo con số thống kê mới trên những tờ báo về kinh tế, nếu chỉ xét riêng các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài trong vòng 10 trở lại đây đã tăng chóng mặt lên đến con số gần 27 nghìn doanh nghiệp. Một biện hiện cụ thể nhất là sự đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn điện tử Hàn Quốc tại Việt Nam như Samsung tại các cơ sở Thái Nguyên, Bắc Ninh…hình thành những khu công nghiệp lớn thu hút cả nguồn nhân lực là công nhân và đặc biệt là dân chuyên ngành về thương mại quốc tế vào những vị trí cao như quản lý, leader hay subleader hoặc hỗ trợ những mảng hoạch định những chiến lược phát triển. Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế lọt tốp 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất, đặc biệt là tại các thành phố có tốc độ phát triển cao như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa,.... Có thể khẳng định, thương mại quốc tế đang là mảnh đất màu mỡ để Việt Nam có thể tận dụng để thúc đẩy nền kinh tế và là cơ hội việc làm của nhiều dân chuyên kinh tế đối ngoại thể hiện năng lực quản lý, kinh doanh và ngoại ngữ của mình. 

3. Học gì trong ngành thương mại quốc tế?

Việc làm Marketing quốc tế

Thương thì những môn học hay chuyên ngành liên quan đến quốc tế đều thu hút sự quan tâm của phần đông học sinh và phụ huynh giai đoạn chọn trường bởi đặc điểm là có cơ hội phát triển cao ở cả những môi trường làm việc sau này, mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Và điều này đặc biệt chính xác nếu như bạn đang ươm ủ đam mê có theo đuổi kinh doanh hay có đồng nghiệp là những người nước ngoài. Kinh tế thực sự không phải những số liệu khô khan như bạn nghĩ mà cực kỳ linh động và đậm tính thời sự. Nhưng trước khi nghĩ đến cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, hãy cùng Lại Trang điểm qua một số chuyên ngành học thú vị trong khối ngành thương mại quốc tế với phần sau đây của bài viết sẽ giúp bạn tìm kiếm việc làm ngành quan hệ quốc tế được hiệu quả hơn.

3.1. Kinh tế quốc tế

Nếu đã từng mơ ước trở thành tân sinh viên của ngoại thương hay đại học Hà Nội, thì kinh tế quốc tế hay kinh tế đối ngoại là cửa mà nhiều thí sinh nỗ lực đạt đến nhất bởi đây là ngành lấy điểm cao nhất. Tuy nhiên, đừng bỏ qua nhé, vì nếu qua được ải đó, các bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với cách thức các nền kinh tế tương tác với nhau ra sao, các công cụ và rào cản ra sáo trong hoạt động thương mại quốc tế lẫn các vấn đề thời sự như đầu tư quốc tế, hay xu hướng toàn cầu hóa kinh tế… Đây thực sự là lựa chọn lý tưởng cho các bạn sinh viên hiện nay vì cơ hội việc làm cao và khả năng trau dồi ngoại ngữ tại các trường tốp. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng ngành kinh tế quốc tế bạn dễ dàng tìm một công việc phù hợp cùng mức lương hấp dẫn.

3.2. Marketing quốc tế

 Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế nội địa và quốc tế, Marketing trở thành công cụ để các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu và đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường một cách đồng bộ. Tỷ lệ cạnh tranh của nền kinh tế đã biến tỷ lệ tuyển dụng nhân lực cho ngành Marketing trên các trang web tuyển dụng được tối ưu hóa bởi các công cụ tìm kiếm chiếm trên 48%. Trong điều kiện, có ngoại ngữ kết hợp, Marketing quốc tế là ngành hot đang được theo đuổi bởi nhiều sinh viên. Trong môn học này bạn sẽ được cung cấp những thông tin về thị trường quốc tế: như Châu Mỹ và châu Âu. Sau tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp nội địa có liên kết hợp tác với nước ngoài hoặc trong những công ty nước ngoài.

Xem thêm: Ngành kinh doanh quốc tế học ở đâu

3.3. Đàm phán quốc tế

Kinh tế có quy luật riêng, nhưng doanh nghiệp sẽ có cơ chế và chính sách riêng để thúc đẩy phát triển thương hiệu cũng như kết nối với đối tác trong và ngoài nước. Để có thể thực hiện những hợp đồng hay kí kết những thỏa thuận một cách được lòng cả hai bên thì nghệ thuật tranh biện đàm phán của các nhà lãnh đạo hay nhân viên chủ chốt trong doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Trong môn học này, bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với những chiến thuật trong kinh doanh, bí quyết để thương thảo, thuyết phục đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài. Lĩnh vực cũng như phẩm chất này cần thiết trong mọi doanh nghiệp hiện đại đặc biệt là những doanh nghiệp mới đang tìm cơ hội để liên kết hợp tác quốc tế thì đàm phán quốc tế là kỹ năng cực kỳ quan trọng.

Bên cạnh 3 ngành chủ chốt trên, theo học nhóm ngành thương mại quốc tế, tại nhiều trường trên cả nước đang đào tạo nhiều chuyên ngành cũng hấp dẫn không kém, có thể hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc trong nước và nước ngoài, có thể kể đến như Ngôn ngữ thương mại, Luật thương mại quốc tế hay Logistic, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Song song cùng sự mở rộng các chuyên ngành và bộ môn học, sự “bành trướng” của ngành thương mại quốc tế đang mở ra cơ hội việc làm lớn cho sinh viên mê kinh doanh. 

4. Thương mại quốc tế ra làm gì?

Thương mại quốc tế ra làm gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố quốc tế trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là sự ra đời ngày càng nhiều các tổ chức doanh nghiệp đa dạng ngành nghề có liên kết hợp tác với các tổ chức, công ty nước ngoài như hiện nay, việc làm cho thương mại quốc tế thật sự rộng lớn. Ngay tại bây giờ tại bây giờ, cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử rất cao xét trên góc độ kinh tế và ngôn ngữ: ngoại ngữ. Theo học khối ngành thương quốc tế: Bạn có cơ hội đảm nhiệm các vị trí sau đây:

Các nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kế toán, kiểm toán, kinh doanh tại các doanh nghiệp đa ngành, đặc biệt là các ngân hàng và tổ chức sự án, phụ trách tổ chức và triển khai kế hoạch kinh doanh, ứng. tuyển nhân viên thị trường, là những chuyên gia phân tích tài chính và đầu tư trong nước và quốc tế.

+ Theo học ngành liên quan đến thương mại quốc tế với trình độ chuyên môn cao kết hợp với kỹ năng về ngoại ngữ thành thạo, có mặt tại các tổ chức quốc tế và trong nước như: Ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ hay các tổ chức bảo hiểm, đầu tư, tài chính là không quá khó khăn. Đây thực sự là cơ hội làm việc lớn cho sinh viên với nhiều trải nghiệm mới và mức thu nhập cực kỳ hậu hĩnh.

+ Nhân viên tại các tổ chức, cơ quan nhà nước: Nếu là Fan của kinh tế nhà nước hoặc theo đuổi cơ hội việc làm ổn định, bạn hoàn toàn có thể xin vào các cơ quan nhà nước như: Bộ tài chính, Bộ công thương thậm chí là những cơ sở tại địa phương để “tác nghiệp”. 

+ Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về chuyên ngành thương mại quốc tế chuyên nghiệp: Dĩ nhiên rồi, trong trường hợp bạn đã theo học các chương trình sau đại học và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, trở thành giảng viên các ngành liên quan đến chuyên ngành cũng như đam mêc của mình là điều dễ hiểu. Giáo viên tại các bộ môn cho phép quý vị có thêm thời gian để nghiên cứu và tổng hợp thông tin mới, từ đó xây dựng và tối ưu hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy về lĩnh vực thương mại quốc tế. Thực tế cho thấy, tài liệu ở các trường đại học tại Việt Nam chưa đủ phong phú và sâu rộng đáp ứng được các vấn đề kinh tế và quy luật kinh tế mới tại các quốc gia trên thế giới. Nếu sau một thời gian làm việc tại các trường đại học mà muốn đổi gió, các giảng viên ngành thương mại quốc tế có thể chuyển qua các doanh nghiệp và làm chuyên gia tại các doanh nghiệp đó. 

Dù  thực tế, toàn bộ những chương trình thương mại quốc tế tại Việt Nam được đào tạo bằng chương trình tiếng Việt, song kỹ năng cần thiết cho các tất cả thí sinh đang muốn theo đuổi nghiệp thương mại quốc tế phải có kỹ năng ngoại ngữ tốt. Đây là yêu cầu thiết yếu cho những ngành cũng như mở rộng các cơ hội để bạn có thể có được mức thu nhập cao hơn lẫn những cơ hội thăng tiến so với các bạn cũng chuyên ngành kinh tế nhưng trình độ ngoại ngữ không được đảm bảo.

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây về, ngành thương mại quốc tế và những thông tin xoay quanh sẽ thực sự hữu ích cho các bạn khi đưa ra quyết định lựa chọn việc làm đúng đắn, đạt hiệu quả cao nhất. Đừng quên cập nhật những thông tin về việc làm mới nhất trên Timviec365.vn nhé. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;