Tác giả: Nguyễn Loan
Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024
Tư pháp chính là bảo vệ sự công bằng, công lý cho người dân, tư pháp đối với cuộc sống người dân thì đó chính là cái cân công lý, còn cơ quan tư pháp chính là người thực hiện “cân” cái công lý. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “cơ quan tư pháp là gì? – Hệ thống cơ quan tư pháp là gì?”
Để hiểu rõ hơn về cơ quan tư pháp là gì và hệ thống cơ quan tư pháp của Việt Nam, thì bạn cần phải hiểu thế nào là tư pháp? Sự tìm hiểu này không chủ yếu thể hiện bạn biết nhiều, hay bạn học rộng tài cao thể hiện sự hiểu biết hơn người, mà khi tìm hiểu về vấn đề này thì chính bạn đang tự trang bị cho mình những kiến thức mới để bảo vệ bản thân bạn tốt hơn trước pháp luật, trước những tranh chấp xảy ra.
Như bạn cũng đã biết thì thể chế nước ta được phân thành ba nhánh thể hiện sự tam quyền phân lập: Nhánh thứ nhất là lập pháp, nhánh thứ hai là hành pháp (tương ứng với cơ quan hành pháp) và nhánh thứ ba là tư pháp. Tư pháp chính là một trong 3 nhánh của tam quyền phân lực của nước ta. Theo đó thì tư pháp chính là thể hiện sự công bằng, thể hiện sự phân minh khi có những tranh chấp về pháp luật xảy ra, đảm bảo quyền lợi cho người dân, để thực hiện quyền tư pháp này thì sẽ có cơ quan tư pháp thực hiện.
Sau khi đã hiểu về tư pháp thì chắc chắn bạn cũng đã “mường tượng” ra cơ quan tư pháp là gì rồi đúng không nào.
Cơ quan tư pháp và hệ thống tư pháp là một, là một nhánh trong tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp có nhiệm vụ diễn giải luật cho người dân hiểu. Theo đó thì cơ quan tư pháp chính là một hệ thống tòa án thực hiện nhân danh quyền tối cao nhất hoặc nhân danh Nhà nước để thực hiện công lý, đảm bảo sự công bằng và giải quyết tranh chấp cho người dân khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến luật.
Cơ quan tư pháp là một thuật ngữ dùng để chỉ tòa án các cấp, chính là những người đặt nền móng đầu tiên, những người làm gốc cho cơ quan tư pháp thực hiện tốt các chức năng của mình.
Chắc hẳn phải hơn một lần bạn nhìn thấy trên truyền hình trong những chương trình “tòa tuyên án” hay những lần ngoài đời bạn nhìn thấy quan tòa đúng không nào? Chắc hẳn không ít những bạn trẻ đang ngồi đọc bài viết này đã có những ước mơ những sự ngưỡng mộ dành cho những vị thẩm phán, quan tòa đang ngồi trên hàng ghế sang trọng để nhân danh Nhà nước thực hiện quyền lực tối cao. Đó chính là những vị quan tòa nằm trong bộ máy tư pháp, là những người đặt nền móng, đặt những viên gạch đầu tiên để cơ quan tư pháp (hệ thống tư pháp) thực hiện tốt chức năng của mình.
Mô hình của Bộ tư pháp bao gồm như sau: Đứng đầu là Bộ tư pháp, dưới Bộ tư pháp chính là Vụ tổ chức cán bộ (dưới Vụ là Phòng tổ chức cán bộ và phòng chế định), Vụ nghiên cứu pháp luật (dưới Vụ là Phòng hình luật và Phòng dân luật), Vụ tuyên giáo (dưới Vụ chính là Phòng giáo dục và Phòng tuyên truyền phổ biến pháp luật), Văn phòng (dưới văn phòng là Phòng tổ chức cán bộ và Phòng tổ chức cán bộ), Trường cán bộ tư pháp (dưới trường là Phòng tổ chức cán bộ và Phòng tổ chức cán bộ). Đó chính là mô hình của bộ tư pháp được quy định theo Nghị định của Chính Phủ số 01 ngày 11/2/1960.
Sau khi đã hiểu về cơ quan tư pháp là gì và hệ thống tư pháp là gì thì bạn có thắc mắc xem là một cơ quan trong nhánh tam quyền phân lập như vậy thì bạn có thắc mắc xem họ làm gì hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem cơ quan tư pháp sẽ làm gì ở trong phần sau đây nhé!
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
Cơ quan tư pháp chính là một trong những cơ quan chuyên phụ trách và xử lý các vụ án của nước ta, là một cơ quan Nhà nước thực hiện tất cả vì nhân dân do vậy, cơ quan tư pháp thay mặt nhân dân giải quyết những vụ án, những tranh chấp của nhân dân, thi hành án dân sự. Cơ quan tư pháp là một hệ thống bao gồm Tòa án từ các cấp nhỏ nhất cho đến Tòa án tối cao của nước ta. Nhiều nước trên thế giới để đảm bảo cơ quan tư pháp thực hiện đúng pháp luật và đem lại công bằng nhất cho người dân thì những người làm trong quan tòa không được tham gia vào các đảng phái và họ phải là người được nhân dân nước đó bầu lên. Cơ quan tư pháp chính là những người thực hiện xử án chứ không có quyền đặt ra luật pháp, cũng không có quyền bắt giữ người.
Trong nhánh tư pháp thì Tòa án tối cao chính là người đứng đầu nhánh này. Trong đó bao gồm một nhóm phẩm phán, nhóm này thường là số lẻ (có thể là 3 hoặc 5). Điều này cũng không mấy bất ngờ và khó hiểu, số các vị thẩm phán là số lẻ chính là đảm bảo cho việc bỏ phiếu khi đưa ra quyết định cuối cùng được công bằng nhất. Cơ quan tư pháp cũng có quyền phán quyết một bản án, tuy nhiên cũng có quyền bãi bỏ bản án đó.
Là một cơ quan nhân danh Nhà nước thực hiện các quyền lực tối cao nhất thì cơ quan tư pháp phải nhận thức được quyền lực của mình để đảm bảo thực hiện pháp luật đúng nhất và đảm bảo sự công bằng cho người dân. Là một trong số ít người “cầm cân lẩy mực” thì bạn có bao giờ mong muốn mình nằm trong bộ máy này hay không? Chắc hẳn không ít những bạn trẻ muốn dùng những kiến thức và sự tận tâm của mình để được ngồi trong hàng ghế mà bao người ngưỡng mộ đó.
Những người làm trong cơ quan tư pháp, những người đang được ngồi trên hàng ghế danh dự và ‘tối cao” đó chính là mơ ước của tôi một thời tuổi trẻ, cũng có thể nói họ chính là những thần tượng và niềm ao ước của bao nhiêu bạn trẻ hiện nay và cả tôi hồi đó.
Người ngồi trên hàng ghế đó bao gồm những ai? Bạn có bao giờ tự hỏi, nếu như đó là idol của mình thì họ được gọi tên là gì hay chưa? Đối với những người trong tòa án họ sẽ khác nhau ở các cấp, vì cơ quan tư pháp được phân chia thành nhiều cấp khác nhau trong đó bao gồm những cấp nhỏ đến cấp lớn. Trong đó nhỏ nhất chính là cấp huyện, sau đó đến cấp tỉnh và tiếp theo đó là cấp tối cao, cũng là cấp cao nhất. Được phân chia khác nhau, chính vì thế mà những người thuộc các cấp đó sẽ có phần khác, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem từng cấp như thế nào nhé. Đầu tiên hãy cùng xem cấp nhỏ nhất là cấp huyện.
- Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm: Chánh án, phó chánh án, thẩm phán tòa án, thư ký tòa, người làm việc trong tòa án.
- Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Chánh ánh, phó chánh án, thẩm định tòa án, thư ký tòa, người làm việc trong văn phòng, các phòng ban, tòa chuyên trách.
- Toà án nhân dân tối cao bao gồm: Chánh án, phó chánh án, tòa chuyên trách, thẩm phán tòa án, thư ký, người làm trong các phòng, ban, vụ, tòa và tòa chuyên trách.
Trên đây chính là những người mà bạn vẫn thường ngưỡng mộ khi xem những chương trình tòa tuyên án, vậy thì để trở thành những người cán bộ tư pháp giỏi và thành công thì bạn cần phải trang bị cho mình những gì?
Xem thêm: Đi tìm câu trả lời chính xác, đầy đủ cho điều tra viên là gì?
Giả sử bạn đang là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho cơ quan tư pháp thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, bạn là viên gạch đầu tiên được đặt xuống thì bạn sẽ cần phải làm gì? Nếu nói xây dựng cơ quan tư pháp giống như việc xây nhà thì nền móng rất quan trọng, nó thể hiện sự kiên cố và vững chắc của ngôi nhà đó. Cũng giống như cơ quan tư pháp vậy, khi nền móng tốt thì bên trên cũng sẽ tốt và vững mạnh, những người đang nhân danh Nhà nước, nhân danh quyền lực tối cao để thực hiện pháp luật phải là người có hội tụ đầy đủ nhiều yếu tố khác nhau thì mới thành công trong công việc, và trở thành bàn đẩy mạnh cho cơ quan tư pháp được.
Thứ nhất, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất về luật pháp. Thử hỏi mà xem, nếu như không có kiến thức trong tay, không có những hiểu biết về luật thì làm sao bạn có thể đảm nhận công việc và hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình được. Xin lưu ý rằng, khi nói về đặc điểm riêng của công việc pháp lý, điều quan trọng là nó liên quan đến pháp luật, vì mọi công việc bạn thực hiện đều mang tính pháp lý, các văn bản luật và cả những bản án lệ, văn bản thành văn hay bất thành văn. Bên cạnh đó, là một cơ quan tư pháp thay mặt Nhà nước và nhân dân thực hiện xử lý các vụ án thì có nghĩa là tất cả những vụ tranh chấp hàng ngày xảy ra đó thì bạn đều phải xử lý. Mà vấn đề trong tranh chấp lại vô cùng nhiều, có thể liên quan đến nhiều bộ luật khác nhau. Như vậy, buộc bạn phải có am hiểu tất cả luật pháp không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới. Khi xử lý những vụ án, những vụ tranh chấp không chỉ dựa vào luật mà còn phải dựa vào những bản án lệ trước đây. Điều này chứng tỏ bạn còn phải am hiểu cả những bản án lệ trước đó. Bạn sẽ không khác gì những người “trên thông thiên văn dưới tường địa lý” giống như một quyển bách khoa toàn thư về luật pháp.
Thứ hai, bạn cần phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp tốt, tại sao lại cần phải có đạo đức nghề nghiệp ư? Bởi vì bạn đang thực hiện quyền pháp luật tối cao để xử lý những vụ án, những tranh chấp của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như không sử một cách công bằng thì sẽ dẫn đến người vô tội phải chịu những bản án, người có tội vẫn còn được tha ngoài vòng pháp luật. Nếu như bạn đã từng xem bộ phim “điều kỳ diệu tại phòng giam số 7” thì chắc chắn bạn sẽ hiểu tại sao những người làm trong cơ quan tư pháp cần phải có đạo đức nghề nghiệp tốt. Thử đặt trong một tình huống, nếu như người dân tự giải quyết được tranh chấp của mình, được phép tự áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật thì cần gì đến cơ quan tư pháp đúng không? Là người đặt nền móng đầu tiên cho cơ quan tư pháp thì bạn cần phải đảm bảo những điều mình làm là đúng theo pháp luật và đảm bảo sự công bằng cho người dân.
Thứ ba, công tư phân minh, trong những bộ phim truyền hình cũng nhắc đến điều này “quân tư phạm pháp phạt như dân thường” điều này thể hiện sự công tư phân minh khi thực hiện pháp luật và đảm bảo công bằng cho những người xảy ra tranh chấp. Trong cuộc sống sẽ có lúc bạn phải xử những vụ án có liên quan đến người thân, bạn bè hay người quen gì đó, những lúc như vậy thì cần phải đảm bảo công tư phân minh và công bằng đối với những người tham gia vào tranh chấp và vụ kiện đó. Cũng chính vì để bảo bảo điều này được thực hiện tốt mà tại nhiều quốc gia cơ quan tư pháp sẽ do nhân dân bầu lên và người đó không được tham gia vào bất cứ đảng phái nào.
Là những người đang thực thi quyền lực Nhà nước và mang lại công bằng cho nhân dân, bạn cần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của mình một cách công bằng, khách quan, và đảm bảo rằng công lý được thực hiện ở mức độ cân đối tối đa.
Hy vọng với những thông tin mà timviec365.vn đem đến cho bạn trên đây thì bạn đã có những hiểu biết thêm về cơ quan tư pháp và biết làm thế nào để trở thành một nền móng vững chắc.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc