Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bí quyết hay nhất để sở hữu CV thực tập sinh kế toán

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Quãng đời sinh viên được kết thúc bằng một kỳ thực tấp cuối khóa đầy ý nghĩa và đáng nhớ. Hẳn đây sẽ là thời gian vàng để cho các bạn thực tập sinh kế toán tích lũy, trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân mình để có một hành trang dày dặn hơn nữa bước vào sự nghiệp thành công với nghề kế toán. Thứ để bạn có một sự bắt đầu sự nghiệp hoàn hảo ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đó chính là CV thực tập sinh kế toán.

CV xin việc

1. Lý do gì khiến sinh viên thực tập kế toán cũng phải viết CV?

Mặc dù thực tập là giai đoạn chúng ta chưa chính thức bước ra nghề, nó chỉ đơn thuần là một sự thực hành, một cuộc làm ví dụ để trải nghiệm môi trường làm việc thực tế của nghề kế toán sẽ như thế nào nhưng các doanh nghiệp vẫn coi việc tuyển dụng thực tập sinh vào làm kế toán trong công ty mình là điều quan trọng bởi vì nó sẽ giúp nhà tuyển dụng tạo nguồn hiệu quả hơn. Tuyển dụng thực tập sinh kế toán tốt sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội chiêu mộ nhân tài một cách thuận lợi, từ đó giảm thiểu đi thời gian, công sức và chi phí cho những kế hoạch tuyển dụng thông thường khác.

CV thực tập sinh kế toán
CV thực tập sinh kế toán

Đi từ lợi ích rất rõ ràng đối mà doanh nghiệp nhận được thì ứng viên có thể thấy, nhà tuyển dụng không hề coi nhẹ việc tuyển dụng đối với ứng viên là sinh viên thực tập, thậm chí họ còn đặc biệt chú trọng mọi quá trình tuyển dụng để có thể lọc kỹ được ứng viên tiềm năng, lý do là vì ở thời điểm các bạn còn làm CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thì thứ các bạn thiếu lại là điều mà nhà tuyển dụng coi trọng nhất, đó chính là kinh nghiệm việc làm.

Nếu như họ đã sẵn sàng gác lại thiếu sót đó để tuyển dụng bạn vào làm việc ở vị trí thực tập sinh kế toán thì chắc chắn quá trình tuyển lựa sẽ được làm chặt chẽ hơn với sự gia tăng các yêu cầu về những phương diện khác. Bởi thế, dù có là xin việc làm thực tập thì bạn vẫn cần phải hết sức đầu tư cho bản CV thực tập sinh kế toán hoàn hảo, không chỉ làm căn cứ tạo đà cho bạn nhảy xa hơn so với ứng viên khác trên những chặng đầu tiên của con đường sự nghiệp mà còn giúp nhà tuyển dụng thực sự có ấn tượng tốt với bạn để rồi từ đó bạn có cả một cơ hội lớn để có việc ngay sau khi ra trường.

Bí quyết viết CV cho sinh viên thực tập kế toán
Bí quyết viết CV cho sinh viên thực tập kế toán

Một bản sơ yếu lý lịch thực tập sinh ngành kế toán quan trọng như vậy đấy. Nếu bạn không chú trọng vào nó, bạn không có bất cứ một phao cứu sinh nào khi giảng đường đưa bạn bước ra biển lớn cuộc đời. Trong biển đời ấy, bạn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng đồng nghĩa với nó, bạn cũng có rất nhiều rào cản và đối thủ cạnh tranh, nhất là khi nghề kế toán ngày càng có nhiều người theo đuổi, làm cho con đường bạn xác định đi sẽ trở nên chật trội hơn rất nhiều.

Bạn có thể không viết CV khi đi xin thực tập nhưng có thể bạn sẽ chẳng được doanh nghiệp có tiếng nào nhận vào làm việc, đồng nghĩa rằng cơ hội để bạn học hỏi và mở rộng thêm những kiến thức bổ ích cũng không có. Trong trường hợp đó, nếu như bạn có thể chuẩn bị thật tốt một bản CV xin việc thực tập kế toán thì dường như bạn có nhiều cơ hội hơn để bước chân vào làm việc tại các công ty lớn sau khi ra trường, và ở ngay tại thời điểm xin đi thực tập, CV xin việc đưa bạn vào các doanh nghiệp đó để bạn học hỏi được nhiều hơn, phát triển con đường sự nghiệp trong tương lai hiệu quả hơn. 

Tuyển dụng thực tập sinh kế toán

Làm thế nào để có thể viết CV thực tập kế toán hoàn hảo?
Làm thế nào để có thể viết CV thực tập kế toán hoàn hảo?

Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không tìm kiếm ngay cho mình những bí quyết viết CV thực tập sinh kế toán giúp bạn tìm thấy được nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn ở những cánh cổng doanh nghiệp to và rộng hơn. Hãy cùng Phượng khám phá ngay điều bạn muốn tìm thấy ở trong nội dung bên dưới đây nhé.

Xem thêm: CV kế toán kho

2. Nằm lòng những bí quyết hay viết CV thực tập sinh kế toán

Cơ hội việc làm có thể đến với bất cứ ai nhưng không nhiều, đôi khi trong cuộc đời sự nghiệp của chúng ta, nó chỉ ghé qua một vài lần ít ỏi, những điều chúng ta vẫn cho rằng đó là tốt nhất lại chỉ đến một lần mà nếu như không nhận ra nó, không kịp nắm bắt lấy nó thì chắc chắn sự nghiệp của bạn sẽ rẽ sang một hướng khác không như hoạch định tốt nhất bạn đã đặt ra trước đó.

Bí quyết hay viết CV thực tập sinh kế toán
Bí quyết hay viết CV thực tập sinh kế toán

Với một sinh viên còn khá non nớt về kinh nghiệm làm việc trong ngành kế toán, bạn lấy gì ra để đảm bảo rằng bạn là ứng cử viên tiềm năng mà nhà tuyển dụng cần nắm giữ? Nhất là khi ở thời điểm mà bạn còn chưa tốt nghiệp, còn đang phải đi xin một chân trong doanh nghiệp để có cơ hội thực hành và đa phần đó là những cuộc tập dượt không lương. Nghe qua thì có vẻ sẽ khá mất công và tốn thời gian để đi làm việc cho người khác không lương nhưng ngay cả khi như vậy, bạn cũng chưa chắc đã được nhận vào làm việc ở nhiều doanh nghiệp đâu đấy nhé.

Điều quan trọng lúc này, đó không phải là vấn đề tiền lương mà là một công việc tốt. Để có một công việc tốt ắt bạn sẽ có lương xứng đáng, nhưng đổi lại, bạn cần rất nhiều yếu tố để có thể đáp ứng nhà tuyển dụng. Họ sẽ xem xét những điều đó trong hồ sơ xin việc của quý vị để quyết định cơ hội kiếm tiền, thể hiện tài năng hay học hỏi, và tích lũy kinh nghiệm cho những bước phát triển tương lai.

Mẹo viết CV dành cho thực tập sinh kế toán
Mẹo viết CV dành cho thực tập sinh kế toán

Muốn vậy, bạn buộc phải gửi tới cho nhà tuyển dụng một bản CV hoàn hảo. Với họ, CV của bạn là cách để họ hình dung về bạn và sự phù hợp của bạn với các tiêu chí mà doanh nghiệp họ đang cần ở một nhân viên kế toán. Còn với bạn, CV xin việc thực tập sinh kế toán sẽ là tấm vé quan trọng quyết định bạn có được bước vào cánh cửa doanh nghiệp để thực hành nghề hay không? Đọc ngay những tips dưới đây, bạn sẽ biết nên làm thế nào để có được bản CV xin việc thực tập sinh kế toán thành công.

Xem thêm: Bút toán là gì? Những điều cần biết về bút toán

2.1. Xác định điểm quan trọng nhất của CV thực tập sinh kế toán

Nói về một mẫu CV xin việc thông thường thì chắc chắn người ta đều biết rằng, bản CV đó phải đảm bảo được một bố cục đầy đủ. Theo chuyên gia CV tại vieclam88.vn thì đó là 12 trường nội dung không nên thiếu, bao gồm: Thông tin cá nhân trong CV - giới thiệu bản thân trong CV, Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, Trình độ học vấn trong CV, Kinh nghiệm làm việc trong CV, Kỹ năng nghề nghiệp, Giải thưởng trong CV, Bằng cấp – Chứng chỉ trong CV, Hoạt động ngoại khoá trong CV, Dự án tham gia trong CV, Sở thích trong CV và Người tham chiếu. Đây là những thông tin đủ để nhà tuyển dụng hiểu và hình dung được sự phù hợp của bạn thế nhưng tùy vào từng vị trí, từng thời điểm, hoàn cảnh thực tế để bạn biến hóa những thông tin đó sao cho phù hợp.

Theo lý lẽ đó, với một bản CV xin việc thực tập sinh kế toán thì bạn không thể đáp ứng được hoàn toàn nội dung cho tất cả 12 trường nội dung trên, vì thế bạn cần biết cách biến đổi chúng sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại bạn đang có  - một sinh viên đang xin việc thực tập để đáp ứng đúng điều mà nhà tuyển dụng cần bạn phải thể hiện tốt. Vậy khi này, bạn cần đẩy mạnh yếu tố nào trong CV xin việc để giúp nhà tuyển dụng tin tưởng trao cơ hội việc làm cho bạn?

Yếu tố nào quan trọng trong CV thực tập kế toán?
Yếu tố nào quan trọng trong CV thực tập kế toán?

Có hai yếu tố được giới chuyên gia việc làm nhận định là quan trọng nhất giúp các thực tập sinh tỏa sáng ngay trong mắt người tuyển dụng đó chính là kỹ năng và trình độ học vấn. Bạn nên biết rõ điểm yếu hiện tại của bạn chính là kinh nghiệm. Đó chính là thiếu sót lớn có thể khiến bất cứ ứng viên nào thất bại nhưng đó là trong điều kiện xin việc bình thường, còn đối với các bạn sinh viên thực tập, nhà tuyển dụng có phần “ưu ái” và cảm thông hơn với sự thiếu sót đó nhưng đổi lại, bạn cần phải chứng minh được những thế mạnh của bản thân  mình cho họ thấy thông qua trình độ học vấn và kỹ năng của bạn có thể làm tốt vị trí ứng tuyển như thế nào. Vậy những chứng chỉ nào chắc chắn kiến bạn nhận thẳng vào nhân viên chính thức mà không cần phải thực tập? Các bạn có thể tham khảo các chứng chỉ CMA, ACCA,.. đều là các chứng chỉ khiến bạn chắc chắn sẽ được nhiều điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Vậy nên, hãy tập trung thể hiện đầy đủ, logic cho nội dung này. Nếu như bạn chưa biết phải trình bày ra sao, cần đưa vào hay loại bỏ những nội dung nào cho kỹ năng và trình độ thì hãy làm theo lời khuyên của Phượng dưới đây.

2.1.1. Viết kỹ năng trong CV xin việc thực tập sinh

Hơn bao giờ hết, thực tập là giai đoạn học hỏi kiến thức, kỹ năng, mở rộng cảm quan nghề nghiệp của mỗi sinh viên. Dù mọi thứ đều mới chỉ bắt đầu và còn rất bỡ ngỡ thế nhưng nhà tuyển dụng vẫn cần biết bạn có thể làm được gì, các thao tác nghề nghiệp của bạn đã được hình thành chưa. Cách bạn làm thể hiện 1 phần tố chất nghề nghiệp kế toán của bạn và quan trọng hơn, nó cho thấy bạn đã biến kiến thức học được trở thành kỹ năng như thế nào, nó là vấn đề liên quan đến ý thức học và hành nghề của bạn trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường tiếp nhận những bài học lý thuyết  về kế toán khá phức tạp. Khi bạn hiểu mình đang học gì và sẽ làm gì thì tự khắc bạn biết khi ra trường mình cần phát huy mạnh nhất những kỹ năng nào? Vậy những kỹ năng đó là gì để cần thiết ghi vào CV xin việc thực tập kế toán?

Viết kỹ năng trong CV xin việc thực tập sinh
Viết kỹ năng trong CV xin việc thực tập sinh

Mỗi nghề có những đòi hỏi khác nhau, ngay cả ở phương diện kỹ năng cũng vậy, chúng ta chỉ có thể làm việc tốt khi vận dụng đúng kỹ năng phù hợp với nghiệp vụ đó, tương tự, hoạt động thực tập vị trí kế toán và giúp doanh nghiệp được nhiều việc trong thời gian này cũng đòi hỏi bạn phải thể hiện được đúng các kỹ năng của nghề đòi hỏi. Đó là kỹ năng làm việc độc lập – có nghĩa là một nhân viên kế toán luôn phải độc lập, tự chủ để tạo ra những kết quả vừa đảm bảo tính khách quan vừa chính xác tuyệt đối; đó còn là khả năng tính toán nhanh nhẹn, đương nhiên là như vậy, kế toán luôn phải đối mặt với các con số, thậm chí là cả những dãy số dài phức tạp, nhiệm vụ của bạn là tính toán chúng nhanh chóng, chính xác, nếu không quen với việc tiếp xúc với những con số thì bạn sẽ dễ dẫn đến các sai sót nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp.

Ngoài hai kỹ năng trên, nghề kế toán còn đòi hỏi một người thực tập sinh phải chịu tốt những áp lực công việc. Không một ai thừa nhận nghề kế toán nhàn và dễ làm, mà ngược lại, đây là một trong những công việc “khó nhằn” bậc nhất trong các ngành nghề. Kế toán viên luôn phải chịu nhưng guồng quay công việc xoay như chong chóng và lúc nào cũng bận rộn, nhiều áp lực chồng lên vai, khiến họ dễ bị căng thằng và áp lực. Một sinh viên thực tập cần phải làm quen với chính điều đó mới có thể bắt nhịp được với luồng công việc trong doanh nghiệp.

Sự tỉ mỉ, tính cách cẩn thận cũng là những yếu tố cần thiết để đưa vào phần kỹ năng trong CV thực tập sinh kế toán.

Xem thêm: CV kế toán tổng hợp

2.1.2. Viết trình độ học vấn trong CV thực tập kế toán

Trình độ học vấn chứng tỏ khả năng tuy duy, trình độ chuyên môn của bạn ở mức độ nào. Nó cũng sẽ quyết định một phần nào đó tới sự thành công khi xin làm thực tập ở các đơn vị công ty. Phần này không cần trình bày cầu kỳ nhưng buộc phải chi tiết và rõ ràng. Bạn hãy nêu ra những yếu tố sau đây để nội dung học vấn được đảm bảo đầy đủ:

- Bạn học kế toán ở đâu? Đó chắc chắn là một ngôi trường có chuyên ngành kế toán

- Chuyên ngành kế toán được đào tạo chuyên sâu là gì?

- Niên khóa bạn theo học

- Kết quả học tập ở kỳ gần nhất

Chỉ cần trình bày ngắn gọn như vậy sẽ giúp cho bạn dễ dàng làm nổi bật bản thân mình trong mắt nhà tuyển dụng một cách hiệu quả hơn. Chia sẻ thêm với bạn các tips khi đi phỏng vấn vị trí này nhé. Đó là các bạn cần phải nắm vững các lí thuyết cơ bản, các thuật ngữ trong nghề; khi mà nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm thực tế nhưng ít nhất bạn cũng phải nắm được kiến thức khi còn là sinh viên.

Xem thêm: CV kế toán trưởng

2.2. Một vài lưu ý trong quá trình viết CV thực tập sinh kế toán

Bởi vì nghề kế toán rất coi trọng tính tỉ mỉ, cẩn thận cho nên nếu như bạn không đáp ứng được ngay cả những lỗi nhỏ dưới đây thì cơ hội được các doanh nghiệp lớn nhận vào làm thực tập cũng trở nên xa vời:

- Tuyệt đối không mắc các lỗi chính tả trong CV

- Sử dụng đồng nhất một loại phông chữ trong CV và cỡ chữ trong CV tiêu chuẩn từ 12 đến 14, chọn cỡ chữ nào cũng đồng nhất trong toàn bộ CV để tránh gây rối mắt.

- Viết CV, sắp xếp thông tin trong CV ngắn gọn, súc tích, câu văn rõ ràng.

Lưu ý trong quá trình viết CV thực tập sinh kế toán
Lưu ý trong quá trình viết CV thực tập sinh kế toán

Bạn sẽ có được những mẫu CV vừa đẹp mắt, vừa phù hợp với vị trí thực tập sinh kế toán mà không lo làm chưa tốt những yêu cầu trên nếu như bạn tải về những mẫu CV xin việc từ vieclam88.vn. Đây là bí quyết tuyệt vời nhất mà Phượng muốn tất cả những ai đang ở giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp biết được, nó sẽ giúp bạn rút ngắn đi rất nhiều chặng đường trông gai khi tìm việc làm mà hầu hết ai cũng phải đối mặt. Hãy trải nghiệm ngay để không chỉ có được một vị trí thực tập kế toán tốt mà còn xây nên những nền móng vững chắc cho con đường sự nghiệp sau này bạn nhé. Tải ngay mẫu CV  thực tập sinh kế toán dưới đây để tham khảo và tìm nhiều mẫu hơn nữa trên vieclam88.vn.

Tổng hợp những mẫu CV xin việc thực tập

Mỗi ngành nghề đều có cần viết CV khi đi xin việc vì CV đóng vai trò quyết định phần lớn khả năng ứng tuyển thành công của bạn. Ngay cả khi bạn đi thực tập thì bạn vẫn cần phải gửi tới cho nhà tuyển dụng bản CV xin việc thực tập hoàn chỉnh nhất. Vậy làm thế nào để ở thời điểm còn khá non nớt kinh nghiệm viết CV bạn có thể chuẩn bị cho mình những bản mẫu CV xin việc thực tập hoàn hảo? Hãy khám phá bí quyết trong những chia sẻ dưới đây.

Mẫu CV xin việc thực tập

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý