Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cách nhận biết ứng viên tài năng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Ứng viên tài năng càng ngày càng khó kiếm tìm, khó có thể chiêu mộ được về công ty một cách dễ dàng bởi thực tế thì bây giờ có quá nhiều công ty đang sẵn sàng chào đón họ. Tuy nhiên việc tuyển chọn được tài năng tốt đương nhiên cũng sẽ tạo được một nền tảng tốt cho bộ máy hoạt động của công ty của bạn. Nhân lực chính là một nhân tố có khả năng nâng cao được năng lực cạnh tranh của công ty với các công ty đối thủ. Đây chính là lý do mà việc tìm kiếm lại càng trở lên khó khăn. Thậm chí ngay cả khi ứng viên tài năng đến công ty bạn phỏng vấn bạn cũng rất dễ tuột mất cơ hội nhận họ vào công ty chỉ vì không nhận ra được những tố chất ẩn chưa bên trong họ. Dưới đây tìm việc 365 xin được chia sẻ kinh nghiệm nhận dạng ứng viên tài năng mà chỉ họ mới có để hỗ trợ các bạn trong quá trình chiêu mộ nhân tài về với doanh nghiệp mình!

1. TOP 5 đặc điểm nổi bật của một ứng viên tài năng

1.1. Sự đặc biệt

Thông tin tuyển dụng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút được nhiều lượng ứng viên đăng ký hơn, tiếp đến bạn cần quan tâm đến Cv xin việc của ứng viên. Chỉ cần đọc qua CV của họ thôi bạn sẽ thấy được lý lịch cũng như các thành tích họ đã được trong quá khứ và thường thì nó rất “Nổi Bật”. Tại sao vậy ? cho dù là sinh viên vừa mới tốt nghiệp hay những người đã làm việc được một thời gian họ cũng có những điểm ưu tú hơn người. Đó có thể là khả năng nói nhiều ngoại ngữ, làm những công việc mà ít người làm được như vận hành nhiều công việc kinh doanh khác nhau ngay khi còn đang trên ghế nhà trường. Họ là những ngôi sao sáng trên con đường họ đang đi, họ luôn phấn đấu trở thành người tốt nhất và có đam mê theo đuổi ước mơ của họ.

1.2. Có động lực làm việc hết mình

Khác với các ứng viên bình thường chỉ làm việc vì tiền hoặc hoàn thành tốt công việc được giao, những ứng viên tài năng thường có niềm khao khát cháy bỏng với công việc họ đang làm. Đó chính là động lực to lớn giúp họ có những hiệu năng công việc vượt trội trong một chặng đường dài, ứng viên cần có cảm nhận đầy đủ về những lợi ích mà công việc họ sắp làm mang đến cho họ. Đây cũng được coi là một đặc điểm nổi bật mà những ứng viên tài năng có được.

Tìm kiếm ứng viên tài năng

1.3. Khả năng thích ứng cao

Mỗi công ty đều có một văn hóa riêng do đó nếu là một ứng viên tài năng chắc chắn họ phải có khả năng thích ứng môi trường tốt. Bạn có thể nhận ra điều này qua mẫu cv xin việc hoàn chỉnh mà ứng viên sử dụng và bằng cách xem nội dung CV của họ hoặc đặt cho họ những câu hỏi để họ bộc lộ khả năng của mình. Thường nhân viên có tính độc lập, tự giác, sống ở nhiều môi trường khác nhau, đi du học .., sẽ có khả năng thích ứng môi trường cao hơn các nhân viên khác.

1.4. Có tính sáng tạo trong công việc

Tinh sáng tạo là yếu tố luôn luôn hấp dẫn các nhà tuyển dụng và nó cũng thường có ở các ứng viên tài năng. Họ không chỉ hoàn thành công việc mà còn có thể sáng tạo là tăng năng suất hiệu quả công việc. Họ sẽ muốn là mới các công việc của bạn thân và hào hứng tiếp nhận cái mới từ cộng đồng. Nếu bạn phỏng vấn được một cá nhân mà tỏ ra chán nản ở công việc cũ thì đó là một dấu hiệu không tốt, nhưng nếu họ hào hứng kể về công việc cũ và những điểm mới lạ họ cống hiến cho công ty thì hãy nhận ngay ứng viên này về làm việc nhé.

Trên đây là 4 đặc điểm nổi bật của các ứng viên tài năngNếu bạn đang tìm kiếm, và trong quá trình phỏng vấn bạn nhận ra một trong những đặc điểm này ở ứng viên, đó chính là người bạn nên chọn. Hi vọng với những chia sẻ trên của vieclam88 bạn sẽ tuyển được nhiều nhân tài làm giàu mạnh hơn cho công ty của bạn.

>>> Hé lộ danh sách những việc làm IT phần mềm tại Đà Nẵng hot nhất đang được rất nhiều người tìm kiếm, nếu bạn là một trong số đó thì hãy click ngay.

1.5. Giá trị

Thực tế thì sai lầm lớn nhất mà nhà tuyển dụng hay mắc phải không chỉ xuất hiện ở nhà tuyển dụng chưa có kinh nghiệm mà cả những người đã có kinh nghiệm, đó là họ không nhìn ra được giá trị của những ứng viên đối với bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thật đáng buồn cho bạn, nếu bạn là nhà tuyển dụng nhưng lại đánh mất cơ hội do không nhìn ra được năng lực thật sự của ứng viên. Thực tế cũng có khá nhiều trường hợp ứng viên họ không phù hợp với công việc hay văn hóa công ty trước đó nhưng lại có thể tỏa sáng tại công ty bạn. Do vậy mà để nhìn nhận ra được những giá trị mà ứng viên có thể mang lại cho doanh nghiệp cũng không phải là chuyện đơn giản.

Thực tế thì việc một doanh nghiệp thuê một nhân viên về để họ có thể tạo ra được giá trị kinh tế cho doanh nghiệp cao so với mức lương chi trả cho họ. Điều này cũng đơn giản và dễ hiểu, thực tế thì khi họ chi trả một mức lương cao cho người có năng lực làm việc, còn mức lương thấp hơn cho người làm việc bình thường. Và điều ẩn chứa bên trong về giá trị của người lao động là người hưởng mức lương 1 triệu đồng thì cần phải tạo ra hiệu suất làm việc gấp đôi so với người nhận mức 500 ngàn đồng.

Đó là lý do vì sao mỗi đợt tuyển dụng, bạn nên cần phải lựa chọn ra được ứng viên có năng lực tốt nhất hay là người sẵn sàng chấp nhận với mức lương mà công ty bạn chi trả cho họ. Để giải được bài toán này thì nhà tuyển dụng thực sự cũng cần phải “cân não” khá nhiều. Thêm vào đó bạn cũng cần phải chắc chắn rằng nền văn hóa luôn khuyến khích sự sáng tạo và thỏa sức cạnh tranh để thăng tiến. Từ đó công ty bạn sẽ không bị lãng phí tài năng và cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Giá trị của ứng viên tài năng

2. TOP câu hỏi phỏng vấn đánh giá được ứng viên tài năng

Chỉ với cách nhận biết thông qua đặc điểm thì chưa thực sự thuyết phục được nhu cầu của bạn bây giờ đúng không? Sau khi chúng tôi dành thời gian để nghiên cứu và khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng thì chúng tôi đã tổng hợp được một vài câu hỏi thường được họ sử dụng nhất để có thể chọn lọc ra được những ứng viên tài năng và phù hợp với văn hóa công ty.

Việc làm kinh doanh bất động sản

2.1. Bạn có thể cho chúng tôi biết về một thành tựu bạn đạt được trong sự nghiệp mà bạn tự hào nhất không?

Đối với một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì đưa ra câu hỏi này sẽ có vẻ hợp lý hơn là người chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên nếu đưa ra với người chưa có kinh nghiệm thì các bạn cũng có thể thay thế bằng quá trình học tập. Sau khi lắng nghe được lời giải đáp của các bạn ứng viên thì nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá được sự sâu sắc về những gì ứng viên đã gắn bó cũng như cống hiến cho sự nghiệp. Nói vĩ hơn thì bạn sẽ đánh giá được định nghĩa thành công của họ, với họ thành tựu như thế nào đã đủ khiến cho họ tự hào, với mỗi mức độ trả lời nhà tuyển dụng cũng có thể thấy được sự tham vọng và khả năng của ứng viên tài năng.

Những ứng viên mà dễ dàng hài lòng về khả năng của bản thân thì có thể lại không hoàn toàn phù hợp với môi trường làm việc đầy cạnh tranh. Do vậy mà câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khá nhiều điều ở các bạn ứng viên.

2.2. Bạn có đang đọc quyển sách nào không?

Bản chất của những người đam mê, cầu tiến hay tham vọng thì thường họ rất thích đọc sách hoặc nghe audio book nhằm lấp đầy kiến thức, rèn luyện và tìm kiếm thêm nhiều kỹ năng để trang bị cho bản thân được hoàn thiện hơn. Bởi thực tế với những người thực sự có sự cầu toàn thì không có gì là đủ với họ, nếu họ đã là người hiểu biết rộng nhưng đó chưa thuyết phục được việc ngừng học hỏi trong bản thân của họ.

Nếu ứng viên đưa ra câu trả lời là sách thiên về kỹ năng hay kinh doanh thì có lẽ đó chính là ứng viên tài năng mà bạn đang tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu ứng viên trả lời cho biết là họ đã lâu không đọc sách hoặc chỉ đọc tiểu thuyết và các loại sách truyện khác, có thể họ không phù hợp với vị trí ứng viên ngôi sao mà bạn đang tìm kiếm. Các bạn nên nhớ rằng những người thực sự thông minh, luôn tìm kiếm những kiến thức mới, không ngừng học hỏi và không ngại tiếp thu thông tin mới thì chính là những ứng viên tài năng.

2.3. Bạn có thích các hoạt động sôi nổi của công ty không?

Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là giúp cho nhà tuyển dụng có thể thấy được sự nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp và tính cách hoạt bát của ứng viên. Nếu công ty bạn là một công ty truyền thông hay thiên về dịch vụ thì có lẽ những ứng viên trả lời “có” thì có lẽ những ứng viên đó sẽ phù hợp với doanh nghiệp bạn. Trong quá trình ứng viên giải đáp thì bạn cũng không nên tỏ ra quá nghiêm túc, bạn có thể tỏ ra thân thiện và dễ gần để ứng viên có thể thoải mái nói lên quan điểm của chính mình. Như vậy bạn cũng dễ dàng đánh giá được đúng ứng viên. Và biết đâu họ sẽ trở thành ứng viên tài năng và mang lại cho công ty bạn những hợp đồng giá trị kinh tế lớn trong tương lai.

>> Xem thêm:  Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng trang phục? Tại sao không?

2.4. Bạn có sẵn sàng thay đổi điều mình không thích trong công ty?

Sau khi nghe được câu trả lời của ứng viên thì các bạn cũng sẽ có được kết quả về xu hướng làm việc cũng như cách xử lý vấn đề của ứng viên này. Thực tế thì việc một nhân viên làm việc với vị trí hay một nhiệm vụ nào cảm thấy không thích thì có lẽ họ cũng sẽ không thể hết mình để có thể cống hiến được cho công việc đó. Hay nói một cách dễ hiểu thì họ sẽ không cố gắng hết sức trong quá trình làm việc, họ sẽ không thể nào đạt được những kết quả thực sự tốt đối với khả năng thực sự của họ. Ngược lại đối với những viên tài năng thực sự thì họ sẽ biết cách thay đổi những việc không thích đó trở nên hứng thú với họ. Họ sẽ tìm cách để cải thiện và xử lý vấn đề để có thể thay đổi được điều mình không thích và từ đó sẽ không ngần ngại mà cống hiến hết mình vì công việc.

Câu hỏi phỏng vấn tìm ứng viên tài năng

2.5. Khi nói về những lỗi sai thì bạn đã từng mắc phải lỗi gì chưa? Và bạn đã sửa chữa chúng thế nào?

Để có thể thấy được trách nhiệm và cả kỹ năng xử lý vấn đề của ứng viên thì có lẽ đây cũng chính là câu hỏi phù hợp nhất. Ngoài ra nếu là một ứng viên tài năng thực sự thì khi xảy ra lỗi sai sót họ cũng sẽ tìm được mọi cách để có thể giải quyết được vấn đề nhanh nhất có thể, vừa lấy lại uy tín của bản thân vừa không làm ảnh hưởng đến bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

Đôi khi ứng viên họ cũng không muốn nhắc đến những lỗi sau mà mình đã mắc phải, bởi vì họ cho rằng đó chính là điểm yếu của bản thân. Nhưng không, đối với ứng viên tài năng họ là những người dám nhìn vào lỗi sai của chính bản thân để lấy nó làm động lực để hoàn thiện bản thân hơn nữa. Đồng thời cũng không trốn tránh những gì mình đã từng làm, do vậy để có thể biết được tinh thần làm việc cùng với những tố chất của ứng viên tài năng thì các bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội được sử dụng câu phỏng vấn này.

Cần tìm việc làm

2.6. Bạn làm gì trong để không khí trở nên vui vẻ hơn?

Có thể nói việc cân bằng trạng thái không hề đơn giản, đó là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Khi nhà tuyển dụng nhận ra được một ứng viên tài năng chính là ngoài việc hoàn thành tốt công việc thì luôn biết cách phấn đấu trong hầu hết các mảng khác liên quan đến đời sống của họ, đương nhiên nó cũng sẽ bao gồm cả thể chất, tinh thần và các mối quan hệ. Tức là họ sẽ không thể để công việc ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của họ, cũng như ngược lại. Họ luôn biết cân bằng trạng thái, biết lập ra những mục tiêu, vạch đích để phân định cho bản thân.Tính cách này chính là điểm mà nhiều nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên, vì không có một công ty nào thích những ứng viên không biết cách dung hòa công việc và cuộc sống. Như vậy thì công việc cũng làm sao có thể hoàn thành một cách xuất sắc, vì không sắp xếp được thời gian làm việc hợp lý.

Với những câu hỏi mang tính chất thực tiễn như vậy cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng chọn lọc ra được những ứng viên thực sự phù hợp với văn hóa công ty, đồng thời cũng có khả năng hoàn thành công việc được giao.

Dựa vào đôi lời chia sẻ về kinh nghiệm tuyển dụng mà chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng đã giúp các bạn chiêu mộ được những ứng viên tài năng và phù hợp với văn hóa của công ty bạn!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý