Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng - Lời tâm tình thủ thỉ

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Đơn xin việc có lẽ là lá đơn mà không thể thiếu với mỗi ứng viên trong quá trình ứng tuyển của mình. Đặc biệt, khi bạn ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên - vị trí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các việc làm tại ngân hàng hiện nay. Là người sẽ trực tiếp giao tiếp với khách hàng, do vậy, giao dịch viên là việc làm có quy trình tuyển dụng khá khắt khe. Vậy, viết đơn xin việc giao dịch viên như thế nào để bạn có thể nắm lấy cơ hội cho mình. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Mẫu đơn xin việc

1. Đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng có ý nghĩa ra sao?

Cũng giống như CV, đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng luôn luôn là điều không bao giờ có thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc của ứng viên. Nếu như CV là một căn cứ chứng minh các thông tin của bạn đưa ra hoàn toàn phù hợp với vị trí giao dịch viên ngân hàng, có phần hơi cứng nhắc thì đơn xin việc trong bộ hồ sơ lại như một lời thủ thỉ đầy tâm tình. Không chỉ thể hiện được những kỹ năng, phẩm chất của bản thân mà mẫu đơn xin việc làm còn nói lên được mong muốn có được vị trí công việc này. 

CV xin việc

Đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng
Đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng

Với mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì đơn xin việc lại có những sự thay đổi sao cho phù hợp nhất để có thể truyền tải được những nội dung cần thiết tới nhà tuyển dụng. Giống như đơn xin việc ngân hàng Sacombank, đơn xin việc ngân hàng Agribankđơn xin việc ngân hàng nói chung, đối với công việc giao dịch viên ngân hàng bạn cần thể hiện được những phẩm chất, trình độ phù hợp của mình với văn hóa của ngân hàng cũng như cách thức làm việc chuyên nghiệp nhất. 

Giao dịch viên ngân hàng không phải là một vị trí đơn giản. Có tên gọi khác là Teller, các giao dịch viên ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm xử lý những yêu cầu cơ bản nhất của khách hàng khi đến với ngân hàng. Chính họ cũng sẽ là người có sự ảnh hưởng đến quyết định liệu khách hàng có quay trở lại với ngân hàng và tin dùng các sản phẩm, dịch vụ của mình hay không.

Vậy, làm thế nào để thông qua đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng thì nhà tuyển dụng có thể thấu hiểu được tâm tư của bạn? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách viết cũng như cách bạn truyền đạt thông điệp mà mình muốn gửi gắm tới nhà tuyển dụng. 

Tuyển dụng giao dịch viên ngân hàng

Lời tâm tình thủ thỉ
Lời tâm tình thủ thỉ

2. Cách viết đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng gửi tới bạn đọc

Việc nhà tuyển dụng có nắm chắc được những thông tin về trình độ, kỹ năng hay kinh nghiệm của bạn hay không điều này hoàn toàn được quyết định dựa trên việc bạn viết lá đơn xin việc của mình như thế nào. Vậy, đơn xin việc gồm những gì hay cách viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc, dưới đây sẽ là bài hướng dẫn viết đơn xin việc cụ thể nhất.

 Thông thường, với một lá đơn xin việc sẽ gồm 3 phần là phần mở đầu, phần nội dung và phần kết. Với đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng cũng vậy, cũng sẽ gồm có 3 phần chính như trên.

2.1. Phần mở đầu của đơn xin việc

Là phần mở đầu của đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng nên nội dung của phần này cần phải thực sự được chú ý. Bởi người ta thường nói ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng khó phai, do vậy, nếu như bạn tạo được một ấn tượng đẹp về bản thân mình ngay từ những phần đầu tiên thì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng ghi nhớ về bạn hơn. 

Cách viết như thế nào?
Cách viết như thế nào?

Điều đầu tiên bạn cần ghi khi bắt đầu viết đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng đó là quốc hiệu và tiêu ngữ. Đây có lẽ là nội dung bắt buộc trong bất kỳ văn bản hành chính hiện nay. Với cách viết phần này thì quốc hiệu sẽ được viết in hoa tất cả các chữ cái, còn tiêu ngữ sẽ chỉ viết hoa những chữ cái đầu tiên mà thôi. Cả hai dòng này đều được căn và viết ở giữa phần trên của trang giấy.

Phía dưới sẽ là tên của lá đơn và ở đây chính là đơn xin việc. Dòng chữ này cũng phải viết in hoa tất cả các chữ cái và cũng được viết chính giữa của dòng đó. 

Sau những phần nội dung cơ bản của phần mở đầu thì tiếp đến chính là lời chào đầu tiên của bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Bắt đầu sẽ là lời “Kính gửi” đầu tiên. Vậy đơn xin việc kính gửi ai? Bạn có thể viết kính gửi + tên của người nhận và đọc tờ đơn này của bạn nếu như bạn biết rõ thông tin về người đó. Còn nếu không thì bạn có thể viết kính gửi + Bộ phận tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự tại Ngân hàng XXX. Ví dụ:

“Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A - Giám đốc nhân sự Ngân hàng XXX.”

Hoặc “Kính gửi: Bộ phận tuyển dụng Ngân hàng ABC.”

Ngay sau lời thưa gửi đầu tiên sẽ là phần giới thiệu về bản thân bạn. Bao gồm thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, quê quán trình độ chuyên môn của bản thân (cần nói rõ tên trường đại học và chuyên ngành theo học). Đây sẽ là những phần thông tin cơ bản về bản thân bạn để nhà tuyển dụng biết được bạn là ai cũng như mình đang đọc thông tin của ứng viên nào để có sự phân biệt cụ thể giữa các ứng viên với nhau. 

Gồm 3 phần cơ bản
Gồm 3 phần cơ bản 

Nội dung cuối cùng trong phần mở đầu chính là đưa ra lý do tại sao bạn quyết định viết lá đơn xin việc này cũng như việc bạn đã bắt gặp thông tin tuyển dụng này tại đâu để có thể đưa ra quyết định ứng tuyển vào đây. Đó có thể là trên website, fanpage của ngân hàng hay các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIN,...thậm chí có thể là các trang tìm việc trực tuyến,...

Các bạn có thể viết như sau:

“Tên tôi là: Nguyễn Văn A

Ngày sinh: 2/2/1994

Nơi ở hiện tại: 227 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội

Trình độ chuyên môn: Đại học (Học viện tài chính  Khoa Ngân hàng bảo hiểm)

Tôi được biết ngân hàng XXX đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí giao dịch viên ngân hàng thông qua website Timviec365.vn. Nhận thấy bản thân mình có những tố chất và điều kiện phù hợp với vị trí này nên tôi viết đơn này để mong quý công ty có thể cho tôi cơ hội thể hiện năng lực cũng như đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của ngân hàng.”

Phần mở đầu
Phần mở đầu

2.2. Phần nội dung trong đơn xin việc 

Phần nội dung là phần thứ hai của đơn xin việc và cũng là phần chính trong tờ đơn này. Với phần này, bạn cần thể hiện được sự phù hợp của bản thân mình với vị trí giao dịch viên ngân hàng. Từ trình độ chuyên môn, kỹ năng cũng như kinh nghiệm đều cần phải có sự liên quan và tác động tới vị trí giao dịch viên ngân hàng. 

Không đơn giản như khi viết mẫu đơn xin việc làm công nhân, đơn xin việc thu ngân hay đơn xin việc phục vụ,... với vị trí này, yêu cầu đối với ứng viên chính là cần có kiến thức chuyên môn cũng như sự hiểu biết liên quan đến tình hình tài chính, kinh tế trong nước để có thể thực hiện việc tư vấn cho khách hàng được chính xác hơn. Bên cạnh đó chính là sở hữu các kỹ năng như giao tiếp, đọc và xử lý vấn đề, kỹ năng thuyết phục, khả năng về tin học văn phòng, ngoại ngữ và ngoại hình. Một điều đặc biệt với vị trí giao dịch viên ngân hàng đó chính là họ sẽ không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm bởi khi được lựa chọn bạn sẽ trải qua một khóa đào tạo, training cách làm việc sao cho phù hợp và chuẩn với văn hóa công ty nhất, cũng như sự chuyên nghiệp cần có trong quá trình làm việc. 

Ngoài việc thể hiện những thế mạnh của bản thân thì bạn cũng nên cho nhà tuyển dụng thấy được sự mong muốn của mình với việc được làm việc tại ngân hàng với vị trí giao dịch viên ngân hàng. Điều này phần nào thể hiện được sự nghiêm túc của bạn với việc ứng tuyển này.

Phần nội dung
Phần nội dung

Các bạn có thể viết theo mẫu sau đây:

“Là một sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng bảo hiểm của Học viện tài chính, bản thân tôi có những kiến thức và sự am hiểu một cách rõ ràng về tình hình tài chính, kinh tế trong nước cũng như thị trường tài chính - ngân hàng quốc tế. Do đó, tôi có đủ tự tin để có thể đưa ra những lời tư vấn chính xác nhất và thuyết phục được khách hàng tin tưởng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cung cấp. 

Bên cạnh đó, tôi đã từng làm PG trong 2 năm khi còn là sinh viên và đã thực tập tại Công ty tài chính XYZ với vị trí Telesales. Vì thế tôi có những kỹ năng cũng như kinh nghiệm cơ bản với vị trí giao dịch viên ngân hàng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đọc và xử lý tình huống, kỹ năng thuyết phục cùng với khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản và tin học văn phòng tốt. 

Với những thế mạnh của bản thân mình, tôi tin rằng mình có thể đảm nhận tốt công việc của một giao dịch viên ngân hàng. Vì vậy, tôi rất mong được quý công ty trao cơ hội để bản thân có thể chứng minh được năng lực của mình cũng như cống hiến khả năng của mình vào sự phát triển chung của ngân hàng.”

Xem thêm: Đơn xin việc ngân hàng ACB

2.3. Phần kết trong lá đơn xin việc 

Phần kết thúc
Phần kết thúc

Đây sẽ là phần cuối cùng và kết thúc của lá đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng. Với phần này, bạn cần thể hiện được thông tin liên lạc của bản thân mình, nhấn mạnh lại một lần nữa mong muốn được làm việc của bản thân. Và tất nhiên là không thể quên một lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian đọc lá đơn xin việc của bạn, đây được coi là một phép lịch sự tối thiểu của mỗi ứng viên hiện nay khi viết đơn xin việc. 

Dưới đây sẽ là ví dụ về cách viết phần kết trong đơn xin việc:

“Tối rất mong có cơ hội được xuất hiện trong buổi phỏng vấn vị trí giao dịch viên ngân hàng tại quý công ty. Vì vậy, tôi mong nhận được sự phản hồi sớm từ quý công ty thông qua phương thức liên hệ tối để lại dưới đây. 

Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Văn A

Số điện thoại: 0989988898

Email:.............”

Nhấn mạnh được mong muốn làm việc
Nhấn mạnh được mong muốn làm việc

Cuối cùng, bạn cần ký và ghi rõ họ tên của mình ở góc bên phải của lá đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng là lá đơn của bạn đã hoàn thành.

Đây chính là cách viết của một lá đơn với vị trí giao dịch viên ngân hàng. Có thể thấy cách viết không quá khó, tuy nhiên bạn cần chắt lọc nội dung đưa ra sao cho phù hợp để nội dung của tờ đơn không bị quá dài cũng như quá nhiều thông tin không cần thiết.

Tìm việc ngân hàng

3. Một vài lưu ý nhỏ khi viết đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng

Để sở hữu một lá đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng hoàn chỉnh thì nắm bắt những lưu ý sau đây với bạn là điều rất cần thiết. Dưới đây sẽ là một vài điều bạn cần ghi nhớ để đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng được phát huy một cách tốt nhất.

- Luôn rà soát lại thật kỹ đơn xin việc trước khi in

Sự cẩn thận trong từng bước đơn giản nhất luôn là điều quan trọng cần được thực hiện. Với điều này, bạn sẽ có thể kiểm tra lại được các lỗi như lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi đánh máy hay bất cứ những lỗi nào có thể xảy ra với lá đơn xin việc của bạn. 

Một vài lưu ý
Một vài lưu ý

Một điều nhận thấy rằng càng những lỗi cơ bản nhất thì ứng viên sẽ càng dễ mắc nhất. Do vậy, nếu không muốn bị tuột mất cơ hội vì những lỗi khá “ba chấm” thì hãy kiểm tra thật kỹ đơn xin việc của mình trước khi gửi đi nhé.

- Đảm bảo các thông tin đưa ra phù hợp và chính xác

Đơn xin việc giao dịch viên sẽ không thể chứa nội dung của xin việc nhân viên kinh doanh được. Vì thế, hãy đưa ra những thông tin có nội dung liên quan đến vị trí giao dịch viên ngân hàng mà bạn ứng tuyển nhé. Điều này sẽ làm tăng điểm cộng cho bạn cũng như tạo ra cơ hội lớn hơn cho việc trúng tuyển sau này. Và hãy chú ý đến quy tắc 5 không khi viết đơn xin việc để không bị đánh trượt từ vòng hồ sơ

Thêm vào đó, thông tin đưa ra trong đơn xin việc cũng cần phải chính xác tuyệt đối. Việc gian dối sẽ không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp cho bạn cả.

- Sử dụng mẫu đơn xin việc có sẵn

Việc này rất phổ biến hiện nay. Để đảm bảo đơn xin việc được chuẩn chỉnh hơn về nội dung và hình thức thì bạn có thể sử dụng các mẫu đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng có sẵn trên Timviec365.vn. Đây là trang web cung cấp các mẫu Cv xin việc, đơn xin việc ở đa dạng ngành nghề, lĩnh vực và được nhiều bạn ứng viên tin dùng trong quá trình xin việc cho mình. Vì thế, các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng sử dụng mẫu đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng trên Timviec365.vn.

Tuyển dụng

Sử dụng mẫu đơn Timviec365.vn
Sử dụng mẫu đơn Timviec365.vn

Trên đây là những thông tin và nội dung chi tiết về đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng. Mong rằng, với những chia sẻ trên thì các bạn đã nắm bắt được cho mình cách viết cũng như các lưu ý liên quan để sở hữu đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng hoàn hảo nhất cho mình.

CV giao dịch viên ngân hàng - Cách viết như thế nào?

Giao dịch viên ngân hàng là một vị trí công việc không thể thiếu trong hệ thống các công việc tại ngân hàng hiện nay. Và để ứng tuyển vị trí này thì CV giao dịch viên ngân hàng là điều quan trọng mà bất kỳ ứng viên nào cũng phải dành sự quan tâm. Vậy, viết CV giao dịch viên ngân hàng như thế nào để “đốn tim” nhà tuyển dụng? Các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

CV giao dịch viên ngân hàng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;