
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Trần Thùy Linh
Quá trình hội nhập thương mại toàn cầu đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Việc buôn bán, giao thương giữa các quốc gia không còn quá khó khăn vì khoảng cách địa lý nữa. Nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa diễn ra hàng ngày hàng giờ. Hàng hóa quá cảnh đem lại những lợi ích không nhỏ cho các quốc gia được chọn làm địa điểm quá cảnh hàng hóa. Vậy hàng hóa quá cảnh là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến hàng hóa quá cảnh trong bài viết sau đây nhé!
Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa được vận chuyển từ một quốc gia sang quốc gia khác, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển này hàng hóa đó phải đi qua lãnh thổ của một quốc gia thứ ba. Hoạt động này được gọi là quá cảnh hàng hóa. Hoạt động quá cảnh hàng hóa có thể bao gồm vận chuyển, trung chuyển, lưu kho, tách hoặc gộp hàng hóa, thay đổi phương thức vận chuyển…
Toàn bộ quy trình quá cảnh hàng hóa qua một quốc gia phải tuân thủ theo các quy định của quốc gia đó về hàng hóa quá cảnh và việc quá cảnh hàng hóa.
Việt Nam nằm giữa trục hành lang Đông Tây và ngăn cách một số nước với biển Đông, vì vậy hàng hóa nhập khẩu vào những nước này đều phải quá cảnh qua lãnh thổ nước ta. Trong Luật Thương mại năm 2005, Chính phủ đã đưa ra những quy định rất chi tiết và rõ ràng về việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định, thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa là 30 ngày, bắt đầu tính từ thời điểm hàng hóa được thông quan. Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh được gia hạn, hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam, hàng hóa bị hư hỏng, mất mát hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa bị hư hỏng thì thời gian quá cảnh tối đa sẽ được điều chỉnh lại.
Hàng hóa quá cảnh nếu muốn gia hạn thêm thời gian thì chủ hàng hoặc đơn vị vận chuyển phải trình lên Bộ trưởng Bộ Công thương và được phê duyệt thì mới có thể gia hạn thêm thời gian quá cảnh.
Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh xuất hiện hư hại, mất mát, hoặc phương tiện vận chuyển bị hư hỏng tihf thời gian quá cảnh tính thêm sẽ tương đương với thời gian cần thiết để khắc phục những sự cố kể trên. Tuy nhiên, đơn vị vận chuyển hoặc chủ hàng hóa cần phải hoàn tất thủ tục và được sự chấp thuận của cơ quan hải quan thì mới đủ điều kiện gia hạn thời gian quá cảnh.
Hàng hóa quá cảnh phải được hoàn thành thủ tục thông quan tại cửa khẩu đầu tiêm và cửa khẩu cuối cùng trong quá trình nhập khẩu. Hàng hóa quá cảnh có lưu kho ở ngoài khu vực cửa khẩu hoặc hàng hóa quá cảnh được vận chuyển qua lãnh thổ đất liền thì phải được sự phê duyệt của Bộ Thương mại mới đủ điều kiện quá cảnh.
Bên cạnh đó, khi quá cảnh qua lãnh thổ đường bộ Việt Nam, hàng hóa quá cảnh chỉ được phép vận chuyển trên tuyến đường chuyên dụng theo quy định. Trong trường hợp cần thay đổi lộ trình hoặc tuyến đường vận chuyển thì cần có phê duyệt của Bộ trưởng Nộ Giao thông vận tải. Ngoài ra, hàng hóa quá cảnh chỉ được đi vào lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế theo đúng quy định.
Các hành vi như thanh toán thù lao quá cảnh bằng chính hàng hóa quá cảnh và tiêu thụ hàng quá cảnh cũng như phương tiện vận chuyển trái phép đều bị cấm.
Theo quy định của Chính phủ, chỉ những hàng hóa đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu và đã được thông quan thì mới có thể quá cảnh. Mọi hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam đều phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ Luật thương mại và những quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh, giao thông vận tải, cũng như những quy định trong các công ước mà Việt Nam đã ký kết.
Trong toàn bộ thời gian quá cảnh hàng hóa, cơ quan hải quan Việt Nam có quyền và trách nhiệm giám sát mọi hoạt động quá cảnh hàng hóa. Mặt khác, nếu hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam mà được đem đi tiêu thụ nội địa thì phải tuân thủ đúng theo các quy định của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa.
Khi hàng hóa được quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam, các bên liên quan phải tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ quá cảnh.
Trong đó, quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh và bên cung cấp dịch vụ quá cảnh được quy định như sau.
Bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa (sau đây sẽ gọi là bên thuê) có quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ quá cảnh (sau đây sẽ gọi là bên cung cấp) tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu theo đúng thời gian ghi trong hợp đồng. Đồng thời, trong suốt thời gian quá cảnh, bên cung cấp cũng phải thông báo cho bên thuê về tình trạng của hàng hóa quá cảnh ngay khi có bất kỳ sự cố nào phát sinh. Bên cung cấp cũng phải đảm bảo hạn chế khả năng xảy ra tổn thất, mất mát hàng hóa xuống mức thấp nhất có thể.
Mặt khác, bên thuê cũng phải cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết cho quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa quá cảnh. Sau khi hoàn thành hợp đồng, bên thuê cũng có nghĩa vụ thanh toán thù lao và tất cả các khoản chi phí hợp lệ khác cho bên cung cấp. Trong trường hợp có sự cố hay vấn đề gì liên quan đến hàng hóa quá cảnh, cả bên thuê và bên cung cấp đều có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xử lý dứt điểm vấn đề.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải phụ trách vận chuyển hàng hóa quá cảnh cũng cần quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển bằng cách download phần mềm quản lý vận tải và cài đặt trên máy chủ. Phần mềm quản lý vận tải 365 là một trong những lựa chọn tối ưu, cung cấp giải pháp quản lý nhất quán và chính xác nhất.
Trên đây là những quy định đối với hàng hóa quá cảnh, quy trình quá cảnh hàng hóa và việc ký kết hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Trong quá trình làm thủ tục và thực hiện việc quá cảnh hàng hóa, bên thuê dịch vụ quá cảnh và bên cung cấp dịch vụ quá cảnh có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hy vọng những kiến thức tổng hợp trong bài viết trên đây sẽ có giá trị tham khảo đối với bạn đọc.
Có thể giao hàng quốc tế hỏa tốc không?
Liệu có thể giao hàng quốc tế hỏa tốc không? Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giao hàng quốc tế là gì? Tham khảo thêm những lưu ý khi lựa chọn những đơn vị giao hàng quốc tế hỏa tốc được chia sẻ qua bài viết sau đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận