
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Ở Việt Nam, nhu cầu mua ô tô những năm gần đây ngày càng tăng cao và trở nên rầm rộ. Có người mua ô tô chỉ để phục vụ việc đi lại, phục vụ ngành vận tải, hay có người mua chỉ thể hiện đẳng cấp… Dù là lý do nào đi nữa, trong quá trình sử dụng ô tô, không thể tránh khỏi việc xe có những hỏng hóc. Và khi bạn đem xe đến gara sửa chữa ô tô thì cần ký kết một bản hợp đồng sửa chữa. Vậy hợp đồng này là gì? Có thật sự cần thiết? Trong bài viết này, timviec365.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về hợp đồng sửa chữa xe ô tô mới nhất!
Với những ai đang sở hữu cho mình một chiếc xe, không thể tránh khỏi các yếu tố bên trong hay bên ngoài tác động dẫn tới tình trạng xe ô tô hỏng hóc và cần sửa chữa. Tuy vậy, không chỉ hỏng hóc mới cần sửa chữa, bạn cũng cần bảo dưỡng định kỳ cho xe ô tô của mình thường xuyên để đảm bảo cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác.
Nhưng mức phí để bảo dưỡng và sửa chữa ô tô không phải là một chi phí nhỏ. Bên cạnh đó, nếu bạn không chú ý và sát sao những vấn đề về sửa chữa hay bảo dưỡng, bạn có thể bị đánh tráo các phụ kiện bên trong ô tô. Vì vậy hợp đồng sửa chữa xe ô tô ra đời, giúp bạn giải quyết được những nguy cơ về vấn đề an toàn cho chiếc xe của mình.
Nhiều bạn thắc mắc ngoài việc sửa chữa ô tô do hỏng hóc thì bảo dưỡng ô tô cần những hạng mục nào? Quá trình bảo dưỡng ô tô sẽ tiến hành theo định kỳ, ứng với số kilomet mà bạn đã đi được. Cụ thể, khi bạn đi được 5000km, bạn cần bảo dưỡng thay dầu, vệ sinh lọc gió điều hòa và động cơ, đồng thời kiểm tra các dầu hộp số, mực dầu thắng, nước rửa kính và nước mát. Bên cạnh đó, sau 15.000km, 30.000km, 40.000km và 100.000km quãng đường mà bạn di chuyển xe ô tô, bạn cần tiến hành bảo dưỡng các thiết bị, phụ kiện trong ô tô, ngoài ra những thiết bị đã cũ hoặc hỏng hóc như mã phanh, lọc gió, lọc điều hòa… về lâu dài bạn cần thay thế để đảm bảo ô tô có thể vận hành trơn tru, cũng như đảm bảo được an toàn.
Xem thêm: Gara ô tô là gì và những loại hình dịch vụ mà gara ô tô cung cấp?
Trước khi bạn và bên sửa chữa làm hợp đồng sửa xe, bạn cần tìm hiểu kỹ càng về gara mà bạn muốn sửa xe và đảm bảo nơi đó cần phải đảm bảo uy tín. Các thông tin trong hợp đồng cũng cần kiểm tra, đảm bảo các thông tin và điều khoản đều hợp lý, đảm bảo hợp đồng có giá trị pháp lý.
Đồng thời, bạn cần yêu cầu gara sửa chữa xe ghi đầy đủ chi tiết những hạng mục cần sửa chữa và kèm theo giá của từng hạng mục để tránh việc khi thanh toán, bên sửa chữa đội giá lên quá cao.
Một vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu tâm khác đó là thời gian sửa chữa. Bạn cần yêu cầu ghi rõ thời gian sửa chữa trong bao lâu để tránh được bên gara giam giữ xe bạn quá lâu mà vẫn không sửa được. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo hợp đồng còn có thời hạn hiệu lực và đảm bảo có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Trường hợp nơi bạn sửa xe là công ty hay doanh nghiệp thì cần ghi rõ chức vụ của người ký và đóng dấu đỏ của công ty đó.
Để tải mẫu hợp đồng sửa chữa xe ô tô mới nhất, bạn hãy tải theo mẫu dưới đây và chỉ cần sửa chữa lại các thông tin sao cho phù hợp.
Trước khi viết thông tin hai bên, trong hợp đồng cần ghi rõ ngày tháng năm và địa điểm viết hợp đồng. Sau đó, bạn cần ghi rõ thông tin của cả bạn (người sửa chữa) và bên chịu trách nhiệm sửa xe ô tô cho bạn, bao gồm: Họ tên cá nhân và tổ chức, người đại diện tham gia ký kết hợp đồng theo đúng pháp luật, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, chức vụ, số giấy ủy quyền (nếu có), chứng minh nhân dân… Tiếp đến, bạn cần ghi rõ thời hạn trong hợp đồng và ghi rõ người ghi hợp đồng.
Tiếp đến, bạn cần ghi rõ các thông tin về ô tô của mình như tên ô tô, hạng mục cần sửa, lý do cần sửa, những bộ phận cần sửa chữa và những bộ phận cần thay thế… Các hạng mục sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế cần phải kèm theo phụ lục cùng bảng báo giá chính xác và chi tiết. Bởi vậy, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, hai bên cần tìm hiểu lý do cần sửa xe, hạng mục cần sửa và chi phí sửa chữa.
Các hạng mục sửa chữa cần ghi cụ thể từng hạng mục, tên bộ phận sửa chữa và yêu cầu cần đạt khi hoàn thành. Những vật tư, phụ kiện của xe đã hỏng thì bên nào sẽ thu hồi và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cung ứng các vật tư thay thế, cũng như thời gian cung ứng… tất cả sẽ được ghi rõ ràng trong hợp đồng sửa chữa.
Sau khi đã liệt kê được những hạng mục cần sửa, hai bên cần thiết lập thời gian hoàn thành sửa chữa. Đồng thời, khi có khó khăn về vấn đề vật tư, bên sửa chữa cần phải báo lại cho chủ xe nếu cần kéo dài thời gian và tất cả cần ghi rõ trong hợp đồng.
Về giá cả, bảng giá chi tiết sẽ được đi kèm trong hợp đồng, các mức giá khác như ngày công của một thợ sửa chữa, lập bảng thống kê chi tiết đơn giá cần sử dụng cho vật tư và chi phí cho nhân công sửa chữa.
Về điều khoản nghiệm thu, trong hợp đồng cần ghi rõ cho phép chủ xe có quyền mời chuyên gia hoặc cơ quan giám định chuyên môn kiểm tra lại các thiết bị của xe. Nếu quá trình nghiệm thu nhanh chóng thì chỉ cần nghiệm thu 1 đợt, còn nếu nghiệm thu quá phức tạp thì tiến hành nghiệm thu hai lần.
Trong hợp đồng cần ghi rõ thời gian bảo hành cho ô tô, ghi rõ ngày, tháng, năm và đảm bảo nếu còn trong thời hạn bảo hành nếu vị trí vừa sửa của ô tô hỏng hóc thì bên sửa xe cần có trách nhiệm ra sao, phí bồi thường thế nào…
Số tiền và phương thức thanh toán chi phí sửa chữa, đặt cọc cùng cần ghi rõ ràng và chi tiết trong hợp đồng.
Các điều khoản nếu vi phạm hợp đồng và xảy ra các tranh chấp cũng cần được hai bên thỏa thuận rõ ràng, đảm bảo hai bên đều được hưởng quyền lợi và không bên nào chịu thiệt.
Thời gian hiệu lực của hợp đồng cần phải ghi rõ ràng, đó có thể là ngày ký hợp đồng, ngày bắt đầu sửa chữa xe ô tô hay ngày giờ cụ thể nào khác. Cuối cùng khi hoàn thiện các điều khoản trong hợp đồng, hai bên tiến hành kiểm tra các thông tin và ký kết hợp đồng.
Khi ký, hai bên cần ghi đầy đủ và rõ ràng họ tên của người chịu trách nhiệm, gồm chủ xe và người đại diện gara sửa xe. Nếu là công ty, tổ chức thì cần phải ghi rõ chức vụ, họ tên và có đóng dấu rõ ràng, đảm bảo hợp đồng có tính pháp lý.
Ngoài ra, các gara ô tô nên sử dụng các phần mềm quản lý gara ô tô, ví dụ như phần mềm quản lý gara ô tô 365, giúp bạn dễ dàng theo dõi đơn đặt hàng, soạn thảo hợp đồng sửa chữa, theo dõi khách hàng và báo cáo doanh thu hiệu quả nhất, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được các thông tin và cách thức soạn thảo hợp đồng sửa chữa xe ô tô. Khi xe bạn hỏng hóc hay đến thời hạn bảo dưỡng, bạn sẽ đem xe đến gara và yêu cầu bên gara soạn thảo hợp đồng chi tiết về các điều khoản, thông tin hai bên, giá cả, hạng mục sửa chữa, chi phí bồi thường,... rõ ràng và chi tiết. Khi hoàn thành hợp đồng, hai bên cần phải ký tên và đảm bảo hợp đồng còn thời hạn sử dụng, có hiệu lực pháp lý.
Kinh doanh gara ô tô
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh gara ô tô, vậy thì đừng bỏ qua những ý tưởng và kinh nghiệm dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm kinh doanh gara ô tô hiệu quả nhất!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận