
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phạm Dịu
KPI là một trong những công cụ hữu hiệu để theo dõi, giám sát tình hình làm việc của các nhân viên trong công ty. KPI hiểu nôm na chính là yêu cầu của công việc mà nhân viên cần hoàn thành tính theo các chỉ số. Các công ty sẽ sử dụng những phần mềm quản lý KPI để ghi lại những chỉ số này. Tùy vào công ty và vị trí của từng nhân viên sẽ có KPI khác nhau. Nếu bạn là một người đang có ý định hoặc đã làm về Digital Marketing và muốn tìm hiểu về KPI của nghề này? Vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu những thông tin về KPI Digital Marketing mà người đi làm cần biết qua bài viết dưới đây.
KPI Digital Marketing được đặt ra với từng người hoặc từng phòng ban để có thể theo dõi tình hình làm việc của cá nhân hoặc phòng ban đó mà ở đây là phòng Digital Marketing. KPI thường được cấp trên đưa ra dựa trên những yêu cầu của công ty, khả năng của từng đối tượng và số lượng người trong phòng ban. KPI thường được đặt theo những mốc thời gian nhất định như tháng, quý, năm. Các dữ liệu về KPI sẽ được các phần mềm quản lý KPI ghi lại và đánh giá theo những tiêu chí đã đề ra.
Nếu bạn hoàn thành xuất sắc hoặc vượt bậc KPI đã được đặt ra, bạn sẽ nhận được một phần thưởng KPI để khuyến khích phát huy. Ngược lại, đối với những cá nhân, tập thể không đạt chỉ tiêu đề ra sẽ bị phạt. Nếu tình trạng làm việc không hiệu quả kéo dài thì công ty sẽ cân nhắc những hình thức kỷ luật cao hơn.
Công việc của một Digital Marketer được phân ra rất nhiều dạng khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần xét những cấp bậc khác nhau của công việc khi đưa ra KPI. Tuy nhiên, ở bài viết này chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến KPI Digital Marketing ở cấp bậc trung bình dựa trên những chỉ số KPI của một chiến dịch Digital Marketing.
Quảng cáo Google Adwords là một công cụ vô cùng quen thuộc với một Digital Marketer. Trong một chiến dịch Digital Marketing việc tạo các quảng cáo cùng Google Adwords là việc nên làm. Tuy nhiên, những quảng cáo được tạo cần phải đảm bảo độ hiệu quả được đề ra đối với công ty. Độ hiệu quả của nó không gì hơn chính là số lượng click hợp lệ vào quảng cáo.
Đối với quảng cáo Google Adwords, việc người xem bấm nhầm vào một quảng cáo là không hiếm. Tuy nhiên, bằng việc chỉ tính số lần bấm quảng cáo hợp lệ, công ty có thể biết rằng quảng cáo đó đã thu hút được bao nhiêu người dùng.
Những bài viết tại một trang web cũng là một công cụ hữu hiệu để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, không phải bài viết nào cũng dễ thấy và được khách hàng click vào để đọc. Những người tìm kiếm thông tin thông thường sẽ chỉ lựa chọn những trang web đầu tiên hiện trên tìm kiếm của họ. Công việc của Digital Marketer chính là đưa những bài viết của trang web lên vị trí cao nhất trên thanh công cụ tìm kiếm. Để làm được điều đó, Digital Marketer cần đảm bảo chỉ số tối ưu hóa công cụ tìm kiếm dựa trên từ khóa hay còn gọi là SEO. Chỉ số SEO này cũng chính là KPI của digital marketer.
Bên cạnh việc tạo quảng cáo và bài viết, email marketing là một cách trực tiếp để đưa những thông tin đến từng khách hàng. Để đạt được hiệu suất mong muốn, bạn cần tìm cách để tạo được sự chú ý của khách hàng đến email của mình. Bằng không, email của bạn gửi sẽ chỉ nằm trong hộp thư hoặc bị khách hàng xóa đi mà không cần biết nội dung bên trong.
Để đo được độ hiệu quả đó, KPI Digital Marketing được đặt ra chính là số lượt email gửi đi thành công cùng với lượt mở email. Ngoài ra, nhiều công ty cũng áp dụng chỉ số những người nhấn vào link hợp lệ trong email được gửi để truy cập dự án của công ty.
Mạng xã hội là một địa điểm không thể không nhắc đến trong công việc của một Digital Marketer. Mạng xã hội càng lớn, càng phổ biến, các Digital Marketer càng dễ kết nối đến nhiều khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, với mỗi hình thức Digital Marketing khác nhau trên mạng xã hội, bạn cũng cần đáp ứng những KPI khác nhau.
Đây là những hình thức chỉ việc đăng các bài viết khác nhau trên mạng xã hội để thu hút tương tác, thu hút sự quan tâm của người đọc về sự kiện, sản phẩm hay một công ty nào đó trong bài viết. Để đo lường độ hiệu quả của cách tiếp thị này, những KPI được đưa ra thường sẽ là: số lượt comment, số lượt đọc topic, tần suất tương tác, phản hồi của người viết,...
Một trong những phương pháp được rất nhiều thương hiệu sử dụng để tăng độ nhận diện đó chính là tạo Fanpage trên Facebook. Những người quan tâm sẽ thể hiện thái độ của mình với công ty thông qua lượt follow, lượt like hay share các bài viết trên Fanpage. Việc điều hành Fanpage này hiệu quả được thể hiện qua các chỉ số KPI Digital Marketing như: tốc độ tăng của fan, mức độ tương tác trên hoạt động, lượng traffic về website của công ty từ Facebook,...
Bên cạnh Facebook, Youtube cũng là một trong số những mạng xã hội lớn nhất thế giới. Tại đây, rất nhiều video được đăng tải để thu hút sự chú ý của người xem. Các công ty lớn khác nhau trên thế giới đã và đang sử dụng Youtube như một hình thức marketing vô cùng hiệu quả. Những video được đăng lên cũng cần phải đáp ứng những chỉ số KPI nhất định để được coi là hiệu quả. Những chỉ số này có thể là lượng người đăng ký kênh của công ty, lượng người xem, lượng người tương tác like, share, comments của clip.
Xem thêm: KPI Marketing là gì? Công cụ đo lường hiệu quả trong kinh doanh
Những KPI này được đặt ra để xác định tính hiệu quả của bạn trong công việc. Nếu bạn làm rất nhiều mà vẫn không đáp ứng đủ KPI thì chính là bạn đang làm việc thiếu hiệu quả. Chính vì lẽ đó, bạn cần nắm vững những KPI Digital Marketing mà cấp trên đã đề ra để đưa ra giải pháp tăng tính hiệu quả của các chỉ số đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần trau dồi những kiến thức, kỹ năng của mình để tăng tính hiệu quả. Những bài học về tâm lý, hành vi khách hàng hay những khóa học về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và viết quảng cáo sẽ là công cụ vô cùng hữu ích cho bạn.
Nếu bạn đã làm mọi cách mà chưa thể đáp ứng được KPI đặt ra, hãy thẳng thắn nói chuyện với cấp trên về khó khăn mà bạn đang mắc phải. Những lời khuyên từ người đặt ra KPI chắc chắn sẽ giúp bạn nghĩ ra giải pháp. Còn nếu không, bạn cũng có thể hỏi ý kiến của đồng nghiệp về cách họ đáp ứng KPI Digital Marketing của họ.
Trên đây là câu trả lời cho những câu hỏi mà nhiều bạn làm Digital Marketing vẫn còn đang thắc mắc. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về KPI Digital Marketing. Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi gì, đừng ngại cho timviec365.vn biết. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời ngay trong thời gian sớm nhất.
Mẫu KPI nhân viên thiết kế
Bên cạnh việc thực hiện KPI, việc đặt ra KPI phù hợp cũng rất quan trọng, hãy cùng tìm hiểu về mẫu KPI cho nhân viên thiết kế qua bài viết sau.
Chia sẻ
Bình luận