Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

KPI truyền thông và những thông tin quan trọng cần biết

Tác giả: Nguyễn Hằng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

KPI truyền thông hiện nay đang đóng một vai trò quan trọng đối với những nhà thực hiện truyền thông, bởi có những chỉ số KPI này họ sẽ biết được mình nên làm gì và định hướng ra sao cho những chiến dịch truyền thông sắp tới. trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những thông tin quan trọng về KPI truyền thông, cùng đọc nhé!

1. Những lý do cần thiết phải đặt KPI truyền thông

“Làm truyền thông có hiệu quả hay không? Đã đạt được những gì trong chiến dịch vừa qua?” Đây là một câu hỏi dù luôn luôn sẽ xuất hiện trước - trong và sau quá trình bạn thực hiện bất cứ một chiến dịch truyền thông nào đi chăng nữa.

Vậy làm sao để có thể trả lời câu hỏi trên? 

Cũng như các công việc khác, trong truyền thông bạn cũng phải đặt ra cho mình những cột mốc đo lường để bản thân có thể biết mình sẽ đi đến đâu, cần làm gì và những gì mình đang làm liệu đã đi đúng hướng chưa. Chính bởi vậy, việc đặt ra KPI truyền thông là một trong những giải pháp giúp bạn có thể giải quyết được những vấn đề trên.

Tầm quan trọng của KPI truyền thông
Tầm quan trọng của KPI truyền thông

Hiện nay đối với sự phát triển của công nghệ số, các chiến dịch truyền thông quảng cáo đang được triển khai mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Việc đặt ra KPI sẽ nhanh chóng giúp cho nhà quản trị marketing biết được rằng chiến dịch của họ đạt được những kết quả gì, từ đó rút ra các phương pháp cải thiện chiến dịch truyền thông với những con số và kết quả cụ thể, rõ ràng.

1.1. Phương pháp đo lường KPI truyền thông truyền thống

Trong những năm trước khi công nghệ 4.0 bùng nổ, các nhà quản trị truyền thông marketing thường đo lường KPI cho một chiến dịch truyền thông đơn giản qua cách phát hành số lượng các tờ báo từ nhà sản xuất, hay số lượng báo đã được mua từ khách hàng,...từ đó xác định số lượng khách hàng đã tiếp cận được với thông điệp truyền thông. Cách đo lường này được gọi là AVL (có nghĩa là Advertising Value Equivalents), xuất hiện từ những năm 1940, cho đến nay không có sự thay đổi nhiều.

Thực tế cho thấy, cách đo lường KPI này cho truyền thông thực sự chưa được toàn diện và còn nhiều lỗ hổng.

Việc số lượng báo đã phát hành nhưng chúng không thể hiện được có thực sự bao nhiêu người đã mua những tờ báo đó, đối với những người đã mua vậy thì liệu họ có thực sự đọc được những nội dung truyền thông của những tờ báo đó hay không? Phải chăng, việc đánh giá hiệu quả truyền thông qua cách tính số lượng báo xuất bản và bán ra đang chỉ là những con số trên giấy tờ?

Phương pháp đo lường KPI truyền thông truyền thống (AVL)
Phương pháp đo lường KPI truyền thông truyền thống (AVL)

Đến năm 2024, một phiên bản khác của AVL là The Barcelona Principles of PR Measurement đã hoàn thiện hơn những lỗ hổng của cách đo lường KPI AVL. Phương pháp này đã liệt kê 7 điểm chính trong truyền thông như sau:

- Mục tiêu SMART là một trong những điểm chính của một kế hoạch truyền thông.

- Thực hiện đo lường kết quả cuối của chiến dịch truyền thông sẽ tốt là việc chỉ đầu ra của kết quả truyền thông.

- Hiệu ứng bất kỳ của chiến dịch truyền thông đều phải được đo lường

- Nên sử dụng phương pháp đo lường KPI cả về định tính và định lượng

- Nên đo lường KPI truyền thông qua tỷ lệ quảng cáo, chất lượng độ phủ và lượng tiếp cận ước tính trên social media

- Quá trình đánh giá và đo lường phải minh bạch, nhất quán và hợp lý

Các kỹ thuật đo lường từ những năm trước tuy rằng còn nhiều những lỗ hổng, thế nhưng nó chính là một trong những nền tảng quan trọng để hình thành nên các cách thức đo lường truyền thông hiện nay và chúng vẫn có những giá trị nhất định cho đến hiện tại.

The Barcelona Principles of PR Measurement
The Barcelona Principles of PR Measurement

1.2. Phương pháp đo lường KPI truyền thông hiện đại

Có thể thấy, từ quan niệm đo lường hiệu quả KPI truyền thông những năm đầu như AVL thì thế giới dần thay đổi dẫn đến các phương thức truyền thông cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn, từ đây cũng yêu cầu những chỉ số và phương thức đo lường KPI phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.

1.2.1. Phương pháp đo lường KPI truyền thông

Để có thể đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thông, cần dựa vào 3 nền tảng chính của chiến dịch đó. Từ đó, sẽ dễ dàng xác định được các công cụ đo lường KPI truyền thông hiệu quả.

Thứ nhất, Outputs: Outputs là số lượng công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện đối với một chiến dịch truyền thông như số lượng bài đã đăng trên social media mỗi tuần, tổng số thông điệp đã được công bố,...

Thứ hai, Outtakes: Đây là tất cả những kết quả của một chiến dịch truyền thông, là những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của công chúng đối với chiến dịch của doanh nghiệp đó.

Thứ ba, Outcomes: Là những hành vi của công chúng sau khi được tiếp xúc đối với chiến dịch của thương hiệu.

Phương pháp đo lường KPI truyền thông hiện đại
Phương pháp đo lường KPI truyền thông hiện đại

Từ 3 nền tảng chính trên, bạn có thể sử dụng các phương pháp đo lường như:

- Phương pháp tương đương giá trị quảng cáo (AVE): AVE = Kích thước của bài truyền thông x Đơn giá quảng cáo của cơ quan báo chí.

- Nguyên tắc Barcelona trong đánh giá kết quả truyền thông

- Khung đánh giá tích hợp của AMEC trong đo lường hiệu quả truyền thông

1.2.2. Những chỉ số KPI truyền thông quan trọng

Trong một thế giới dữ liệu khổng lồ, việc xác định được những chỉ số nào là quan trọng đối với chiến dịch truyền thông của mình sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng và tăng hiệu quả truyền thông. Một số chỉ số KPI quan trọng như:

- Brand mentions (Tổng lượng đề cập): brand mentions sẽ cho biết số lần tên thương hiệu, hashtag hoặc bất cứ từ nào khác mà bạn theo dõi trong quá trình thực hiện chiến dịch, đã được đề cập tới trong một khung giờ cố định.

- Sentiment (Sắc thái đề cập): đây là một trong những chỉ số KPI cho biết chính xác những sắc thái và cảm xúc của công chúng đối với thương hiệu hoặc chiến dịch truyền thông của. 

Đối với chỉ số này, nếu sắc thái của công chúng đối với thương hiệu hoặc chiến dịch truyền thông của bạn có những dấu hiệu tích cực thì có nghĩa bạn đang làm rất thành công chiến dịch truyền thông của mình.

Trong trường hợp tình hình bắt đầu đổi chiều và cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu trở nên tiêu cực, có khả năng cao thương hiệu của anh/chị sẽ đối diện với nguy cơ khủng hoảng, trừ khi có biện pháp giải quyết tình thế và làm dịu lòng công chúng ngay lập tức.

Những chỉ số KPI quan trọng trong truyền thông
Những chỉ số KPI quan trọng trong truyền thông

- Engagement (Tương tác): Việc công chúng tương tác hoặc không tương tác với chiến dịch truyền thông của bạn cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần phải chú ý. Nếu công chúng tác cao theo chiều hướng tích cực có nghĩa là chiến dịch đang thu hút được sự chú ý, nếu công chúng không tương tác có nghĩa chiến dịch đang chưa thực sự hiệu quả và gây lãng phí các nguồn lực.

- Social media reach (Tổng lượng tiếp cận): Tổng lượng tiếp cận sẽ cho biết bạn có những chiến dịch nào thu hút được công chúng và số lượng tiếp cận là bao nhiêu.

- Share of voice (Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng của thương hiệu/chiến dịch truyền thông)

- Website traffic (Lưu lượng truy cập website)

- Các chỉ số về email

Xem thêm: KPI Digital Marketing chuẩn nhất

2. Một số công cụ đo lường KPI truyền thông

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có một số công ty chuyên cung cấp các công cụ hỗ trợ đo lường KPI truyền thông và phần mềm quản lý KPI khá hiệu quả, bạn có thể tham khảo qua như:

+ cMetric

+ SEMrush: 

+ Google Analytics

Ngoài những công cụ và phần mềm quản lý KPI trên, bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn những công cụ phù hợp với các chiến dịch truyền thông và ngân sách của công ty mình.

Một số công cụ đo lường KPI quan trọng trong truyền thông
Một số công cụ đo lường KPI quan trọng trong truyền thông

Trên đây là một số thông tin về KPI truyền thông, hy vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Để biết thêm các thông tin khác, bạn có thể truy cập timviec365.vn để theo dõi thêm nhiều bài đọc hay nhé

KPI marketing là gì

Bạn đang tìm kiếm các cách đo lường KPI marketing? Click ngay đường link bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!

KPI marketing là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;