Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024
Lean Manufacturing – một trong những phương pháp về quản trị hiện đại khá phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay. Vậy hiểu cụ thể về khái niệm Lean Manufacturing là gì? Lợi ích của Lean Manufacturing đối với doanh nghiệp như thế nào? Nguyên tắc thực hiện ra sao? Hãy cùng timviec365.vn khám phá những điều thú vị nhất liên quan đến Lean Manufacturing qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Lean Manufacturing dịch ra trong tiếng Việt có nghĩa là sản xuất tinh gọn – đây là một phương pháp về quản trị doanh nghiệp hiện đại, góp phần tinh gọn hóa quá trình sản xuất, đồng thời giảm bớt những lãng phí không đáng có trong kế hoạch sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả và nguồn doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Theo đó, bất kỳ sự thay đổi nào của Lean Manufacturing cũng có thể khiến cho quá trình sản xuất bị gián đoạn nếu như chưa thực hiện đúng theo nguyên tắc của nó. Hơn nữa, phương pháp Lean Manufacturing có thể sẽ không phù hợp đối với chiến lược hoạt động của một số doanh nghiệp. Do đó, các nhà lãnh đạo cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ về phương pháp này trước khi đưa vào quản trị doanh nghiệp của mình.
Thuật ngữ Lean Manufacturing – sản xuất tinh gọn được ra đời và xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 và được sử dụng dụng với tên gọi hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, cải tiến các quy trình trong kinh doanh. Cụ thể, nó bao gồm những cấp độ khác nhau đó là:
+ Sản xuất tinh giản - Lean Manufacturing
+ Doanh nghiệp tinh gọn – Lean Enterprise
+ Tư duy tinh gọn – Lean Thinking
Và sau sự thành công lớn của Công ty Toyota nhờ áp dụng phương pháp Lean Manufacturing thì hiện nay, phương pháp này đã được ứng dụng một cách rộng rãi cho rất nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thế giới.
Xem thêm: Tiêu chuẩn CE là gì? Những điều thú vị về tiêu chuẩn CE và dấu CE
Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất tại Hà Nội
Phương pháp Lean Manufacturing ra đời nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhưng hạn chế được tối đa những quy trình sản xuất cũng như tiết kiệm được nhiều khoản chi phí khác nhau. Cụ thể đó là:
- Giảm thiểu về thời gian trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là giúp cải thiện một cách tối đa về chu kỳ sản xuất, giảm bớt thời gian thực hiện công việc trong quy trình sản xuất, thời gian giữa các công đoạn, chuyển đổi mẫu mã,... cho các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra tại các nhà máy của doanh nghiệp. Thời gian khi được giảm xuống mà vẫn đạt tiêu chuẩn sẽ khiến sản phẩm của doanh nghiệp được tung ra nhanh hơn, chiếm lĩnh ưu thế.
- Lean Manufacturing được áp dụng với mục tiêu là cải thiện về cách để bố trí cho các nhà máy sản xuất bằng cách sắp xếp quá trình lưu trữ hay vận chuyển các nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất.
- Việc sản xuất tinh gọn cũng nhằm giảm bớt được khá nhiều nguồn lực cho quá trình kiểm tra về chất lượng của các sản phẩm doanh nghiệp. Tuy nhiên để tránh khỏi các trường hợp phát sinh rủi ro xảy đến bất ngờ trong quá trình sản xuất, các nhà quản lý vẫn phải thường xuyên kiểm soát quá trình thống kê.
- Việc áp dụng Lean Manufacturing thúc đẩy cho các mối quan hệ trong quá trình sản xuất được diễn ra gần gũi, thống nhất chặt chẽ với nhau hơn, đặc biệt là quan hệ với các nhà cung cấp, từ đó mang đến chất lượng các sản phẩm, nguyên vật liệu được đảm bảo và tăng sự uy tín, tin cậy hơn. Thông qua đó thì số lượng tồn kho cũng sẽ giảm đi đáng kể.
- Lean Manufacturing cũng được áp dụng để các nhà máy sản xuất trong doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin với khách hàng, nhà cung cấp thông qua hình thức điện tử hiện đại.
- Sản xuất tinh gọn với mục tiêu hợp lý hóa về tổng thể các sản phẩm được sản xuất, từ đó có thể loại bỏ được các sản phẩm biến thể và mang ít giá trị đến cho khách hàng.
- Việc thiết kế, tạo ra các sản phẩm sẽ có thể được thực hiện với ít thành phần và được áp dụng phổ biến hơn.
- Ngoài ra, Lean Manufacturing còn có mục tiêu là thiết kế những sản phẩm, tạo ra những dịch vụ theo yêu cầu từ khách hàng dựa trên các bộ phận (gọi là ETO), các module đã được chuẩn hóa.
Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh
Việc áp dụng quản trị theo phương pháp Lean Manufacturing trong doanh nghiệp mang đến rất nhiều lợi ích lớn giúp đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển cho các doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Lean Manufacturing giúp cải thiện về năng suất, chất lượng sản phẩm bởi phương pháp này sẽ giúp giảm bớt về các vấn đề như tình trạng phế phẩm hay những lãng phí trong quá trình sản xuất, từ đó hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng được nâng cao, tăng năng suất lao động, giảm bớt thời gian chờ đợi cho việc vận chuyển máy móc, nguyên – vật liệu,... Nếu bạn đã có quy trình công nghệ tốt thì nên sử dụng đúng cách để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Theo đó, mỗi nhân viên khi tham gia vào quá trình sản xuất đều sẽ phải có tư duy, nhận thức một cách rõ ràng, chính xác nhất về các vấn đề liên quan đến giá trị sản phẩm, các hoạt động nhằm gia tăng về giá trị đối với khách hàng. Qua đó sẽ làm việc tích cực hơn, mang đến hiệu quả công việc tốt hơn.
- Lean Manufacturing giúp cho các doanh nghiệp có thể rút ngắn về thời gian thực hiện các công việc trong quy trình sản xuất bởi nó có thể hợp lý hóa được những quy trình đó, giảm bớt những hoạt động không mang lại giá trị cho sản phẩm, rút ngắn được thời gian chuẩn bị cho các công đoạn sản xuất và thời gian để chuyển đổi của các quá trình đó.
- Việc áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm được những lãng phí về hữu hình và vô hình như là mức độ tồn kho quá nhiều và quá mức cần thiết bao gồm cả những sản phẩm đang được thực hiện dang dở và các sản phẩm đã được hoàn thành.
- Phương pháp Lean Manufacturing cũng giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao được các hiệu quả về sử dụng mặt bằng cũng như các thiết bị sản xuất trong nhà máy, từ đó duy trì về năng suất của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, Lean Manufacturing cũng giúp quá trình sản xuất có thể tăng được khả năng ứng phó đối với các vấn đề, sự cố xảy ra một cách linh hoạt, nhạy bén hơn, giảm bớt những áp lực xảy ra đối với nguồn lực đầu vào. Đồng thời, cải thiện được về vấn đề thời gian sản xuất, thời gian thực hiện các chu trình trong nhà máy.
Xem thêm: FMS là gì? Khám phá đặc điểm của FMS - Hệ thống sản xuất linh hoạt
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đều đang áp dụng theo phương pháp Lean Manufacturing để quản trị các hoạt động của doanh nghiệp mình, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ hay các cơ quan về y tế, nhà nước. Một số nơi mặc dù không áp dụng trực tiếp phương pháp này nhưng trong quá trình sản xuất vẫn có những biện pháp để giảm thiểu về vấn đề lãng phí trong sản xuất.
Và dù áp dụng phương pháp này như thế nào, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là có thể thực hiện các quy trình sản xuất với số lượng nhân công ít hơn, tiết kiệm về thời gian, không gian cùng với các chi phí cho nguyên vật liệu để sản xuất,... Vậy cụ thể, các doanh nghiệp thực hiện phương pháp Lean Manufacturing này theo nguyên tắc nào?
- Thực hiện xác định về các giá trị cụ thể đối với các khách hàng tiềm năng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ cần phải xác định được về yêu cầu của khách hàng đưa ra cùng các thỏa thuận, điều khoản hợp đồng chi tiết.
- Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ cần phải vạch ra các sơ đồ của chuỗi các giá trị đó như thế nào. Nó bao gồm có phác họa ra sơ đồ của chuỗi các giá trị, thực hiện phân tích các dòng chảy của quá trình đó và cuối cùng là đo lường về kết quả đạt được.
- Sau đó, doanh nghiệp sẽ phải nhận biết đồng thời loại bỏ đi những gì lãng phí, không cần thiết đối với quá trình sản xuất của nhà máy. Trong đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện triển khai những hoạt động khác như là phân tích về các yếu tố gây lãng phí đó, các yếu tố về nhân quả, quá trình thực hành 5S, quá trình tự bảo trì,...
- Nguyên tắc tiếp theo đó là doanh nghiệp cần phải tạo ra được các dòng chảy của công việc cần thực hiện, quá trình thực hành các dòng chảy đó như thế nào đối với một sản phẩm. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa các sự cố, lỗi sai có thể xảy ra và khắc phục kịp thời. Thiết bị poka yoke của người Nhật giúp ngăn ngừa lỗi trước khi chúng xảy ra hoặc làm cho chúng hiện hữu để các nhân viên sửa chữa kịp.
- Cuối cùng đó là phải hoàn thiện được phương pháp và duy trì một cách ổn định các hoạt động như là thủ tục vận hành một cách chuẩn chỉnh nhất, đưa ra các kế hoạch kiểm soát hay ứng dụng các kỹ thuật để tiến hành thống kê, kiểm soát quá trình thực hiện sản xuất,...
Có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công và đạt được những thành tựu lớn nhờ áp dụng phương pháp Lean Manufacturing vào quá trình quản trị, vận hành doanh nghiệp của mình. Và để các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy cùng theo dõi một số ví dụ về các doanh nghiệp, nhà máy nổi tiếng ứng dụng Lean Manufacturing nhé.
Nike được biết đến là một tập đoàn đa quốc gia vô cùng nổi tiếng của Mỹ hoạt động ở các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về quần áo, giày dép, phụ kiện,... về thể thao. Trong quá trình phát triển của mình, Nike đã áp dụng rất nhiều chiến lược nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh doanh, một trong số đó phải kể đến chính là phương pháp Lean Manufacturing.
Cụ thể, tập đoàn đã sử dụng rất nhiều các cơ sở gia công không chỉ tại Mỹ mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới. Theo đó, toàn bộ những công đoạn trong quá trình sản xuất của tập đoàn đều được diễn ra tại các nhà máy và có sự kiểm soát, chỉ đạo của các nhóm nhân viên đến từ tập đoàn. Hiểu đơn giản thì thực tế Nike chỉ tham gia vào việc nghiên cứu và tạo ra các mẫu thiết kế, các sản phẩm và quảng bá cho các sản phẩm đó mà không trực tiếp tham gia vào các công đoạn bởi công ty không có thế mạnh về việc đó. Toàn bộ những công việc đó đều sẽ được triển khai và thực hiện thông qua đội ngũ gia công được thuê từ các quốc gia với chi phí không quá cao. Thông qua phương pháp này, Nike có thể tập trung được tối đa nguồn lực dành cho các thế mạnh của mình là thiết kế và quảng bá sản phẩm, các hoạt động kinh doanh mặt hàng, sản phẩm của mình tốt hơn.
Và đến nay, tập đoàn Nike đã và đang thực hiện rất tốt phương pháp quản trị sản xuất tinh gọn với mục tiêu là tinh gọn hóa về quá trình sản xuất, có thể giảm bớt được rất nhiều các yếu tố gây lãng phí cho doanh nghiệp, từ đó giúp tăng hiệu quả và doanh thu trong quá trình hoạt động. Cụ thể, tập đoàn đã có thể giảm bớt được các chất thải từ quá trình sản xuất, đổi mới được những sản phẩm và có thể tập trung tối đa vào thực hiện, phát triển các phương pháp sản xuất mới, hiện đại và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, áp dụng phương pháp này cũng giúp cho tập đoàn có thể đào tạo được đội ngũ nhân viên có khả năng tiếp cận, áp dụng tiên tiến kỹ thuật hiện đại và phức tạp vào công việc trong tập đoàn. Tất cả đều phải dựa vào kế hoạch sản xuất tổng thể (MPS).
Kết quả đạt được đến thời điểm hiện tại sau quá trình áp dụng phương pháp Lean Manufacturing đối với tập đoàn Nike đó là đã đưa được 85% về nhãn hiệu giày dép cùng với 76% về thương hiệu may mặc vào chiến lược sản xuất tinh gọn này. Và chính điều đó đã giúp cho tập đoàn cùng các thương hiệu, nhãn hiệu về Nike trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Một trong số những tập đoàn cũng đạt được thành công vang dội nhờ phương pháp Lean Manufacturing đó chính là Toyota. Theo đó, nhờ vào việc thực hiện đúng các nguyên tắc đặt ra của phương pháp này, đồng thời không ngừng tìm kiếm và loại bỏ được những nguồn lực, yếu tố gây lãng phí mà vào thời điểm những năm 80, khi nền kinh tế công nghiệp tại Mỹ đang có nhiều chuyển biến xấu và bị tụt hậu thì tập đoàn Toyota – một thương hiệu về xe hơi của Nhật lại nổi lên, làm mưa làm gió trên thị trường thế giới.
Toyota ở thời điểm đó đã mang về được nguồn doanh thu vô cùng khủng khi có thể bán ra thị trường số lương xe tăng 9 – 10% mỗi năm, theo đó, chất lượng của các dòng xe lại liên tục được đầu tư, cải tiến qua từng thời kỳ. Và sau hơn 2 thập kỷ hoạt động, phát triển, tập đoàn vẫn luôn áp dụng theo phương pháp Lean Manufacturing. Đây có thể được xem như một chuẩn mực sản xuất, kinh doanh để nhiều doanh nghiệp khác có thể học tập và thực hiện theo.
Qua bài viết trên đây thì khái niệm về Lean Manufacturing là gì, chắc hẳn các bạn đã hiểu và nắm rõ rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin mà timviec365.vn đã chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm việc và các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp, chiến lược phù hợp, mang đến hiệu quả và lợi nhuận cao.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc