
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phạm Diệp
MBO là một trong những phương pháp quản trị được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy MBO là gì, bạn hiểu chưa? Cơ chế hoạt động của MBO là gì? Đâu là những giá trị thực mà mô hình này đem đến cho doanh nghiệp? Tìm hiểu câu trả lời ngay tại bài viết dưới đây nhé.
MBO là ký hiệu viết tắt chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh “Management by Objectives”, nó có nghĩa là mô hình quản trị theo mục tiêu. Cơ chế hoạt động của MBO sẽ theo một quy trình thống nhất chung như sau: đầu tiên nó sẽ bắt đầu bằng việc xác định được những mục tiêu cần đạt được của quản lý cấp cao nhất là gì, sau đó mới bắt đầu xác định mục tiêu của bộ phận các cấp thấp hơn và trong một khung thời hạn ngắ hơn. MOB thực hiện việc Quản lý toàn bộ công việc dựa trên các căn cứ của việc đo lường mục tiêu của từng bộ phận, cũng như căn cứ vào chính những kế hoạch công việc đã được đề ra để thực hiện mục tiêu đó.
MBO (Management by Objectives) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 trong quyển sách Thực Hành Quản Trị của Peter Drucker, nó được xem như một cách mà các nhà quản trị dùng để tiếp cận và làm quen với công việc hoạch định của mình. Chính từ đây, nhiều chương trình mang chủ đề tương tự cũng được hình thành và phát triển mang tính lan rộng ra với nhiều tên gọi khác nhau như: Management by results (Quản trị theo kết quả), Goals management (Quản trị mục tiêu), Work planning and review (Kiểm soát và hoạch định công việc), Goals and controls (Mục tiêu và kiểm tra),… và nhiều những tên gọi khác nữa. Mặc dù được xuất hiện dưới nhiều những tên gọi khác nhau, nhưng về cách xây dựng nội dung, cũng như chủ đề của các chương trình này đều có bản chất và mang phong vị giống nhau.
Với những đóng góp to lớn, đem đến nhiều lợi ích đáng kể trong cồn tác quản trị, MBO (quản trị theo mục tiêu) không chỉ giúp các tổ chức kinh doanh có thể dễ dàng hơn trong việc hiện thực hóa các công tác quản lý điều hành của mình. Điều này cũng được chứng minh, khi MBO đang là một trong những mô hình quản trị được các đơn vị doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức cá nhân áp dụng trong các công tác quản trị của mình phổ biến nhất hiện nay
MBO (quản trị theo mục tiêu), là phương pháp được tạo ra bởi một sự cởi mở trong đánh giá chung, trong đó xu hướng chủ yếu của phương pháp này chính là hướng tới sự tự giác nhiều hơn cho các bộ phận nhân viên. Trình tự thực hiện của MBO có thể dựa trên một quy trình chuẩn như sau:
Bên cạnh những ưu điêmt mang lại thì mô hình quản trị mục tiêu MBO cũng đem lại một số những nhược điểm như:
Nếu như MBO (Management by Objectives) được hiểu là mô hình quản trị mục tiêu, và hoàn toàn thích hợp khi được áp dụng cho những phân đoạn quản lý cấp cao, hay với những công đoạn trong công việc khó kiểm soát được quá trình thực hiện. Thì bản chất của MBO lại gần như đối lập hoàn toàn với MBP.
MBP là viết tắt chữ cái đầu của cụm từ Management By Process, nó có nghĩa là quản trị theo quy trình. Bản chất của MBP là việc thực hiện quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và tuân theo những quy định kỹ lưỡng trước đó. Nói một các cụ thể hơn thì MBP chính là là nền tảng của các hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Việc làm nhân viên quản lý chất lượng
Việc thực hiện các công tác quản lý theo phương pháp MBO giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra được những mục tiêu rõ ràng, đi đúng các phương hướng phát triển thực tế và có thể kèm theo đó là các hành động hướng tới kết quả. MBO (quản trị theo mục tiêu) thúc đẩy bộ phận lãnh đạo hướng đến các suy nghĩ về kết quả hơn là việc sẽ hành động như thế nào, từ đó dễ dàng khuyến khích các bộ phận nhân viên chủ động tư duy, thiết lập được mục tiêu cụ thể thay vì quá phụ thuộc vào linh cảm hay phỏng đoán thông thường. Các MBO khi được đặt ra cần được đảm bảo được tính chính xác nhất định cũng như việc đã xây dựng được các phương hướng đo lường trước cho mục tiêu đó cũng như đặt ra thời gian để ràng buộc.
MBO (quản trị theo mục tiêu) giúp doanh nghiệp dễ dàng làm rõ được từng cấu trúc cụ thể của mục tiêu, cũng như cách điều hướng mục tiêu từ mang tính chất cá nhân chuyên sang theo hướng mục tiêu chung. Bởi thể đế có thể xây dựng và xác định được một mục tiêu mang tính hiệu quả cao thì bản thân mỗi cá nhân cần phải nhìn nhận được một cách rõ nhất về các vai trò và trách nhiệm của bản thân trong bộ máy hoạt động của tổ chức cũng như từ đó có thể dễ dàng thúc đẩy hơn trong cách nhìn của bộ phận quản lý, hay như dễ dàng liên kết giữa các bộ phận khác nhau xuyên suốt tổ chức, qua đó dễ dàng nâng cao được tính cộng tác giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.
Để thiết lập được một phướng hướng quản trị theo mục tiêu cụ thể, cũng như việc đánh giá hiệu suất làm việc, doanh nghiệp cần phải có sự tham gia của tất các các bộ phận cấp dưới, điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi đến được một mục tiêu chung mà đó còn là sự cam kết đồng thuận giửa các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Các hoạt động vận hành trong bộ máy cũng vì thế mà trở lên trơn tru hơn khiến các thành viên trong doanh nghiệp hài lòng, tạo động lực làm việc và trung thành với doanh nghiệp, và đưa đến nhiều những giá trị thành công khác nhau.
Quy trình quản trị MBO giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá và kiểm định được một cách rõ ràng nhất về các định lượng của mỗi người dựa trên những định hướng về kết quả công việc. Thông qua MBO, các doanh nghiệp cũng vì thế mà dễ dàng hơn trong việc tạo ra được tính công bằng, khi mọi sự đánh giá đều được dựa trên những kết quả thực tế, khách quan, không cảm tính. Cần phải hiểu rõ rằng MBO không phải là phương pháp lên án hay phê phán những mục tiêu thất bại hay còn nhiều tồn đọng trước đó, mà nó còn giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận được một thực tế rõ ràng nhất về cơ cấu vận hành bộ máy của mình. Ngoài ra, một trong những đóng góp lớn của MOB đó là có thể đặt được các nhân viên vào trong chính quá trình đánh giá năng lực của bản thân và nhìn nhận được một cách thực tế nhất những đóng góp của mình vào kết quả đem lại cho doanh nghiệp.
MBO (quản trị theo mục tiêu) thúc đẩy quá trình phát triển và tự học hỏi cho cả bộ phận quản lý và nhân viên. Trong suốt quá trình áp dụng phương pháp này, các nhà quản trị sẽ dễ dàng học hỏi được kinh nghiệm và đổi mới, từ đó dễ dành khuyến khích được các bộ phận nhân viên tích cức sáng kiến và phát triển đươc các khả năng điều hành quản trị của mình.
MBO tạo cho doanh nghiệp nhận ra được những khuyết điểm còn tồn đọng trong cơ cấu của tổ chức, từ đó nhận ra được những điều cần phải thay đổi
Nói một cách khác dễ hiểu hơn, thì quy trình quản trị của MBO giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện được từng năng lực của tổ chức, và dễ dàng đối phó được với những thay đổi theo môi trường.
Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “MBO là gì” hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một câu trả tổng quan nhất về chủ đề này cũng như các vấn đề xung quanh khác. Cảm ơn vì đã luôn đồng hành và theo dõi bài viết của chúng mình nhé. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận