Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 06 năm 2024
“Performance appraisal” là thuật ngữ đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nhất là trong các doanh nghiệp. Vậy performance appraisal là gì? Vai trò và phương pháp đánh giá performance appraisal của nhân viên trong các doanh nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Timviec365.vn sẽ giúp bạn lý giải toàn bộ những thắc mắc trên!
“Performance appraisal” được hiểu chính là một quy trình để đánh giá về hiệu suất làm việc của các nhân viên trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Đây là một hệ thống chặt chẽ, trong đó bao gồm việc đánh giá về phẩm chất và năng lực thực sự của các nhân viên và sẽ được giám sát kỹ lưỡng, chống lại những tiêu chuẩn đã được xác định trước đó.
Đánh giá hiệu suất thực hiện công việc là một khâu trong quá trình quản lý con người, quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Người thực hiện đánh giá sẽ là nhà quản lý của từng bộ phận như trưởng phòng, phó phòng, giám đốc - CEO, phó giám đốc... Đánh giá hiệu suất làm việc nhằm tìm hiểu mức độ hoàn thành công việc của mỗi cá nhân trong mối tương quan với hiệu suất trung bình của nhóm, của phòng hay của toàn doanh nghiệp.
Performance appraisal là khâu không thể thiếu trong quá trình quản trị chất lượng nói riêng và quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu suất giúp nhà quản lý nhận ra những điểm mạnh, điểm còn hạn chế về nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là về con người. Từ đó, nhà quản lý có thể xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp, hiệu quả để cải thiện năng suất chất lượng. Performance appraisal cần thực hiện liên tục và định kỳ mỗi quỹ, mỗi năm. PDCA - plan - do - check - action - là một công cụ hiệu quả hỗ trợ nhà quản trị trong việc xây dựng và nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp.
Cụ thể với performance appraisal, những yếu tố có thể đánh giá là:
- Những kiến thức liên quan đến công việc
- Yếu tố về chất lượng cũng như số lượng đầu ra
- Đánh giá về thái độ làm việc của nhân viên
- Đánh giá về khả năng quản lý, lãnh đạo
- Giám sát và đánh giá về việc tham dự, đàm phán hay những kỹ năng cần thiết đối với các nhân viên
- Ngoài ra, performance appraisal cũng đánh giá về sức khỏe hay các sáng kiến của nhân viên đóng góp cho doanh nghiệp
Như vậy, performance appraisal được các doanh nghiệp áp dụng để có thể đánh giá được năng lực và trình độ của các nhân viên ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đó chính là cơ sở, tiêu chí để đánh giá được những đóng góp mà đội ngũ nhân viên đã cống hiến cho doanh nghiệp, cũng là động lực giúp nhân viên có thể phát triển hơn, đem lại lợi ích ngày càng lớn cho doanh nghiệp.
Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh
Nếu như phân tích công việc là hoạt động thiết lập những việc cụ thể mà nhân viên cần làm ở một vị trí nào đó thì performance appraisal lại là đánh giá những công việc mà nhân viên đã thực hiện, cũng có thể chưa thực hiện. Việc giám sát và đánh giá này sẽ dựa theo khối lượng và các tiêu chuẩn về công việc đã được giao ban đầu, từ đó thấy được hiệu suất làm việc như thế nào.
Performance appraisal được xem là khâu quan trọng cuối cùng để có thể đánh giá về năng lực, hiệu suất của các nhân viên trong doanh nghiệp. Và để làm được điều đó thì bước đầu tiên chính là cần phân tích các đầu công việc. Tại phần này, sẽ là sự mô tả một cách rõ ràng nhất về công việc cần làm. Ở giai đoạn này yêu cầu toàn bộ các công việc cần phải được sắp xếp một cách phù hợp nhất tùy theo mức độ. Bước cuối cùng chính là performance appraisal và bản đánh giá năng lực, trình độ của nhân viên có thể là mạnh hay yếu hay không phù hợp và có biện pháp để điều chỉnh hợp lý. Do đó, performance appraisal và phân tích công việc có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong hoạt động của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh được những hoạt động phù hợp và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển trong các hoạt động kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn nữa.
Việc làm chuyên viên phân tích
Performance appraisal được xây dựng và đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay, cụ thể chính là:
- Performance appraisal giúp thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp dựa trên cơ sở về hiệu suất và năng lực của mỗi người.
- Performance appraisal giúp cho việc xác định những yêu cầu về vấn đề đào tạo và phát triển của các nhân viên trong doanh nghiệp.
- Bảng đánh giá hiệu suất công việc còn giúp cung cấp và xác nhận cho các nhân viên làm việc theo hợp đồng thử việc và sau khi hoàn thành thời gian đó để trở thành nhân viên chính thức.
- Performance appraisal cũng tạo điều kiện để nhân viên có thể giao tiếp và trao đổi được với cấp trên của mình và ngược lại, cấp trên cũng sẽ lắng nghe được ý kiến từ các nhân viên và từ đó cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách phù hợp hơn.
- Bên cạnh đó, performance appraisal cũng giúp cho các nhân viên có thể hiểu được vị trí việc làm của họ như thế nào cũng như hiệu suất công việc ra sao để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Để có thể xây dựng được một performance appraisal hiệu quả, cần thực hiện theo quy trình cụ thể sau:
- Bước đầu tiên chính là xây dựng nên một mẫu bảng đánh giá chuẩn theo quy định và yêu cầu của từng doanh nghiệp với những tiêu chí khác nhau.
- Xác định chính xác các chỉ số về hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp để có thể đưa ra được những kết quả chuẩn chỉnh nhất.
- Đưa ra những quy định về cách thức để có thể nghiệm thu kết quả làm việc cho các nhân viên trong doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
- Sau khi đã đưa ra quy định về các tiêu chuẩn và cách để đánh giá hiệu suất thì sẽ tiến hành ban hành, thông báo nội dung về các chính sách đó đến với đội ngũ nhân viên để họ nắm được và làm việc một cách hiệu quả cũng như phấn đấu thi đua trong quá trình làm việc.
- Bước cuối cùng chính là lên lịch để đánh giá đội ngũ nhân viên theo hiệu suất công việc của họ.
Trên đây chính là quy trình để xây dựng nên một performance appraisal theo tiêu chuẩn và thường được áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi bước trong quy trình đều đóng một vai trò riêng và không thể thiếu trong việc tạo ra một bản đánh giá hiệu suất của nhân viên, giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực to lớn để phát triển doanh nghiệp.
Để có thể đánh giá performance appraisal của nhân viên một cách hiệu quả nhất, hiện nay có 2 phương pháp phổ biến được áp dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp chính là:
- Phương pháp định hướng quá khứ – tức là dựa trên cơ sở, tiêu chí hay hành động trong việc đánh giá như:
+ Đánh giá theo thang điểm
+ Đánh giá theo danh sách kiểm tra
+ Đánh giá theo sự lựa chọn bắt buộc
+ Đánh giá theo việc phân phối cưỡng bức
+ Đánh giá theo mức độ của các sự cố nghiêm trọng xảy ra
+ Đánh giá dựa vào kết quả kiểm tra hiệu suất và hoạt động quan sát
+ Đánh giá qua việc giám sát hiện trường
+ Đánh giá thông qua các hồ sơ bí mật
+ Đánh giá qua các phương pháp tiểu luận, so sánh, kế toán chi phí,...
+ Đánh giá thông qua thang đánh giá dựa trên việc xếp hạng hành vi của các hoạt động
- Phương pháp định hướng tương lai – tức là đánh giá hiệu suất công việc dựa trên những kết quả từ hiện tại, đó là:
+ Đánh giá qua việc thẩm định tâm lý
+ Thông qua các trung tâm đánh giá hiệu suất công việc
+ Đánh giá thông qua các phản hồi 360 độ, 720 độ
+ Đánh giá theo việc quản lý các mục tiêu
Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội
Như vậy, performance appraisal là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về performance appraisal là gì cũng như những vấn đề liên quan đến performance appraisal. Từ đó, có thể đưa ra những phương pháp phù hợp để xây dựng performance appraisal hiệu quả cho đội ngũ nhân viên, làm động lực để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc