Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mô tả công việc chuyên viên điều hành chuyến bay chi tiết nhất

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Ngành hàng không có rất nhiều các vị trí ứng tuyển dành cho các bạn trẻ năng động. Không chỉ là những vị trí quen thuộc như cơ trưởng, tiếp viên hàng không, nhân viên mặt đất mà còn có vị trí vô cùng hấp dẫn và thú vị là chuyên viên điều hành chuyến bay. Vậy mô tả công việc chuyên viên điều hành chuyến bay là như thế nào bạn đã biết chưa nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này ngay nào!

1. Chuyên viên điều hành chuyến bay là ai?

Bạn đã bao giờ trông thấy một chuyên viên điều hành chuyến bay tại các sân bay chưa? Nơi chính xác mà họ thường túc trực làm việc và công việc cụ thể của họ là gì nhỉ? Họ là ai?

Họ là ai?
Họ là ai?

Nghề nghiệp chuyên viên điều hành chuyến bay tuy không phổ biến như phi công hay tiếp viên hàng không mỗi khi có người nhắc tới nghề nghiệp ngành hàng không nhưng ngành nghề này cũng có mức thu nhập rất cao và vai trò của những người làm công việc này cũng quan trọng bậc nhất trong các chuyến bay.

Họ là những người đảm bảo cho sự an toàn tuyệt đối của mỗi chuyến bay. Cũng giống như phương tiện đường bộ làm cách nào  để không bị rối loạn cũng như để phân luồng cho các xe lưu thông một cách khoa học thì chúng ta đã có hệ thống đèn tín hiệu giao thông cũng như có cảnh sát giao thông đường bộ.

Thì trong đường hàng không, các chuyên viên điều hành chuyến bay cũng là người điều khiển là phân làn cho rất nhiều máy bay trong cùng một lúc, những máy bay trong cùng một phạm vi vùng trời và điều phối những máy bay đáp xuống mặt đất với thời gian không trùng khớp nhau, đảm bảo cho sự an toàn tuyệt đối của tất cả máy bay.

Họ làm những gì?
Họ làm những gì?

Những chuyên viên điều hành chuyến bay là người sẽ tham gia trực tiếp theo dõi những đường bay của các chuyến bay, hướng dẫn phi công điều khiển máy bay di chuyển trên đường của sân bay ở trong phạm vi của những vùng bay, chịu hoàn toàn trách nhiệm ngăn chặn việc va đụng giữa các máy bay với nhau, trong các trường hợp xấu như tai nạn thì cần phải phối hợp các cơ quan tổ chức có liên quan để tìm kiếm và viện trợ cứu nạn nếu như có phát sinh trong những đường bay bị đi lệch.

Những chuyên viên điều hành chuyến bay hay còn gọi là những “nhân viên kiểm soát không lưu” làm việc liên tục ở các tháp điều khiển thuộc quản lý của sân bay hoặc ở các trung tâm kiểm soát ra - đa. Họ sẽ thay phiên nhau túc trực làm công việc đầy quan trọng này.

Công việc này đòi hỏi tư duy phản xạ nhanh, mức độ tập trung cho công việc là 100% vì họ sẽ chịu trách nhiệm cho mạng sống của hàng trăm người ở trên máy bay, hơn thế nữa là theo dõi điều hành nhiều chuyến bay cùng một lúc, chứ không phải là mỗi chuyên viên điều hành một máy bay.

Vai trò ý nghĩa công việc
Vai trò ý nghĩa công việc

Họ phải là những người nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công việc, chịu được những áp lực cao trong công việc, và đặc biệt cần phải biết trao đổi giao tiếp thành thạo bằng Tiếng Anh bởi những phi công có khả năng là người nước ngoài.

Xem thêm: Tiết lộ trung bình mức lương hàng không hiện nay!

2. Mô tả công việc chuyên viên điều hành chuyến bay

Vậy công việc cụ thể hàng ngày của một chuyên viên điều hành chuyến bay là như thế nào, họ phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào trong một ngày? Nếu bạn có ước mơ làm việc trong ngành hàng không và bạn lựa chọn làm một chuyên viên điều hành chuyến bay thay vì lực lượng làm việc trên máy bay, trực tiếp ở trên các chuyến bay thì bạn nên tải về bản Word ngay dưới đây cũng như đọc bài viết này nhé!

mo-ta-cong-viec-chuyen-vien-dieu-hanh-chuyen-bay.docx

Những lưu ý trong công việc
Những lưu ý trong công việc

+ Kiểm soát các máy bay cất cánh, hạ cánh và những phương tiện khác trong phạm vi sân bay.

+ Điều hành, hướng dẫn và quản lý những chuyến bay đi và đến, chịu trách nhiệm cho những hoạt động điều khiển chuyến bay trong vòng bán kính hơn 10 kilomet.

+ Làm việc trong một căn phòng cùng những màn hình ra - đa và  có micro bộ đàm kết nối với các phi công để có thể trao đổi giao tiếp rõ ràng, hướng dẫn phi công về hướng di chuyển của máy bay.

+ Luôn tập trung cho công việc, không được phép lơ là nói chuyện riêng ngoài công việc hoặc sử dụng điện thoại trong ca làm việc.

+ Trong ca làm nếu có những trường hợp nhân viên không thể tiếp tục, lập tức có người thay thế.

Công việc hàng ngày của một chuyên viên
Công việc hàng ngày của một chuyên viên

+ Trong quá trình từ lúc đào tạo cho đến lúc thử việc và làm nhân viên chính thức thì đều có một người hướng dẫn đi theo hướng dẫn bạn lâu dài, để có thể đưa ra những mệnh lệnh hay giúp đỡ hỗ trợ ngay lúc cần thiết trong quá trình làm việc.

+ Những chuyên viên có biểu hiện ốm hay tinh thần mất tập trung, không ổn định thì sẽ không được bố trí vào làm việc.

Việc làm tiếp viên hàng không

3. Yêu cầu của nghề chuyên viên điều hành chuyến bay

Trong nghề nghiệp này đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn, và nếu bạn muốn trở thành chuyên viên của ngành hàng không cần phải lưu ý. Nào bây giờ thì còn chần chờ gì mà chưa khám phá những yêu cầu của ngành nghề này nhỉ.

3.1. Đam mê công việc trong ngành hàng không

Đây là tiêu chí đầu tiên trước tất cả những tiêu chí khác bởi ngành nghề hàng không tuy lương hấp dẫn nhưng không hề hào nhoáng và chỉ có những mặt thuận lợi. Công việc có mệt nhọc và trách nhiệm nặng thì mới dẫn tới lý do mức lương cao để bù đắp xứng đáng với công sức của bạn. Chính vì thế mà bạn cần phải có đam mê nhiệt huyết đối với công việc cũng như với ngành nghề này “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

Yêu cầu của nghề nghiệp
Yêu cầu của nghề nghiệp

Thời gian sẽ dần trôi đi và bạn cảm thấy sự đơn điệu trong công việc hoặc thấy bó buộc ở trong “căn phòng bí mật” và theo dõi tập trung điều khiển những chuyến bay sẽ làm bạn thấy mệt mỏi hoặc nhàm chán, đó là lúc bạn nên nhớ lại khoảng thời gian yêu nghề ban đầu đầy máu lửa. 

3.2. Có khả năng định hình không gian tốt

Làm một chuyên viên điều hành chuyến bay tuy bạn không trực tiếp ngồi ở ghế lái đóng vai trò cơ trưởng, phi công và không thực sự ở đó nhưng bạn cần phải có óc tưởng tượng, tư duy logic, phán đoán tốt và có kỹ năng về định hình xác định về không gian chuẩn xác để có thể hướng dẫn cho người điều khiển máy bay có thể có những phương hướng chuẩn để có thể tạo ra những đường bay chuẩn xác và thành công.

Không phải ngẫu nhiên mà những chuyên viên như vậy được ví như cảnh sát hàng không, bởi họ rất thông thạo về hướng bay cũng như xuất sắc trong việc định hình phương hướng cho máy bay dù trong hoàn cảnh nào.

3.3. Giao tiếp ngoại ngữ Tiếng Anh tốt

Môi trường hàng không luôn đòi hỏi bạn có vốn ngoại ngữ Tiếng Anh tốt vì có những thành viên, đồng nghiệp đa quốc gia. Những phi công có rất nhiều người ngoại quốc chính bởi thế mà bạn cần phải giao tiếp và nói được bằng Tiếng Anh bởi bạn phải nói chuyện và ra các khẩu lệnh cho phi công.

Khả năng ngoại ngữ
Khả năng ngoại ngữ

Và nếu như bạn nghe - nói không tốt thì sao có thể hiểu người nước ngoài nói gì, và nếu bạn phát âm không chuẩn xác thì sao bạn có thể làm tốt và hoàn thành được công việc khi công việc của bạn đòi hỏi giao tiếp thường xuyên.

Nếu bạn muốn làm tốt công việc này thì bạn nên đầu tư một cách nghiêm túc trong sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ nhé.

3.4. Có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt

Làm công việc này đòi hỏi bạn cần có sức khỏe tốt để đáp ứng công việc cường độ cao, thị lực tốt để có thể kiểm soát được những thông tin (đây là lý do vì sao mà trong ngành hàng không bắt buộc bạn không được mắc các bệnh về mắt), thính giác tốt bên cạnh việc giao tiếp tốt để có thể nắm bắt thông tin nhanh và nhạy. Vì đặc thù của công việc cần phải kiểm soát tốt các chuyến bay trong cùng một lúc thế cho nên bạn cần tỉnh táo và nhanh nhạy để đáp ứng tốt nhiệm vụ công việc được giao. Nếu như bạn không có sức khỏe dẻo dai, thị giác và thính giác kém thì rất khó để hoàn thành tốt được công việc chuyên viên điều hành chuyến bay và gây ảnh hưởng cho các đồng nghiệp khác.

Việc làm nhân viên kinh doanh vé máy bay

4. Mức thu nhập và quyền lợi

Mức lương của những chuyên viên nằm trong top 10 nghề nghiệp có mức lương cao nhất tại Việt Nam và mức lương sẽ tăng dần theo quá trình làm việc cũng như tăng theo năng lực làm việc của bạn. Chính bởi vậy mức thu nhập cao như thế nào là điều không cần bàn tới nhiều.

Ngoài các chế độ liên quan tới tài chính lương thưởng của nghề nghiệp ra thì ưu thế của công việc này là bạn sẽ được làm việc ở trong một môi trường chuyên  nghiệp, tiêu chuẩn quốc tế và gặp gỡ tiếp xúc thường xuyên với những con người thanh lịch, văn minh, chuyên nghiệp, học thức cao. Đó là cơ hội to lớn cho bạn phấn đấu nỗ lực thể hiện bản thân hết mình đạt được những thành tích trong sự nghiệp của bạn. Bạn cũng sẽ được hưởng những ưu đãi và phúc lợi của nhà nước và tổng công ty hàng không.

Nghề nghiệp này luôn được quan tâm, chăm sóc cả về đời sống vật chất tinh thần và dành được nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp công việc. Ngoài thời gian túc trực ở bên những màn hình ra - đa trong căn phòng kín gần như im lặng không có tiếng nói chuyện thì họ còn được tham gia những khóa huấn luyện nghiệp vụ để nâng cao chuyên môn ở trong nước hay ở những trung tâm tại nước phát triển như Singapore, New Zealand,... Mỗi khi đặt vé đi công tác hay du lịch cho bản thân cũng như gia đình thì họ cũng sẽ được những ưu đãi hơn thông thường.

Thu nhập nằm trong top 10
Thu nhập nằm trong top 10

Ngày nay với sự phát triển của các hãng hàng không thì nghề chuyên viên điều hành chuyến bay đã được nhiều người biết đến hơn chính vì thế tìm hiểu về mô tả công việc chuyên viên điều hành chuyến bay là bước đầu tiên để bạn định hình được trách nhiệm và ý nghĩa công việc của một người chuyên viên hàng không. Bạn có thể truy cập trang web timviec365.vn để có thể tìm hiểu thêm những thông tin về mô tả công việc khác và tìm kiếm những thông tin tuyển dụng của tất cả các lĩnh vực ngành nghề ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước nhé! Hãy để timviec365.vn đồng hành cùng bạn trên con đường thăng tiến sự nghiệp.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;