
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Lại Trang
Bản mô tả công việc Game Designer chính là tấm “bản lề” giúp nhưng tín đồ của ngành thiết kế game mở rộng cánh cửa việc làm hấp dẫn cho mình. Tuy vây, không phải ai cũng hiểu mô tả công việc Game Designer gồm những gì? Quyền lợi của vị trí này ra sao cũng như yêu cầu tuyển dụng với một Game Designer hiện nay như thế nào? Nếu bạn đang vò đầu bứt tai đi trả lời cho câu hỏi này, bài viết ngay sau đây của timviec365.vn là dành cho bạn. Hãy theo dõi thật kĩ ngay sau đây nhé.
Sự bành trướng của Internet, sự ra đời của hàng loạt các ứng dụng hoạt động trên nền tảng công nghệ đã và đang chi phối lĩnh vực đời sống giải trí. Điển hình nhất là lên ngôi của hàng triệu tựa game online trong quỹ thời gian rảnh rỗi của nhiều người đến sự thừa nhận phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp mang tên game lên đến hàng tỷ đô la. Trong tốp những lựa chọn việc làm chứa đựng những cơ hội hấp dẫn nhất trong ngành công nghiệp game đó đã gọi tên game Designer.
Gắn liền với sứ mệnh lên ý tưởng cho tựa game và đi trả lời cho gamer những câu hỏi có dạng đây là game gì, nội dung của game đó như thế nào, cách chơi ra sao và nạp tiền game như thế nào, gồm những nhân vật gì, Game Designer được biết đến là “ông bầu” của những tựa game. Trong thị trường việc làm liên quan đến game sôi động như hiện nay, các nhà phát hành game đang “nườm nượp” chiêu mộ về cho mình những Game designer có năng lực cân bằng được tính sáng tạo và tính thực tế. Điều cốt lõi này giúp họ hoàn thành được một bản mô tả công việc phức tạp ngay sau đây và mang đến cho game thủ những trải nghiệm ấn tượng nhất.
Nếu bạn tinh ý một chút khi tìm hiểu về những dòng game Việt, bạn sẽ nhận ra rằng, phần lớn những dòng game Việt đều lấy cảm hứng hoặc mua lại bản quyền nước ngoài. Điều này là dễ hiểu, bởi lẽ, phần lớn những game thủ chuyên nghiệp mong muốn có những trải nghiệm tốt nhất từ những tựa game có nguồn gốc quốc tế. Muốn tạo ra ý tưởng game hay và thu hút người chơi, việc bắt được trend và nắm được thị hiếu, sở thích game của người chơi cực kỳ quan trọng.
Đó là lý do vì sao, khâu nghiên cứu, tìm hiểu, nắm vững thiết kế gốc game là bước cực kỳ quan trọng để có thể giải phóng là một ý tưởng game chất lượng. Không những vậy, quá trình nghiên cứu này sẽ giúp các chuyên gia thiết kế game nắm được những đặc điểm chưa thực sự phù hợp của game phiên bản gốc với thị hiếu đối tượng game thủ mà doanh nghiệp của mình đang hướng tới để rút kinh nghiệm và đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong thiết kế của mình sau đó.
Dĩ nhiên, quá trình tìm hiểu hay nghiên cứu này không chỉ dựa trên cảm quan của người Game designer mà còn thông qua những bình luận để lại của game thủ sau khi trải nghiệm game và ý kiến của khách hàng trực tiếp của họ. Để chắc chắn về sự điều chỉnh là hợp lý, thiết kế game cũng có thể mời các game thủ chuyên nghiệp chơi trên bản game gốc mà họ đang nghiên cứu để rút ra phản hồi.
Quá trình này tưởng chừng như dễ dàng vì nó bản thân nó không bắt các Game Designer vận dụng đầu óc quá nhiều. Tuy nhiên, nó cực kỳ mất thời gian và công sức kể từ quá trình tìm hiểu, khảo sát đến khi đưa ra kết luận. Dẫu vậy, khâu này không thể bỏ qua trong phần việc của một một Game designer nào dù họ chủ động làm hay hay được giao nhiệm vụ.
Việc nghiên cứu tìm hiểu các game gốc và nắm vững những thiết kế của nó không có ý nghĩa rằng, những Game Designer sao chép nguyên bản ấn phẩm gốc mà lại tìm được những nét mới để ứng dụng vào thiết kế của mình. Công việc quan trọng nhất của một Game designer chính là tìm kiếm những ý tưởng cho game, xây dựng hình tượng nhân vật và cốt truyện cho mình của game, tính năng cho game.
Tùy vào từng thể loại game, người thiết kế sẽ phải săn tìm những ý tưởng khác nhau sao cho vừa đặc sắc để thu hút người chơi vừa phải đảm bảo những quy định về bản quyền lẫn nội dung game phù hợp với văn hóa bản địa. Kịch bản cụ thể cho game phá án được đầy đủ những nội dung: Tên game là gì, thuộc thể loại gì, gồm những nhân vật nào, trang phục ra sao, có những tính năng gì và phiên bản dự định phát hành, dung lượng game rơi vào bao nhiêu và hướng đến đối tượng trong độ tuổi nào.
Tương ứng với một thể loại, sẽ có một cách lên kịch bản khác nhau và có một nét thú vị riêng. Quan trọng là game Designer có thể diễn ra được những ý tưởng trong đầu của mình ra phần mềm hoặc giấy và có năng lực trình bày ý tưởng của mình cho mình những thành viên của đội nhóm hiểu được ý tưởng.
Việc phác thảo những ý tưởng từ bộ óc sáng tạo và kinh nghiệm nghiên cứu gốc game chỉ là một phần công việc bước đầu mà một Game Designer chịu trách nhiệm. Để hoàn thiện được game, bạn cần phải nâng độ khó của ý tưởng ban đầu lên như một cách để hút người chơi trải nghiệm. Đó chính là quá trình xây dựng những cấp bậc trong game và những phần thưởng tương ứng nếu như người chơi vượt qua level đấy. Bước này cực kỳ quan trọng vì nó kích thích nơi người chơi trải nghiệm hơn nữa.
Do vậy, điều này đồng nghĩa với việc thiết kế game phải xây dựng được độ khó tương thích với từng Level cũng như phần thưởng xứng đáng. Việc đánh giá game sẽ được các Game designer đánh giá chủ quan trước sau đó mời những game thủ chuyên nghiệp chơi trên ấn phẩm thử và rút ra kết luận. Dĩ nhiên,bên cạnh việc tiếp thu những quan điểm từ bên ngoài, game designer chuyên nghiệp là người biết cân bằng những ý tưởng giữa hai phía.
Sau khi đã thống nhất, cân bằng những ý tưởng cho game và phác họa ý tưởng kịch bản lên phần mềm thiết kế và giấy, đây chính là lúc mà Game designer nhờ cậy những lập trình viên chuyên nghiệp thiết lập những thuật toán, code những chức năng của game và trao đổi với họa sĩ nhận xét về hình tượng, bổ sung thêm những đường nét, phụ kiến và phối màu cho nhân vật. Cả ba sẽ trao đổi đầy về giao diện của game sao cho thu hút, thân thiết với người dùng.
Xem thêm: Chỉ với một cú click, bạn sẽ có ngay bảng thống kê chi tiết lương công nghệ thông tin hiện nay. Đừng bỏ lỡ!
Phần lớn những gamer và những những người “ngoại đạo” vẫn nghĩ rằng, sau khi thống nhất ý tưởng từ bên lập trình game và họa sĩ và cho xuất bản game là công đoạn cuối cùng trong phần mô tả công việc của Game Designer. Nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Phiên bản Game lần một ngay khi xuất bản thực chất chỉ là một phiên bản đề mô có thể nâng cấp. Phiên bản này vẫn được tung ra thị trường gắn mác phiên bản thử với mục đích lớn nhất chính là thăm dò, khai thác quan điểm của người chơi như thế nào, có gây khó khăn cho người chơi hay không. Dĩ nhiên, không một nhà phát triển game triển đi chỉnh sửa một game nhận được những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, với những game không ưng lòng khách hàng, Game designer sẽ là người tiến hành điều chỉnh.
Trên đây các bạn vừa mới theo dõi cụ thể bản mô tả công việc Game Designer cụ thể nhất. Chắc chắn rằng, với những ai đang khát khao theo đuổi sự nghiệp thiết kế game đã nắm vững những nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều thú vị nhất trong bản mô tả mô tả. Hãy theo dõi ngay sau đây để xem là, vị trí này có những quyền lợi gì mà hấp dẫn đông đảo những tin đồ công nghệ như vậy nhé.
Được xếp trong khối việc làm công nghệ hot nhất, mức thu nhập của một Game Designer chuyên nghiệp hấp dẫn hơn bất kỳ một lựa chọn công việc liên quan đến thiết kế nào như đồ họa, thậm chí là những kiến trúc sư nhờ sự kết hợp với công nghệ đỉnh cao.
Mức lương khởi điểm đang được tuyển dụng tại công ty công nghệ, cơ sở phát hành và phát triển game tại Việt Nam cho vị trí Game designer là 9 - 15 triệu đồng. So với mặt bằng chung, đây là mức thu nhập đáng ngưỡng mộ cho những “ma mới” vừa mới rời khỏi cổng trường đại học.
Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ mà những đơn vị tuyển dụng cho những chuyên viên viên thiết kế game cũng rất hậu hĩnh. Ngoài một chế độ làm việc thoải mái về mặt giờ giấc hơn nhiều so với các vị trí công việc văn phòng khác, các Game designer còn được đảm bảo về các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng theo quy định với công ty. Ngoài ra, những ứng viên trẻ thường được các doanh nghiệp cử đi giao lưu, học tập tại các hội thảo, chương trình thi đấu và chia sẻ kinh nghiệm thiết kế từ các chuyên gia, nên cơ hội được tích lũy kinh nghiệm, theo đuổi đam mê rất lớn.
Đẻ có thể theo đuổi đam mê thiết kế game và nắm chắc trong tay mức thu nhập hậu hĩnh và chế độ đãi ngộ hấp dẫn, bắt buộc những Game Designer đảm bảo đầy đủ những tiêu chí tuyển dụng sau đây:
Thứ nhất là sự sáng tạo, vai trò quan trọng nhất của vị trí thiết kế game chính là lên ý tưởng cho game, nó đòi hỏi ở bạn sự sáng tạo cao và sự nhanh nhạy với những xu hướng game mới cũng như thị hiếu của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Họ cũng được xếp vào “bậc thầy” tâm lý khi đọc được sở thích, quan điểm của game thủ để điều chỉnh ý tưởng của mình sao cho hợp lòng người chơi vừa không mất đi tiếng riêng của mình. Dĩ nhiên họ phải là những fan lớn của game những đồng thời phải có tư duy logic để phân tích, thấu hiểu vấn đề về game như thế mạnh, điểm yếu, tính năng của game một cách nhanh chóng. Ở vị trí này, Game Designer phải thường xuyên làm việc nhóm và thảo luận cũng nhiều bộ phận khác như lập trình viên và họa sĩ, cho nên kỹ năng làm việc nhóm cũng hết sức cần thiết.
Hầu hết các ứng viên được các doanh nghiệp chiêu mộ với mức kinh nghiệm từ một năm trở lên, tuy nhiên không yêu cầu quá cao về trình độ bằng cấp. Bạn không bắt buộc phải tốt nghiệp chuyên ngành game của bất kỳ một trường đại học nào chỉ cần có xác nhận từng học qua một lớp đào tạo game tại trung tâm là đủ.
Trên đây chính là bản mô tả công việc Game designer đầy đủ nhất cho ứng viên. Hi vọng rằng, nó thật sự hữu ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị hành trang và chinh phục được vị trí công việc này một cách hiệu quả nhất. Đừng quên tải về bản mô tả công việc Game designer chi tiết dưới đây nhé.
Tải xuống ngay
Chia sẻ
Bình luận