Tác giả: Phạm Thu Phương
Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 07 năm 2024
Công việc giáo viên dạy nghề cụ thể là làm những công việc gì? Yêu cầu, mức lương mà quyền lợi giáo viên dạy nghề là như thế nào? Nếu bạn là có niềm đam mê với nghề nhà giáo, có tố chất để trở thành giáo viên, và đặc biệt là bạn năng động có kỹ năng truyền dạy thì có lẽ công việc giáo viên dạy nghề rất phù hợp với bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết mô tả công việc giáo viên dạy nghề để có thể hiểu rõ hơn về công việc này.
Giáo viên dạy nghề là người không chỉ có kiến thức, kỹ năng, tố chất mà còn cần đến cả kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nữa. Bởi trong thực tế bên cạnh việc truyền dạy các kiến thức về mặt lý thuyết, giáo viên dạy nghề còn truyền dạy cho các học viên về cách thực hành sao cho đúng và chuẩn chỉnh nhất.
Trong thực tế giáo viên dạy nghề lại được chia theo các nghề khác nhau. Chính sự khác nhau về lĩnh vực giảng dạy mà mối giáo viên dạy nghề sẽ làm các công việc khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì các giáo viên dạy nghề phải làm những công việc mang tính chất có quy trình làm việc tương tự nhau.
Vậy giáo viên dạy nghề cần làm những công việc như thế nào trong quá trình giản dạy và hướng dẫn thực hành thực tế? Dưới đây sẽ là phần nội dung liệt kê về các công việc cụ thể mà một giáo viên dạy nghề phải làm như sau:
Học thường đi đôi với hành, hiểu được câu nói này cũng chính là việc hiểu được một phần công việc của giáo viên dạy nghề đó chính là giảng dạy kết hợp với hướng dẫn thực hành trong thực tế. Tức điều này có nghĩa giáo viên dạy nghề sẽ làm hai công việc bao gồm bao gồm cả việc soạn giáo án cho việc giảng dạy lý thuyết trên lớp học và chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng đối với việc hướng dẫn thực hành cho học viên.
Đối với việc lập kế hoạch học tập này giáo viên dạy nghề cần đảm bảo được độ chính xác cao trong quá trình giảng dạy, làm sao cho học viên có thể tiếp thu kiến thức về lý thuyết và áp dụng đúng vào thực hành. Thông tin đầu vào phải chuẩn thì kết quả thực hành sẽ cao hơn và hạn chế được các sai số.
Tham khảo: Lương giáo viên đầy đủ và chi tiết nhất tại đây!
Giáo viên dạy nghề sẽ chia lớp ra thành các nhóm nhỏ để có thể hướng dẫn các học viên thực hành, hoặc hoặc hướng dẫn từng cá nhân thực hành, rồi sau đó quan sát, kiểm tra và đánh giá về kết quả thực hành đối với từng nhóm và cá nhân sau đó.
Trong quá trình hướng dẫn các học viên thực hành, giáo viên dạy nghề sẽ làm mẫu, lấy các ví dụ minh họa để học viên có cái nhìn trực quan nhất đối với công việc/ sản phẩm mà họ sẽ làm sắp tới.
Để tránh được những rủi ro hoặc những sai sót có thể xảy ra, giáo viên dạy nghề sẽ hướng dẫn và đưa ra những lưu ý/ cảnh bảo về các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ thực hành để học viên có thể hiểu được cơ chế hoạt động, cách sử dụng cũng như các việc làm nên và không nên khi thực hành đối với các vật dụng đó.
Để học viên có được kết quả học tập tốt nhất thì công việc quan sát - theo dõi và đánh giá kết quả học tập là công việc không thể thiếu được đối với giáo viên dạy nghề. Quan sát và theo dõi không chỉ trong quá trình học tập trên lớp mà còn đối với quá trình thực hành để tạo ra sản phẩm một cách thực tế.
Từ việc quan sát và theo dõi này giáo viên dạy nghề có thể dễ dàng chỉ bảo cho các học viên cách làm đúng để có thể tiếp tục phát huy và sửa ngay nhưng chỗ làm sai. Từ đó họ có thể dễ dàng chấm điểm và đánh giá kết quả học tập của học viên về năng lực và khả năng học tập, sự phát triển và tiến bộ của học viên theo thời gian để có thể kịp thời lập và áp dụng các giải pháp cho những học viên yếu kém hơn.
Thông qua việc quan sát và đánh giá kết quả học tập và thực hành của học viên, giáo viên dạy nghề cũng có thể nhận thấy được học viên có thực sự hiểu bài hay không và tìm ra được các nguyên nhân và tìm ra được phương pháp giảng dạy phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy.
Bên cạnh đứng hàng giờ trên lớp để giảng dạy và hướng dẫn thực hành, giáo viên dạy nghề cũng làm một công việc vô cùng quan trọng đó là lập đề thi - coi thi - chấm điểm và đánh giá kết quả học viên.
Đối với công đoạn làm việc này đòi hỏi giáo viên dạy nghề phải là một người công minh, chính trực và công bằng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhất về mặt điểm số đối với từng học viên.
Đó là các công việc chính mà một giáo viên dạy nghề phải làm trong quá trình làm việc, vậy bạn nhận thấy những công việc như trên bạn có thể làm được hay không? Và bạn có thể đáp ứng được bao nhiêu phần trăm công việc đó?
Giống như bất kỳ giáo viên khác, giáo viên dạy nghề cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, bằng cấp và nghiệp vụ sư phạm, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng như các tố chất của một người giáo viên, và đặc biệt đó là kinh nghiệm làm việc.
Yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với giáo viên dạy nghề: Tốt nghiệp từ cao đẳng/ đại học trở lên đặc biệt là tại các trường như Đại học Sư Phạm với các ngành và các lĩnh vực khác nhau, nắm được các kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu, rộng.
Khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin là yêu cầu bắt buộc phải có đối với giáo viên dạy nghề. Sự tương tác của học viên đối với giáo viên càng cao thì đồng nghĩa với việc bài giảng của giáo viên đó hay, thu hút và chất lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin của giáo viên tốt.
Kỹ năng tin học văn phòng cơ bản phục vụ cho quá trình soạn giáo án và kế hoạch giảng dạy, lập đề thi: Bên cạnh các kỹ năng như giao tiếp và truyền đạt thông tin thì kỹ năng tin học văn phòng cũng là một trong những yêu cầu thứ yếu mà một giáo viên dạy nghề phải có đẻ phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc đối với giáo viên dạy nghề là gì? Giáo viên dạy nghề có thể được phân chia ra thành rất nhiều các ngành nghề khác nhau như giáo viên dạy nghề điện, may mặc, nấu ăn,...ngoài việc giảng dạy ra thì giáo viên còn chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn các các học viên và thực hành. Chính vì vậy mà đòi hỏi họ phải là người có kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 2 cho đến 3 năm,...kinh nghiệm càng lâu trong nghề thì việc truyền đạt và hướng dẫn lại càng trở nên dễ dàng hơn.
Phẩm chất cần có của một người làm nghề giáo nói chung và đối với công việc của một giáo viên dạy nghề nói riêng đó chính là có sự công bằng, công minh trong quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá, có sự kỷ cương trong quá trình làm việc, và đặc biệt là có niềm đam mê, yêu nghề.
Đó là toàn bộ các yêu cầu đối với công việc giáo viên dạy nghề mà bạn có thể tham khảo. Vậy mức lương của giáo viên dạy nghề là bao nhiêu bạn có tò mò? Phần nội dung tiếp theo trong bài sẽ giúp bạn đưa ra được câu trả lời xác đáng nhất.
Mức lương của giáo viên dạy nghề được chia ra thành các bậc và hệ số và đặc biệt là phân theo hạng khác nhau. Cụ thể đối với giáo viên dạy nghề hạng I thì mức lương được chia ra làm 6 bậc khác nhau và giao động trong khoảng từ 8.5 cho đến 11.2 triệu đồng. Hạng II mức lương được chia ra làm 8 bậc khác nhau dao động trong khoảng từ 6.5 cho đến 10.1 triệu đồng.
Hạng III được chia thành 9 bậc và mức lương rơi vào khoảng từ 3.4 đến 7.4 triệu đồng. Mức lương hạng IV rơi vào khoảng 3.1 đến 7.2 triệu đồng, và cuối cùng đó chính là mức lương hạng V - hạng thấp nhất sẽ có mức lương trong khoảng từ 2.7 đến 6 triệu đồng. Như vậy mức lương của giáo viên phục thuộc phần lớn vào kinh nghiệm, trình độ và khả năng làm việc mà được phân chia thành các hệ số, bậc lương và hạng lương khác nhau.
Bên cạnh việc được hưởng các mức lương như trên thì giáo viên dạy nghề cũng sẽ được hưởng các quyền lợi như được đóng bảo hiểm như bảo hiểm đầy đủ, được làm việc trong môi trường giáo dục, được hưởng đầy đủ các chế độ phụ cấp của trường - nơi công tác và làm việc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các ngành nghề có liên quan đến giáo dục đặc biệt là đối với giáo viên dạy nghề thì các bạn có thể truy cập ngay timviec365.vn - trang tuyển dụng uy tín nhất. Tại đây có rất nhiều các thông tin bổ ích cho cả người lao động và nhà tuyển dụng như các thông tin về mô tả công việc, tìm công việc theo từng tỉnh thành và các thông tin có liên quan đến tìm kiếm việc làm.
Như vậy thông qua bài viết mô tả công việc giáo viên dạy nghề, hy vọng các bạn đã có thêm các thông tin hữu ích cho bản thân mình và lập kế hoạch để có được một vị trí công việc phù hợp trong tương lai không xa. Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp trồng người.
Các bạn có thể tham khảo và tải về bản mô tả công việc giáo viên dạy nghề tại đây.
bản mô tả chi tiết và đầy đủ nhất công việc giảng viên đại học
Mô tả công việc giáo viên dạy nghề đã cho bạn thấy rõ được công việc của một giáo viên dạy nghề là làm những công việc gì. Vậy nếu bạn yêu thích và đam mê với các việc làm liên quan đến giáo dục thì có thể tham khảo bài viết mô tả công việc giảng viên đại học ngay sau đây.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc