Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[TIẾT LỘ] Bản mô tả công việc tổ trưởng sản xuất chuẩn nhất

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng tổ trưởng sản xuất cũng tăng lên, tuy nhiên không vì thế mà bạn có thể dễ dàng trúng tuyển đâu nhé. Để tăng cơ hội, trước hết hãy tìm hiểu bản mô tả công việc tổ trưởng sản xuất để biết rằng đây có phải là công việc phù hợp với mình hay không và bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu nào mà nhà tuyển dụng đưa ra.

 

1. Một vài thông tin khái quát về vị trí tổ trưởng sản xuất

Bạn đã hiểu gì về tổ trưởng sản xuất? Trong một doanh nghiệp có quy mô lớn, sẽ có rất nhiều các bộ phận khác nhau, trong mỗi bộ phận lại có những sự phân chia nhỏ hơn nữa để phục vụ cho công tác quản lý được diễn ra hiệu quả hơn. Giả sử bộ phận sản xuất sẽ bao hàm toàn bộ rất nhiều công đoạn sản xuất khác nhau và được chia thành nhiều tổ và người quản lý một tổ nhỏ đó được gọi là tổ trưởng sản xuất.

Một vài thông tin khái quát về vị trí tổ trưởng sản xuất
Một vài thông tin khái quát về vị trí tổ trưởng sản xuất

Nói tóm lại tổ trưởng sản xuất chính là người đứng đầu tổ sản xuất của một nahf máy, xí nghiệp, họ có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động diễn ra trong tổ sản xuất đó. Đương nhiên để đảm nhiệm được vị trí này tổ trưởng sản xuất cần phải là người thực sự có kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty cùng với kỹ năng quản lý thật tốt thì mới giúp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất đi lên.

Có lẽ những khái quát trên đây chưa thể làm bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc này, tuy nhiên đừng lo lắng bởi vì bạn sẽ thấy được chân dung của họ ngay ở phần dưới đây, theo dõi để nắm bắt thông tin quan trọng này nhé.

Xem thêm: So sánh lương nhanh và chính xác nhất tại đây!

2. Mô tả công việc tổ trưởng sản xuất

Đã là một người quản lý đương nhiên trọng trách trên vai sẽ rất lớn, họ cần phải là những người đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi chặng đường và không ngừng cống hiến sức lực của mình để công ty có bước phát triển mạnh mẽ hơn. 

Không để các bạn phải chờ lâu nữa, ngay sau đây sẽ là bản mô tả chi tiết nhất về vị trí tổ trưởng sản xuất để các bạn tham khảo:

2.1. Điều hành, quản lý hoạt động sản xuất của tổ được phân công

Nhiệm vụ chủ yếu của tổ trưởng sản xuất chính là điều hành hoạt động sản xuất để đáp ứng yêu cầu về năng suất và hiệu quả công việc. Họ sẽ phải thường xuyên cập nhật kế hoạch sản xuất mới nhất để luôn đảm bảo tiến độ sản xuất được diễn ra kịp thời theo yêu cầu.
Hàng ngày, trước mỗi giờ làm tổ trưởng sản xuất có trách nhiệm kiểm đếm quân số làm việc trong tổ, phòng trường hợp công nhân nghỉ đột xuất sẽ bị ách tắc công đoạn và phải tìm người thay thế.  

Tổ trưởng sản xuất cần phải đôn đốc công nhân thực hiện và chấp hành theo các quy định mà doanh nghiệp đề ra trong đó có quy định về giờ giấc làm việc, giờ nghỉ trưa, giờ tăng ca, vấn đề đồng phục,...

Việc làm tổ trưởng sản xuất

Mô tả công việc tổ trưởng sản xuất
Mô tả công việc tổ trưởng sản xuất

Bên cạnh đó tổ trưởng sản xuất cũng cần bám sát hoạt động sản xuất của từng công đoạn trong chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng hàng hoá luôn ổn định và nằm trong phạm vi cho phép, cứ một tiếng đi kiểm tra số lượng hàng 1 lần và ghi chép lại sản lượng công nhân làm ra, so sánh với những giờ trước và ngày làm việc trước từ đó đánh giá tiến độ làm việc có đạt yêu cầu hay không.

Việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào của công nhân cũng cần phải được giám sát thật chặt chẽ mục đích để tiết kiệm chi phí, tránh những trường hợp sửu dụng lãng phí như làm sai hỏng quá nhiều rồi lấy nguyên vật liệu mới bu vào cái hỏng.

 Việc làm quản lý sản xuất

2.2. Giải quyết các sự cố phát sinh xảy ra trong tổ sản xuất của mình

Tổ trưởng sản xuất cũng cần phải có sự quan sát và đề phòng những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong bộ phận quản lý của mình. Kịp thời phát hiện những nguy cơ có thể đe dọa đến sự an toàn của người lao động hay máy móc, tài sản của công ty.

Trong công việc nhất là môi trường doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những xô xát, cãi vã và sự đố kỵ lẫn nhau. Vì vậy ngoài việc quản lý hoạt động sản xuất ra thì người tổ trưởng sản xuất đôi khi cũng phải đóng vai “Bao công” để xử án, đem lại sự công bằng cho công nhân của mình, có như vậy công nhân mới cảm thấy mình được coi trọng và có thái độ làm việc tốt hơn.

Có những sự cố hay vấn đề nghiêm trọng nằm ngoài tầm kiểm soát và quản lý của bạn thì hãy lập tức báo cáo lên cấp trên để có phương hướng giải quyết. Thực tế thì có không ít những vấn đề như vậy xảy ra trong công việc có thể như là hàng loạt công nhân bị đau bụng, hoặc có thể là công nhân đình công không làm việc,... 

2.3. Phối hợp với phòng nhân sự tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới

Có thể diễn tả câu nói “Trong chán ngoài thèm” là phù hợp dành cho môi trường doanh nghiệp. nếu để ý bạn sẽ thấy bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có rất nhiều người xin việc cùng một lúc nhưng cũng có rất nhiều người nghỉ việc cũng như rủ nhau vậy.

Mô tả công việc tổ trưởng sản xuất
Mô tả công việc tổ trưởng sản xuất

Vì vậy tiếp nhận nhân viên mới thường xuyên là điều hết sức bình thường, không những thế tổ trưởng sản xuất sẽ đề xuất tuyển dụng khi tổ mình thiếu nhân lực, sau đó tiếp nhận và đào tạo nhân sự mới để họ hiểu công việc cần phải làm.

2.4. Quản lý máy móc, công cụ dụng cụ thuộc quyền quản lý của tổ

Cũng giống như con người, máy móc thiết bị hay những công cụ dụng cụ cũng cần được quản lý chặt chẽ. Trước khi vào giờ làm tổ trưởng sản xuất sẽ kiểm tra toàn bộ máy móc xem có hoạt động bình thường hay không, nếu phát hiện hỏng hóc thì báo ngay bộ phận kỹ thuật để kịp thời sửa chữa.

Toàn bộ những sự cố hư hỏng hay thay thế đều phải ghi chép lại làm căn cứ báo cáo lên cấp trên. Ngoài ra sau ca làm việc tổ trưởng sản xuất sẽ đôn đốc công nhân vệ sinh và sắp xếp đồ đạc gọn gàng.

Việc làm trưởng ca sản xuất

2.5. Một số công việc khác

Chưa dừng lại ở đó, còn rất nhiều công việc khác mà tổ trưởng sản xuất cần phải phụ trách chẳng hạn như là đánh giá tình hình làm việc của nhân viên trong tổ, phụ trách đôn đốc cả vấn đề thực hiện an toàn vệ sinh lao động,..

Các cuộc họp lãnh đạo cũng không thể thiếu mặt của tổ trưởng sản xuất đâu nhé, bạn có thể sẽ phải cùng ban giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh , xét khen thưởng đối với nhân viên ưu tú,...

Mô tả công việc tổ trưởng sản xuất
Mô tả công việc tổ trưởng sản xuất

Trong quá trình làm việc nếu có khó khăn hay vướng mắc gì thì bạn cần tự động đề xuất lên cấp trên để được cải thiện và nâng cao hiệu suất công việc.

Nhiệt tình tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chắc chắn bạn sẽ học tập và tích luỹ được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Đó là những công việc mà tổ trưởng sản xuất cần phải làm, qua đó các bạn có thể thấy để trở thành tổ trưởng sản xuất không hề đơn giản chút nào đúng không. Tuy nhiên người ta làm được thì mình cũng làm được, hãy xem yêu cầu đặt ra đối với vị trí này là gì ở phần tiếp theo nhé.

3. Điều kiện trở thành tổ trưởng sản xuất là gì?

Đối với mỗi nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra cho ứng viên những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên với vị trí tổ trưởng sản xuất này thì lại có những yêu cầu giống nhau, hãy xem đó là những gì?

Đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng mình có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với lĩnh vực bạn lựa chọn, ví dụ ứng tuyển vị trí tổ trưởng sản xuất may mặc thì bạn phải hiểu biết chuyên sâu về quy trình may, biết may và sửa chữa lỗi may,... Vị trí tổ trưởng sản xuất không yêu cầu quá cao về bằng cáp tuy nhiên nếu sở hữu tấm bằng Đại học xuất sắc chắc chắn sẽ là một lợi thế lớn dành cho bạn.

Điều kiện trở thành tổ trưởng sản xuất là gì?
Điều kiện trở thành tổ trưởng sản xuất là gì?

Tiếp theo, không thể không kể đến yêu cầu quan trọng đó là kinh nghiệm. Chắc chắn bạn cũng đã đoán được yêu cầu này bởi vì chúng ta đã gặp quá nhiều tin tuyển dụng với vị trí này và kèm theo yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm. Tổ trưởng sản xuất là vị trí rất quan trọng là người trực tiếp điều hành công nhân tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hay không tốt và thực tế họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phát sinh, trong đó có cả những áp lực từ nhiều phía. Chính vì những nguyên nhân đó mà bắt buộc vị trí này cần những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc mới có thể làm tốt nhiệm vụ được giao.

Những điều kiện trên là những yeeuc ầu bắt buộc, tuy nhiên nếu bạn khẳng định được năng lực thực sự và thuyết phục nhà tuyển dụng thì khả năng trúng tuyển cũng sẽ xảy ra.

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội​

4. Yếu tố nào giúp bạn trở nên thành công hơn với vai trò tổ trưởng sản xuất?

Để gắn bó và duy trì với vị trí tổ trưởng sản xuất này chẳng hề đơn giản tí nào, bạn cần phải có tố chất của người lãnh đạo, chấp nhận đối mặt với khó khăn, áp lực và vượt qua nó dễ dàng thì mới có thể gắn bó bền vững với nó.

Bên cạnh đó, để trở thành người thành công với nghề bạn còn phải có khả năng ứng xử khôn khéo để hài hoà được tất cả các mối quan hệ trong công việc. Việc am hiểu các loại máy móc thiết bị phục vụ hoặc liên quan đến công việc cũng sẽ góp phần giúp bạn thành công hơn, sáng tạo ra nhiều phương pháp hay giúp giảm chi phí sản xuất tiết kiệm cho doanh nghiệp.

Yếu tố nào giúp bạn trở nên thành công hơn với vai trò tổ trưởng sản xuất?
Yếu tố nào giúp bạn trở nên thành công hơn với vai trò tổ trưởng sản xuất?

Từ những yếu tố trên đây, bạn thấy rằng mình có phải là một người phù hợp với vị trí công việc này? Đừng vội kết luận bởi vì bạn còn chưa biết thu nhập mà họ thu về là bao nhiêu cơ mà. Tôi tin chắc rằng sau khi bạn biết con số cụ thể rồi thì dù có không phù hợp bạn cũng sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành người phù hợp mà thôi, cùng xem con số đó là bao nhiêu nhé.

5. Thu nhập của vị trí tổ trưởng sản xuất

Rõ ràng trong doanh nghiệp tổ trưởng sản xuất có một vai trò quan trọng nhất định, chính vì sự quan trọng đó mà thu nhập họ thu được cũng sẽ ở mức xứng đáng nhất. 

Tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng tổ trưởng sản xuất còn có trách nhiệm nặng nề hơn rất nhiều để cả tổ có hoạt động sản xuất ổn định và chất lượng tạo ra đạt tiêu chuẩn. 

Thu nhập của vị trí tổ trưởng sản xuất
Thu nhập của vị trí tổ trưởng sản xuất

Thực tế mức lương mà doanh nghiệp chi trả cho họ thường dao động ở mức từ 10 đến 15 triệu đồng một tháng, thậm chí có tháng còn cao hơn nữa nếu sản lượng sản xuất tăng cao.

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh

Đừng buồn nếu mức lương của bạn không được cao như họ nhé, có thể do bạn là nhân viên mới nên doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng bạn. Bạn có thể điều chỉnh mức lương lên cao hơn nếu bạn muốn, bằng cách làm việc chăm chỉ và tạo ra năng suất để chứng tỏ cho lãnh đạo thấy năng lực của bạn nhé, tôi tin bạn sẽ làm được.

6. Ứng tuyển việc làm tổ trưởng sản xuất ở đâu?

Có rất nhiều địa chỉ uy tín giúp bạn ứng tuyển vị trí tổ trưởng sản xuất, trong đó timviec365.vn là địa chỉ nhận được nhiều sự quan tâm của các ứng viên nhất. Với nguồn tin tuyển dụng chất lượng timviec365.vn đã dẫn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tuyển dụng cũng như chiếm trọn lòng tin trong lòng ứng viên. Bạn không chỉ tìm kiếm việc làm tổ trưởng sản xuất tại đây mà còn có thể trực tiếp nộp hồ sơ ứng tuyển hoàn toàn miễn phí, thật tuyệt vời đúng không các bạn, hãy nhanh tay để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào dành cho mình bạn nhé.

Việc làm

Ứng tuyển việc làm tổ trưởng sản xuất ở đâu?
Ứng tuyển việc làm tổ trưởng sản xuất ở đâu?

Những chia sẻ về mô tả công việc tổ trưởng sản xuất trên đây chắc chắn đã khiến cho nhiều bạn hiểu rõ về vị trí công việc này. Để tìm kiếm việc làm bạn có thể truy cập vào website timviec365.vn. Sở dĩ tôi muốn giới thiệu website này tới bạn là vì bạn không chỉ được tham khảo thông tin việc làm  mà còn có thể ứng tuyển trực tiếp ngay tại trang tin mà bạn tham khảo, thật là tốt đúng không nào. Hy vọng rằng bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào dành cho mình, hãy biết nắm bắt thời cơ và trở thành những người chiến thắng trong cuộc đua sống còn này bạn nhé.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của tôi, hẹn gặp lại ở những bài viết sau, chúc các bạn sớm tìm được con đường đi đúng hướng để tạo dựng nên sự nghiệp của riêng mình.

Xem hoặc tải về máy File mô tả công việc tổ trưởng sản xuất mẫu để hiểu rõ hơn về vị trí này, các bạn có thể bấm tại đây:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý