Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 06 năm 2024
Trưởng phòng đầu tư là vị trí công việc đang có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều hiện nay trong các doanh nghiệp về tài chính – ngân hàng hay bất động sản. Và nếu bạn đang quan tâm đến việc làm này thì hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để nắm bắt trọn bộ thông tin về mẫu mô tả công việc trưởng phòng đầu tư nhé!
Trưởng phòng đầu tư – một trong số những vị trí đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Họ là người sẽ đứng đầu lãnh đạo bộ phận thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp cũng như tham mưu cho Ban Giám đốc về các hoạt động liên quan đến đầu tư.
Vậy cụ thể công việc của trưởng phòng đầu tư bao gồm những gì? Cùng phân tích và tìm hiểu qua các phần tiếp theo của bài viết nhé!
Trưởng phòng đầu tư là người đưa ra các ý tưởng để xây dựng nên các chiến lược, kế hoạch đầu tư khả thi nhất cho doanh nghiệp. Cụ thể đó là các trưởng phòng đầu tư sẽ cần đưa ra các tiêu chí về dự án đầu tư và phổ biến đến đội ngũ nhân viên, cùng nhau đưa ra các ý kiến đóng góp tích cực để xây dựng nên bản kế hoạch chi tiết, đầy đủ nhất về việc thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài.
Trưởng phòng đầu tư có trách nhiệm đưa ra nhiều chiến lược khác nhau phục vụ cho các kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn cũng như để Ban Giám đốc có thể lựa chọn được các phương án tối ưu nhất và phê duyệt thực hiện.
Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của các trưởng phòng đầu tư dự án bởi nó quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư. Do đó, những ai làm ở vị trí này sẽ cần phải hết sức cẩn trọng, tính toán kỹ lưỡng khi đưa ra các kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
Cảnh báo: Đừng click nếu bạn không muốn biết chính xác lương tài chính ngân hàng có cao không!
Sau khi đã đưa ra được các dự án khả thi và được phê duyệt thì trưởng phòng đầu tư sẽ là người trực tiếp chỉ đạo nhân viên của các bộ phận liên quan, phối hợp với các đối tác để thực hiện dự án.
Cụ thể đó là các trưởng phòng đầu tư sẽ làm việc với các đối tác, khách hàng về hoạt động hợp tác, đầu tư, đưa ra các điều khoản, tiêu chí quan trọng để xây dựng hợp đồng, thảo luận đi đến ký kết các hợp đồng với đối tác.
Bên cạnh đó, trưởng phòng đầu tư còn có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động, vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, xử lý, giải quyết những sự cố phát sinh, đồng thời thực hiện quyết toán toàn bộ các khoản chi tiêu, sử dụng cho dự án đầu tư của doanh nghiệp và gửi báo cáo lên bộ phận kế toán, Ban giám đốc xem xét, nắm bắt tình hình.
Một nhiệm vụ nữa của trưởng phòng đầu tư đó là cần liên tục giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp, chỉ đạo, đôn đốc sao cho kịp với tiến độ đã đưa ra trong kế hoạch. Sau mỗi giai đoạn, trưởng phòng đầu tư cần phải kiểm tra, đánh giá về hiệu quả thực hiện như thế nào, có đáp ứng được những yêu cầu mà kế hoạch đề ra hay không? Các vấn đề cần thay đổi, chỉnh sửa là gì?,…
Đây là công việc không thể thiếu, đảm bảo mọi thao tác, công đoạn của dự án được diễn ra suôn sẻ, đúng với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra cũng như tiết kiệm được các chi phí không cần thiết cho dự án.
Sau đó, các trưởng phòng đầu tư sẽ phải tổng kết lại toàn bộ quá trình thực hiện, đưa ra những nhận định khách quan nhất về hiệu quả đạt được như thế nào? Các tiêu chí đặt ra đã được áp dụng và thực hiện đúng chưa? Kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được từ dự án là bao nhiêu?,…
Trưởng phòng doanh nghiệp là người sẽ phải lập các báo cáo chi tiết về toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư bao gồm nội dung như kế hoạch, mục tiêu đề ra như thế nào, kết quả đạt được chiếm bao nhiêu % so với kế hoạch, các công đoạn thực hiện ra sao, số lượng nhân sự thực hiện là bao nhiêu, nguồn tài chính sử dụng cho dự án như thế nào, khó khăn, vướng mắc là gì?,… Toàn bộ các vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển và thực hiện dự án đầu tư sẽ đều cần phải báo cáo lại cụ thể và chi tiết nhất để gửi lên Ban Giám đốc xem xét, nắm bắt cũng như rút kinh nghiệm cho những dự án sau.
Trưởng phòng đầu tư cũng là người sẽ điều hành, quản lý các hoạt động của nhân viên cấp dưới trong bộ phận mình đảm nhiệm. Đó là sắp xếp, phân chia công việc cho từng nhóm, cá nhân, giám sát quá trình nhân viên làm việc, thực hiện dự án, đánh giá về hiệu quả làm việc của nhân viên và đưa ra các đề xuất về khen thưởng, phạt, kỷ luật với từng cá nhân nếu làm tốt hoặc vi phạm.
Làm việc ở vị trí trưởng phòng đầu tư, bạn cũng có quyền hạn được đề xuất nhân viên lên các vị trí công việc cao hơn như là trưởng nhóm, chuyên viên,… nếu thấy năng lực và thái độ làm việc của nhân viên tốt, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Bên cạnh đó, trưởng phòng đầu tư còn là người sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Ban Giám đốc về các vấn đề liên quan đến bộ phận mình quản lý, các sai sót của nhân viên, hiệu quả của công việc ở bộ phận kế hoạch – đầu tư hay bất kỳ các vấn đề nào khác trong quá trình làm việc ở mảng này.
Việc làm chuyên viên tư vấn đầu tư
Để có thể đạt được đến vị trí trưởng phòng thực chất sẽ không hề dễ dàng mà bạn cần phải trải qua quá trình rèn luyện, trau dồi, cố gắng rất nhiều trong quá trình làm việc. Có thể ban đầu bạn chỉ xuất phát từ nhân viên bình thường, tuy nhiên nếu có sự phấn đấu và khả năng lực tốt thì cơ hội để tiến xa lên các vị trí cao như trưởng phòng cũng không phải là không thể.
Yêu cầu đặt ra đối với vị trí trưởng phòng đầu tư là khá cao và nghiêm ngặt với những tiêu chí như sau:
- Ứng viên cần tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên với các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh,…
- Cần phải am hiểu sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, có kiến thức về đầu tư, kinh doanh, tài chính, kế toán,…, ưu tiên những ứng viên đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm ở các vị trí tương đương.
- Có khả năng tư duy nhanh nhẹn, logic, có đầu óc sáng tạo, có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới mẻ cho các dự án đầu tư, khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu,…
- Trình độ ngoại ngữ khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt cũng là những yếu tố cần thiết đối với vị trí trưởng phòng đầu tư, đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Anh. Bởi thực tế, công việc của họ sẽ là thường xuyên cần liên hệ, gặp gỡ, trao đổi với các đối tác không chỉ trong nước mà còn cả các doanh nghiệp đầu tư quốc tế. Do đó, cần phải giao tiếp được với khách hàng bằng ngôn ngữ của họ hay ngôn ngữ phổ thông là tiếng Anh.
- Khả năng quản lý, lãnh đạo là một trong số những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá và chọn lựa cho vị trí trưởng phòng đầu tư bởi họ sẽ là người đứng đầu, trực tiếp quản lý cả một bộ phận với rất nhiều nhân viên. Do đó, đây là một tố chất không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành trưởng phòng đầu tư.
- Trưởng phòng đầu tư phải là người có khả năng chịu được áp lực công việc lớn, biết sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, có khả năng nhận định vấn đề và giải quyết chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và các bên có liên quan.
- Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng yêu cầu trưởng phòng đầu tư cần có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng đi công tác xa và dài ngày ở các tỉnh thành hay thậm chí là quốc gia khác.
-…
Đạt đến vị trí trưởng phòng đầu tư, bạn sẽ có cơ hội được hưởng rất nhiều quyền lợi hấp dẫn từ lương, thưởng đến các chính sách, chế độ đãi ngộ như sau:
- Mức lương trung bình bạn có thể nhận được khi làm ở vị trí trưởng phòng đầu tư khoảng từ 12 – 15 triệu đồng/tháng với những ai có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm. Với những ai đã có từ 3 – 5 kinh nghiệm thì mức lương sẽ lên khoảng từ 25 – 33 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu bạn có trên 5 năm kinh nghiệm thì sẽ có cơ hội nhận được mức lương lên đến con số là 38 – 40 triệu đồng/tháng.
- Làm việc ở vị trí này, bạn sẽ có cơ hội được trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, phát triển bản thân ở môi trường chuyên nghiệp, năng động, nâng cao khả năng quản lý, lãnh đạo, thậm chí nếu làm tốt thì sẽ có thể đạt lên các vị trí cao như phó giám đốc, giám đốc đầu tư,…
- Được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chính sách, chế độ đãi ngộ hấp dẫn dành cho người lao động theo quy định của nhà nước đó là tham gia bảo hiểm, thời gian làm việc, các ngày nghỉ cuối tuần, lễ, Tết theo đúng Luật lao động, lương thưởng đầy đủ vào các ngày lễ, được đi du lịch hàng năm theo chính sách công ty,…
Còn rất nhiều các quyền lợi hấp dẫn khác mà bạn có thể nhận được khi làm việc tại vị trí trưởng phòng đầu tư tùy thuộc vào các doanh nghiệp khác nhau.
Hy vọng thông qua những chia sẻ khá chi tiết, đầy đủ trên, các bạn sẽ nằm lòng được các thông tin trong bản mô tả công việc trưởng phòng đầu tư như thế nào? Từ đó, chúc các bạn sẽ đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phát triển bản thân, sự nghiệp vững chắc trong tương lai.
Dưới đây là file mẫu mô tả công việc trưởng phòng đầu tư chi tiết, cụ thể nhất, cập nhật ngay để hiểu rõ về vị trí này nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc