Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng

Tác giả: Nguyễn Thi Minh Ngọc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong CV xin việc ngành ngân hàng bằng tiếng Anh thì ứng viên phải làm nổi bật được những thông tin sáng giá của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, phần mục tiêu nghề nghiệp cực kỳ quan trọng thể hiện định hướng và mục tiêu của ứng viên trong sự nghiệp tương lai. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng gây ấn tượng nhất!

1. Một số yêu cầu khi viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng

Mục tiêu nghề nghiệp tuy chỉ là một mục nhỏ trong CV ngành ngân hàng bằng tiếng Anh nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sự đánh giá của nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên giúp họ thấy được tầm nhìn, lý tưởng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai cùng thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp. Vậy nên trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng thì cần lưu ý một điều sau:

Yêu cầu khi viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng
Yêu cầu khi viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng

- Mục tiêu nghề nghiệp cần phải ngắn gọn: không nên viết thành một đoạn văn mà chỉ nên viết từ 2 - 3 câu tóm gọn được các ý chính cần được nhắc tới vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc một đoạn dài về mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên.

- Mục tiêu nghề nghiệp cần phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty ứng tuyển: ứng viên cần phải hướng đến lợi ích của công ty để cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn thích hợp với văn hóa doanh nghiệp họ có thể đóng góp cho họ trong tương lai.

- Mục tiêu nghề nghiệp phải thật cụ thể: bạn cần phải nêu rõ nguyện vọng của bản thân muốn làm tại vị trí/bộ phận nào trong công ty, có những kỹ năng gì phù hợp và có thể đem lại lợi ích gì cho công ty khi làm được nhận vào làm việc,...

- Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng: thì không được sai chính tả, ngữ pháp. Đây là điều tối kỵ khi viết CV bằng tiếng Anh chỉ cần một lỗi sai cũng đủ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng vậy nên hãy viết trước ra nháp để đọc lại xem có đã chính xác hay chưa rồi hẵng đưa vào CV. Trong mục tiêu nghề nghiệp ngành ngân hàng thì nên đưa những từ chuyên ngành vào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Cách viết kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới

Viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với vị trí công việc và định hướng của công ty ứng tuyển
Viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với vị trí công việc và định hướng của công ty ứng tuyển

2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên cần tập trung nêu những tố chất nghề nghiệp của bạn thân phù hợp với vị trí ứng tuyển, cùng với mong muốn làm việc tại công ty để đóng góp cho sự phát triển của họ và chính bản thân bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp được được chia thành 2 dạng bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Trong đó mục tiêu ngắn hạn nói về tiềm năng của bản thân đối với công việc định ứng tuyển và mục tiêu dài hạn (3 - 5 năm) trình bày về định hướng trong tương lai của ứng viên muốn phát triển như thế nào. Mỗi mục tiêu chỉ nên trình bày khoảng 1 câu không nên quá tham mà liệt kê dài dòng vì trong các phần khác của CV cũng đã trình bày cụ thể về năng lực của ứng viên.

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng
Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng

Lĩnh vực ngân hàng rất rộng bao gồm nhiều ngành nghề bên trong, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu công việc riêng. Do đó, người điều hành cần tuân theo thông tin tuyển dụng để hiểu rõ yêu cầu của công ty đối với từng vị trí công việc để đặt mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất. Việc bạn viết mục tiêu nghề nghiệp đúng với định hướng của công ty sẽ được đánh giá cao giúp nâng cao khả năng lọt qua vòng hồ sơ để đến vòng phỏng vấn trực tiếp.

3. Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng

Dưới đây sẽ là các ví dụ cụ thể về mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh cho một số vị trí cụ thể trong ngành ngân hàng mà các bạn có thể tham khảo:

- Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh cho vị trí giao dịch viên ngân hàng:

“Graduating from Banking Academy majoring in finance and banking, I firmly believe that I have acquired professional knowledge and accumulated experience from my previous job when handling savings, deposit, and money transfers, payment will help me match the position of teller. In the future, I wish that I can become a professional teller who can demonstrate my ability to have many career development opportunities in the banking sector.”

Mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên
Mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên

(Dịch: Tốt nghiệp trường Học viện ngân hàng chuyên ngành tài chính ngân hàng, tôi tin chắc rằng mình đã nắm được kiến thức chuyên môn cùng với kinh nghiệm tích lũy từ công việc trước đây khi xử lý nghiệp vụ tiết kiệm, gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán sẽ giúp tôi phù hợp với vị trí giao dịch viên. Trong tương lai tôi mong muốn trở thành giao dịch viên chuyên nghiệp thể hiện được năng lực của bản thân để có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng.)

- Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh cho vị trí nhân viên tín dụng: 

“Being well-trained in the banking industry and having good communication skills as well as being meticulous and careful in work, I think I am suitable for the position of credit officer. When I have the opportunity to work in a professional environment like yours, I believe it will be a good opportunity for me to develop my capacity and achieve my goal of becoming the best credit officer in the company.”

(Dịch: Được đào tạo bài bản trong lĩnh vực ngân hàng và có khả năng giao tiếp tốt cũng như luôn tỉ mỉ và cẩn trọng trong công việc, tôi nghĩ mình phù hợp với vị trí nhân viên tín dụng. Khi có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như quý ngân hàng, tôi tin rằng sẽ là cơ hội tốt để tôi phát huy được năng lực và đạt được mục tiêu trở thành nhân viên tín dụng xuất sắc nhất trong công ty.)

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên tín dụng
Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên tín dụng

- Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh cho vị trí chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân: 

“Having worked in the financial investment field, I have experience in advising and persuading customers well, my strength is to bring the bank's products closer to consumers to meet the target. client's personal finances. The position of a personal financial consultant at your bank will be an opportunity for me to develop professional skills, contribute to increasing revenue for the company, and attract customers' interest in products. future bank finances.”

(Dịch: Từng làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính nên tôi có kinh nghiệm trong việc tư vấn và thuyết phục khách hàng tốt, điểm mạnh của tôi chính là đưa các sản phẩm của ngân hàng tới gần hơn với người tiêu dùng đáp ứng mục tiêu tài chính cá nhân của khách hàng. Với vị trí chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân tại quý ngân hàng sẽ là cơ hội để tôi phát triển các kỹ năng nghề nghiệp góp phần nâng cao doanh thu cho công ty thu hút được sự quan tâm của khách hàng tới các sản phẩm tài chính của ngân hàng trong tương lai.)

- Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh cho sinh viên ngân hàng mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn: 

“I am a recent graduate majoring in international finance at the National Economics School. In addition to a good bachelor's degree, there are also certificates in basic banking courses. With the desire to work in a professional environment in line with my major along with the hard work to learn, this will be an opportunity for me to gain more experience and develop my career in the future.”

(Dịch: Em là sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành tài chính quốc tế tại trường Kinh tế quốc dân. Ngoài bằng cử nhân loại tốt, còn có có thêm những chứng chỉ về các khóa học nghiệp vụ ngân hàng cơ bản. Với mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp đúng với chuyên ngành của mình cùng với sự chịu khó học hỏi tiếp thu thì đây sẽ là cơ hội để em tích lũy được thêm kinh nghiệm và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.)

Mục tiêu nghề nghiệp cho các vị trí khác trong ngành ngân hàng
Mục tiêu nghề nghiệp cho các vị trí khác trong ngành ngân hàng

- Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng cho các vị trí khác:

“Enthusiastic about building a career in a responsible position with the venerable A (name) Bank. I possess good computer skills, strong work ethic and working knowledge of application software. The ability to complete transactions every hour between customers A and B with a smile, perfection and professionalism.”

(Dịch: Tâm huyết xây dựng sự nghiệp ở một vị trí cùng với trách nhiệm với Ngân hàng A (tên ngân hàng) đáng kính. Tôi có kỹ năng máy tính tốt, đạo đức làm việc uy tín và kiến thức công việc về các phần mềm ứng dụng. Khả năng hoàn thành giao dịch mỗi giờ giữa khách hàng A và B với nụ cười, sự hoàn hảo và chuyên nghiệp.)

Tôi đang tìm kiếm một vị trí thách thức tại một tổ chức ngân hàng đáng kính mà kết hợp khả năng đã được chứng minh để tiếp cận một cách chủ động vấn đề không hài lòng của khách hàng và bổ sung đóng góp theo yêu cầu trong việc giải quyết vấn đề không hài lòng của khách hàng và xử lý tình huống khẩn cấp.

Tôi muốn tìm một công việc trong ngân hàng có nhiều thử thách, và có thể kết hợp khả năng giải quyết sự không hài lòng của khách hàng và đóng góp trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng quản lý.

Bên trên là những mẫu mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh ngành ngân hàng để giúp các bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đây là mục vô cùng quan trọng trong CV mà ứng viên cần phải chú ý và chải chuốt từng câu văn sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển và định hướng công ty. Để tìm hiểu thêm về mục tiêu nghề nghiệp các ngành nghề khác truy cập website timviec365.vn

Mục tiêu nghề nghiệp content marketing

Viết mục tiêu nghề nghiệp content marketing như thế nào trong CV để hiệu quả nhất? Cùng khám phá chi tiết về mục tiêu content marketing qua bài viết sau đây nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp content marketing

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;