Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024
Nhắc đến làng nghề truyền thống tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến nghề khảm trai – một trong số những giá trị lâu đời, trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ở nhiều vùng miền trên cả nước. Vậy thì hôm nay, hãy cùng theo chân timviec365.vn tìm hiểu và khám phá về làng nghề này qua bài viết ngay sau đây nhé!
Khảm trai được biết đến là một nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp, xuất hiện từ rất lâu đời tại Việt Nam. Đây chính là nghề tạo ra những chiếc hoành phi, câu đối nhằm phục vụ cho việc trang trí ở các đình, chùa hay đồ dùng trong các gia đình như là khảm sập gụ, bình phong, điếu ống, tủ chè, hộp đựng thuốc lá, tráp trầu,... theo những chủ đề, họa tiết được lựa chọn và đặt hàng của những gia đình quyền quý.
Xưa kia, nghề khảm trai chưa thực sự phát triển và chỉ sản xuất phục vụ cho vua quan, các gia đình có quyền chức cao, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm khảm trai cao cấp và đắt tiền. Tuy nhiên, sau khi đất nước đổi mới, đời sống của người dân khấm khá hơn, người ta bắt đầu biết đến những tấm hoành phi, câu đối hay các vật dụng thủ công mỹ nghệ cao cấp này thì nghề khảm trai mới có điều kiện để phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, dạo quanh một vòng phố cổ Hà Nội, chúng ta sẽ không quá ngạc nhiên khi tại Hàng Khay, rất nhiều các sạp hàng vừa bán sản phẩm khảm trai vừa có xưởng sản xuất tại chỗ. Những người thợ ở đây đều hành nghề theo quy mô gia đình hay theo từng nhóm nhỏ với những người thợ cả, thợ giữa, thợ đục, thợ tách và thợ phụ.
Và để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện khảm trai tại Việt Nam như thế nào, cùng timviec365.vn phân tích trong phần 2 của bài viết nhé!
Khảm trai là một nghề khá vất vả, cần nhiều công sức, đầu tư công phu với rất nhiều công đoạn khác nhau mới có thể tạo nên được một tác phẩm hoàn chỉnh. Để có được một sản phẩm tinh xảo, độc đáo, những người nghệ nhân phải trải qua nhiều bước khác nhau, từ vẽ mẫu, cắt theo các họa tiết, dán vào gỗ, đục theo họa tiết, dán miếng trai, mài phẳng,..., rồi đến cuối cùng mới đánh giấy ráp, đánh bóng để hoàn thiện sản phẩm.
Tạo ra được một sản phẩm khảm trai thực tế không phải là điều dễ dàng, đây được xem là cả một nghệ thuật, cần thực hiện theo quá trình nhất định. Theo đó, công đoạn đầu tiên không thể thiếu chính là đưa ra những ý tưởng cho họa tiết, hoa văn. Đối với các ý tưởng này, người nghệ nhân thường sẽ vẽ mẫu ra giấy trước, sau đó mới so sánh các bản mẫu, đánh giá và lựa chọn ra những mẫu phù hợp, ưng ý nhất để đưa vào thực hiện khảm trai.
Đối với các ý tưởng này, người làm nghề khảm trai có thể thỏa sức sáng tạo theo khả năng của mỗi người. Tuy nhiên, tất cả đều phải đảm bảo sự phù hợp với sản phẩm cũng như yêu cầu đặt hàng từ các khách hàng. Các mẫu vẽ cần chi li, tỉ mỉ trong từng chi tiết, khoảng cách rõ ràng, chính xác để tạo nên được những sản phẩm chất lượng nhất.
Sau khi đã hoàn thành các mẫu vẽ trên giấy và lựa chọn được các mẫu phù hợp thì những nghệ nhân khảm trai sẽ tiến hành cưa trai theo các mẫu đó. Tuy nhiên, bước đầu tiên để có thể cưa trai đó chính là phải lựa chọn được nguyên liệu chuẩn nhất. Công đoạn này tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá phức tạp và khó khăn, đòi hỏi người thực hiện cần có sự tỉ mỉ, có nhiều kinh nghiệm, làm toát lên vẻ đẹp và sự cao quý của bức tranh.
Tiếp đến là bắt đầu việc cưa trai – một trong số những công đoạn khó khăn nhất bởi không đơn thuần là cắt ra từng mảnh trai mà nghệ nhân khảm trai sẽ cần thực hiện làm sao để cưa, đục mà không để vỡ các mảnh trai, tạo thành hình thù rõ nét và đem đi mài, ngâm rượu, hơ lửa, cuối cùng là chẻ và đẽo dóc các mảnh trai thành hoa văn.
Các mảnh trai sau khi đã được cưa hoàn tất thì sẽ cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp nhất với các bức tranh. Việc lựa chọn này cũng đòi hỏi rất kỳ công, bức tranh nhỏ thì chỉ cần chọn vài miếng, bức tranh lớn thì có thể chọn đến vài trăm miếng, màu sắc cần có sự phối hợp hài hòa, đa dạng, tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho các bức tranh.
Công đoạn tiếp theo đó chính là tiến hành đục gỗ. Đây là một bước không thể thiếu, được xem là sợi dây liên kết giữa ý tưởng với hiện thực tác phẩm được tạo ra. Do đó mà quá trình đục gỗ, khắc họa các chi tiết cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo của đôi bàn tay, sự tinh ý của đôi mắt để tạo nên bức họa tốt nhất.
Để làm được việc này, người thợ sẽ phải có kinh nghiệm từ 4 – 6 năm trong nghề mộc, có khả năng sử dụng các dụng cụ cưa, đục, mài,... làm sao để thật nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo thật chuẩn xác, chất lượng.
Gắn trai vào gỗ là công đoạn cần hết thận trọng, đảm bảo ghép các miếng trai mẫu đã cưa trước đó vào các mẫu đã được đục, khắc trên gỗ. Từng miếng trai sẽ phải được lựa chọn thật kỹ làm sao để có thể vừa vặn so với các hoa văn đã tạo trên gỗ, tạo nên độ chắc và tổng thể bức tranh đẹp, độc đáo nhất.
Đối với việc gắn trai vào gỗ, ngoài cách gắn nổi lên trên bề mặt thông thường thì nhiều nghệ nhân cũng thể hiện sự sáng tạo của mình, đục các mẫu chìm trên gỗ và gắn trai chìm xuống dưới, tạo ra chiều sâu, nét đặc sắc và theo ý đồ riêng của từng mẫu thiết kế.
Quá trình tạo hình cho bức tranh đã hoàn tất, những nghệ nhân khảm trai bắt đầu tiến hành mài khảm và đánh bóng thô cho những miếng ghép trai ở trên gỗ sao cho khớp và mịn nhất.
Đồng thời, họ cũng thực hiện một số thao tác chuyên môn khác như là tỉa, làm nổi bật các đường nét, làm toát lên ý tưởng của bức tranh. Đây là công đoạn yêu cầu rất cao về chuyên môn, tay nghề tốt để có thể mài dũa tỉ mỉ từng chi tiết, tạo nên các tác phẩm trai khảm tuyệt vời nhất.
Bước cuối cùng trước khi hoàn thành quy trình khảm trai đó là sử dụng bột đen để giúp cho các họa tiết trở nên nổi bật, sáng hơn, rõ nét với từng đường chạm khắc. Sau khi đã phủ bột thì nghệ nhân khảm trai sẽ để phơi khô 1 ngày mới đưa vào để mài và đánh vecni cho các học tiết được mịn, bóng. Đây cùng là bước cuối cùng và tạo nên được một tác phẩm hoàn chỉnh.
Như vậy, có thể thấy, để tạo nên được một bức tranh, một tác phẩm khảm trai thì những người làm nghề phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức, chọn lựa nguyên liệu, quá trình thực hiện khá vất vả mới cho ra được kết quả như mong đợi.
Khảm trai là một trong số những nghề truyền thống khá phức tạp và khó học. Chính bởi vậy mà họ thường phát triển theo hình thức “cha truyền con nối”. Những cậu bé, cô bé đều được học từ khi còn rất nhỏ, rèn luyện trong khoảng thời gian rất dài mới có thể thành thục và bắt tay vào làm nghề. Bởi thực tế, nghề này yêu cầu rất nhiều tố chất khác nhau như là:
- Nghề khảm trai yêu cầu cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận, nhu mì, khả năng phối hợp nhịp nhàng, khéo léo của đôi bàn tay.
- Có mắt thẩm mỹ, năng khiếu về nghệ thuật, tạo ra được những họa tiết, hoa văn đặc sắc.
- Nắm rõ được quy trình thực hiện khảm trai (6 công đoạn chính) và thực hiện theo tuần tự từng công đoạn.
- Am hiểu về các giá trị văn hóa làng nghề, văn hóa dân tộc và nhận thức được việc cần phát huy, phát triển giá trị truyền thống đó của dân tộc.
- Biêt chọn lựa nguyên liệu, phân biệt các loại vỏ trai, ốc, biết đâu là vỏ trai được yêu thích, ưa chuộng nhất,...
Làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) được biết đến là một trong những làng nghề khảm trai nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Với lịch sử gần 1000 năm làm nghề, vượt qua muôn vàn thăng trầm, đến nay, nghề khảm trai đã được người dân tại đây lưu giữ, phát triển vô cùng mạnh mẽ, khẳng định về sức sống bền bỉ của một làng nghề truyền thống.
Chất liệu được người dân Chuôn Ngọ sử dụng để tạo nên các tác phẩm khảm trai độc đáo, xuất sắc chủ yếu là từ trai và ốc. Loại vỏ trai được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là vỏ trai ngọc môi vàng (hay còn được gọi là Pinctada maxima). Loại trai này có kích thước khá lớn, mặt bên trong có lớp xà cừ dày và có độ óng ánh rất bắt mắt.
Những người thợ khảm trai tại đây sử dụng những mảnh vỏ trai đã được cưa, mài để khảm lên các đồ vật bằng gỗ, tạo nên bức tranh, hình tượng rất cuốn hút, nổi bật. Các công đoạn thực hiện cũng rất tỉ mỉ đó là vẽ họa tiết lên các mảnh vỏ trai, cắt gọt, tỉa họa tiết theo mẫu vẽ, tiến hành can – ke các họa tiết đó vào các nền gỗ, đục sâu gỗ để đưa được họa tiết vào, lấp các kẽ hở, sơn nền gỗ, ủ buồng ẩm cho sơn được khô tự nhiên, mài để các họa tiết, hoa văn được rõ nét và nổi bật sau đó tiếp tục sơn lại để các sản phẩm được bóng hơn,...
Chính bởi sự tỉ mẩn, chi tiết và đầu tư như vậy nên những sản phẩm khảm trai được tạo ra từ những nghệ nhân làng Chuôn Ngọ mới tạo nên được sự ấn tượng, độc đáo và thu hút đông đảo sự quan tâm từ mọi người, nhất là với các du khách nước ngoài ghé thăm thường sẽ rất thích thú với các món đồ này. Và từ đây, các sản phẩm khảm trai của Việt Nam cũng đã có cơ hội được chạm tới cánh cửa thế giới, vươn tầm xa hơn và mang giá trị văn hóa Việt Nam đến với các nước bạn bè quốc tế.
Một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai tại Việt Nam hiện nay phải kể đến chính là tại làng La Xuyên (Ninh Xá, Ninh Yên, Ý Yên, Nam Định). Đây là một làng cũng phát triển từ khá lâu đời với những sản phẩm khảm trai đặc sắc, mang nét văn hóa và đặc trưng riêng.
Những nghệ nhân khảm trai tại La Xuyên cũng chủ yếu sử dụng các vỏ trai, ốc thô mộc và kết hợp với niềm đam mê nghệ thuật, sự khéo léo, tài hoa của mình để chế tác ra những họa tiết, hoa văn tinh xảo gắn vào những bức tranh, vật dụng, mang đến giá trị về thẩm mỹ và văn hóa cao. Bên cạnh các hoành phi, câu đối thì hiện nay, làng La Xuyên còn phát triển khảm trai trên cả những chiếc khay đựng cốc chén, lọ hoa, sập gụ, tủ chè, tranh gỗ, đốc lịch,...
Trải qua hàng ngàn năm phát triển, mặc dù có những giai đoạn thăng trầm nhưng nghề khảm trai tại Việt Nam vẫn luôn giữ trong mình sức sống mãnh liệt, tiềm tàng, tạo nên nét đẹp văn hóa Việt Nam đến tận ngày nay. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ hiểu và nắm rõ được thông tin quan trọng nhất về nghề khảm trai này nhé!
Cùng tham khảo chi tiết về quy trình thực hiện khảm trai của các nghệ nhân làng nghề hiện nay qua file dưới đây!
Mô tả công việc nghề khảm trai.docx
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc