Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Muôn hình vạn dạng những kiểu người nơi công sở, bạn là ai?

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 04 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Người ta gọi chốn công sở là một xã hội thu nhỏ không phải là không có lý do. Những gương mặt muôn hình vạn dạng, người đến đây không thiếu những hoàn cảnh, xuất thân và những mục đích khác nhau. Kể cả là có những mục đích giống nhau đi chăng nữa, mỗi người cũng có những con đường, hành động và sự thể hiện riêng biệt để đạt được cùng mục đích cuối cùng đó. 

1. Bức tranh muôn màu nơi công sở 

Tham khảo: Đầy đủ việc làm hành chính văn phòng uy tín 

Một bức tranh được tạo nên bởi nhiều nét vẽ, những gam màu. Công sở cũng là một bức tranh như vậy, nơi mà mỗi người sẽ điểm tô một màu, một chất liệu nên bức tranh đó. Và chính họ cũng là những họa sỹ cùng vẽ luôn một bức tranh muôn màu, thay vì dùng bút, dùng màu, họ đang dùng chính con người mình để “lăn” lên những bản ngã trên những khoảng trống của bức tranh. Dù là bất kỳ công ty nào, môi trường công sở cũng luôn tồn tại những kiểu người sau:

Những người đã dành cả thanh xuân để cống hiến 

Những người đã chập chững bước vào nghề

Những người vội vàng đến chuộc lợi rồi cũng nhanh chóng đi 

Những người đến để tìm một điều gì đó mà mãi không thấy 

Những người chờ đợi một kỳ tích tại nơi đây 

Chung quy lại, bức tranh công sở ấy sẽ gồm những gam màu sau:

1.1. Màu trắng mờ nhạt

Màu trắng mờ nhạt

Kiểu người đầu tiên tôi gọi đó là màu trắng mờ nhạt. Bởi những người này thực sự không gây bất kỳ một ấn tượng nào ở công sở. Thậm chí họ còn luôn cố ẩn mình đi để không ai chú ý. Thế nhưng đây là màu nền giúp nổi bật những những sắc khác. Chung quy lại đó là là kiểu người quan trọng trong vai trò là “background” cho những kiểu người còn lại. 

Bước chân vào làm công sở luôn là ước mơ và khao khát của Phương thời đi học. Vì người ta nói với cô rằng “Làm công sở nhàn lắm”, “Làm công sở thoải mái lắm vì toàn làm với những người có học thôi”. Ấy vậy mà chỉ sau nửa năm bước chân vào “thế giới” đó, Phương mới thấm hết cái chữ thoải mái từ những con người nơi công sở. Đúng là “Biết người biết mặt khó biết lòng”. 

Phương là một cô gái không bon chen hay ganh đua. Xung quanh cô, những lời ra tiếng vào nơi công sở chẳng biết đâu là đường thẳng, đâu là đường cong, hay đường lắt léo nào dẫn vào ngõ cụt. Người như Phương mà nói, cũng là một kiểu người điển hình trong chốn công sở ấy - những người chỉ đi làm cho đủ KPI rồi lặng lẽ về, đợi đồng lương cố định cuối tháng. 

Những nữ công sở như Phương ở ngoài kia không thiếu. Phần nhiều vì họ chỉ chăm chăm đi làm kiếm đồng tiền để trang trải cuộc sống, phần thì biết rằng chốn công sở thị phi, cứ mờ nhạt, “ngu si hưởng thái bình” thì sẽ không ai động đến mình. Giống như một mặt hồ ảm đạm, không một chút gió lăn tăn gợn sóng. Kiểu người này chúng ta sẽ thấy phần đa ở công sở hiện nay. 

1.2. Màu đỏ nhiệt huyết  

Xem ngay: Việc làm hành chính văn phòng tại Hà Nội

Màu đỏ nhiệt huyết

Gam màu thứ hai đó là những gam màu thực sự sôi động nhất chốn công sở. Vì nó là những con người “máu chiến”, có thực lực, và luôn phấn đấu hết mình về mục đích tương lai, sự nghiệp. Những cũng vì sức nóng của mình mà những kiểu người thuộc gam màu đỏ thường dính vào những thị phi và xuất hiện trong một cuộc chiến ngầm nào đó. 

Khác với mặt hồ yên ả kia thì lại có một kiểu người khác luôn “bão giông”, gió cuộn sóng trào. Kiểu người này luôn có mặt trong hầu hết các thị phị, các cuộc chiến, nếu không phải ngòi nổ thì cũng là người bị dí đạn. Mặc dù cho việc khơi mào của kiểu người này không có ý đồ xấu, chỉ là những người thẳng thắn, nghĩ gì nói đấy. Thế nhưng công sở vốn là chốn phức tạp nên đó lại là manh nha cho những cuộc chiến về sau.

Những kiểu người này, có thể nói là những người giỏi, có năng lực thực sự và không ngừng phấn đấu. Họ cũng thể hiện và chứng minh được những điều đó với sếp cũng như đồng nghiệp. Đó là lý do mà họ luôn được giao cho phụ trách những dự án hay công việc quan trọng. Từ đó mà cơ hội dành cho họ cũng nhiều hơn. 

Mục đích đi làm của họ không chỉ dừng lại ở kiếm tiền mà đó còn là khao khát chinh phục sự nghiệp, thỏa mãn năng lực của mình. Vậy nên áp lực về thu nhập với họ cũng ít hơn những người chỉ chăm chăm đi làm về đồng lương. Đổi lại họ cũng có mức độ cống hiến nhiều hơn khi không bị rào cản về vật chất. Điểm khác biệt đó càng “cộng điểm” hơn trong mắt sếp về họ. 

1.3. Màu trầm luồn cúi 

Tham khảo thêm: Việc làm hành chính văn phòng tại Hồ Chí Minh

Màu trầm luồn cúi

Không chỉ là những màu sắc tích cực, đương nhiên bức tranh công sở không thể thiếu những màu trầm tiêu cực. Đó chính là biểu hiện của những sự dèm pha, hãm hại, chơi xấu sau lưng, … Thế nhưng nó không thể không có vì nó dường như là thử thách hơn cho con người ta trong môi trường này để đạt được mục đích, từ đó trân trọng thành quả hơn. 

Kiểu người thứ ba, tôi gọi là kiểu người “thích đi đường tắt”. Tại sao lại vậy? Bởi vì kiểu người này không đủ kiên trì để vượt qua quá trình thể hiện - chứng minh - được công nhận. Họ sẽ cố dùng một mánh khóe nào đó để có thể “ăn bớt” được vài bước và “nhảy cóc” ngay đến bước cuối cùng là được thừa nhận. Kiểu người này là kiểu người mà chúng ta nên dè chừng ở công sở. 

Điểm chung của kiểu người này với kiểu người số 1 là bị áp lực về đồng lương. Song khác biệt là, nếu như kiểu người 1 chỉ cố gắng làm cái gì trong giới hạn an toàn cho phép thì kiểu người 3 này bất chấp mọi hiểm nguy và lương tâm để đạt được cái ngoài tầm tay của mình. Quyền lực, vị thế đối với kiểu người này chỉ phục tùng cho sự trung thành với đồng tiền mà thôi. 

Biểu hiện của những con người này trên công sở đó là sự xu nịnh, ganh ghét, đố kỵ. Những người này năng lực chuyên môn không nhiều, song họ lại thừa hưởng một năng lực khác, đó là năng lực cạnh tranh. Điều này nhìn ở một khía cạnh nào đó là tốt mà là thứ mà kiểu người 1 thiếu. Nhưng sự tồn tại loại năng lực này ở kiểu người 3 lại là dư thừa. 

2. Trong vỏ bọc hài hước

Đọc thêm: Ganh ghét và độ kỵ khiến tài năng thành “lỗi” ở công sở

Trong vỏ bọc hài hước

Mặc dù có đến 3 kiểu người đặc trưng nơi công sở thì nhưng những màu sắc này không thực sự nổi bật hẳn, mà nó thường ẩn dật bên trong những vỏ bọc hài hước. Dường như đó là lớp bề nổi vui vẻ duy nhất được tồn tại ở môi trường công sở này. Đó cũng là lớp vỏ bọc giúp họ che giấu đi mục đích chính của mình tại nơi công sở để tồn tại và duy trì. 

Những lớp vỏ buộc thường là những thú vui của con người nơi công sở như: ăn uống, quần áo, hình hài hay những câu chuyện “buôn dưa lê” xuyên “lục địa”. Những điều này đã giúp họ tạm thời quên đi những áp lực về công việc, hay thực tế lại là những tính cách nhỏ nhặt hình thành lên một mảng màu lớn trên bức tranh công sở kia? 

Có những người không hiểu vì sao luôn đi làm muộn bởi họ luôn tin rằng mình sẽ kịp giờ thay vì đúng giờ. Đó là lý do khiến họ luôn ở trạng thái chạy đua với thời gian. Thế nhưng phải chăng vì điều đó mà họ luôn có cách để hoàn thành công việc với năng suất cao hơn. 

Cũng có những người công sở phải “ăn luôn mồm” với chịu được. Bởi thứ nhất việc ăn giúp họ hạn chế việc buồn ngủ, và cũng thông qua việc nhai nhiều người nảy ra nhiều ý tưởng hay ho hơn. Tuy nhiên mặt khác thì đơn giản chỉ vì thói quen “buồn mồm”.

Hay là những người luôn chú trọng về hình thức ở công sở. Nơi đó tồn tại nhiều mối quan hệ, vậy nên với những người này việc xây dựng hình ảnh tương đối quan trọng đối với việc có được các mối quan hệ đó. Vậy nên thay vì nổi bật bằng tài năng, họ sẽ nổi bật về nhan sắc. 

Và có cả những kiểu người luôn kiếm chuyện làm quà. Với sở thích “hóng hớt” thì bất kỳ scandal, thị phi, cãi cọ ở công ty là họ đều có mặt và “hóng biến” một các xuất sắc sau đó kể lại và bàn luận với đồng nghiệp và bạn bè của mình ở công ty.

Tưởng như đó đều là những tính xấu nơi công sở thế, nhưng ai biết rằng nó lại cần thiết và là gia vị nêm nếm cho một “bữa lẩu drama” trứ danh tạo nên đặc sản công sở mà không có ở một môi trường làm việc nào nữa. 

3. Cuộc chiến vương quyền

Tìm đọc thêm chuyên mục: Góc công sở

Công sở là nơi đem lại cho chúng ta 2 cái tư lợi lớn nhất đó là tiền bạc và chức quyền. Cho nên mọi hành vi, diễn biến suốt 8 tiếng hành chính đó cũng chỉ vì 2 cái đó mà ra. Người thì cố gắng hết mình bằng sức lực của mình để cố gắng đạt được danh vọng trong sự nghiệp, người lại bằng những mánh khóe, thủ đoạn để hòng có được những thứ mà mình không có. Người ta cứ nói cạnh tranh giúp cho chúng ta tốt hơn nhưng có những sự cạnh tranh đang tồn tại ở chốn công sở hiện phải được gán mác như một “cuộc chiến vương quyền”. Nơi mà cả đàn ông, cả đàn bà đều có những âm mưu, toan tính và sẵn sàng nhe lanh, xòe muốt khi có ai động đến quyền lợi của mình. 

Cuộc chiến ấy khiến nhiều người phát điên, nhiều người thay đổi trở thành những con người mà đến khi nhìn lại họ không nhận nổi ra mình. Nhưng cũng trong những cuộc chiến “sinh tử” ấy, hoa lại mọc trên đá, những tình cảm đẹp lại được nảy nở. Có nhiều người tìm thấy những “bằng hữu” sát cánh với mình mãi đến sau này kể cả khi không làm trong môi trường ấy nữa. Cũng có những người tìm được những người thầy, những người dìu dắt chúng ta từ những bập bẽ vào nghề cho đến khi rắn rỏi tự đương đầu với mọi thách thức. Và cũng có những người tìm được một nửa cả cuộc đời mình. 

Vì sự muôn hình vạn dạng những kiểu người ấy, mà người ta mới được phen hiểu hết về lòng người, về cuộc đời, về những chân lý của cuộc đời mà chúng ta không bao giờ được học trên sách vở. Công sở chính là một thử thách “dự bị” để phát hiện và sàng lọc những con người mạnh mẽ nhất, đủ đức, đủ tài, đủ bình tĩnh, đủ kiên trì để trụ lại đến cùng. Suy cho cùng, hóa ra đấu tranh, tranh giành lại là “có ích” (?!) vì nó tạo ra những bộ mặt để chúng ta biết được “ai là địch” và “ai là thù”.

Nói về những kiểu người nơi công sở là những câu chuyện dài và không có hồi kết. Người ta vẫn làm, vẫn hăng say và vẫn cần nó là môi trường để tạo ra thu nhập, mối quan hệ duy trì cuộc sống. Đương nhiên chúng ta phải chịu chấp nhận sống với nó bằng những bí kíp “sống còn” nơi công sở. 

 Cuộc chiến vương quyền

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý